Tin tức
Có ung thư tim không? Dấu hiệu bệnh là gì?
- 22/04/2025 | Suy tim tâm trương là gì? Cách phòng ngừa và điều trị
- 23/04/2025 | Vô tình đi khám sức khỏe định kỳ, người đàn ông phát hiện mắc bệnh lý tim mạch nguy hiểm
- 23/04/2025 | Khám tim mạch tại Gò Vấp: Địa chỉ thăm khám uy tín và các lưu ý
- 26/04/2025 | Các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể kiểm soát hiệu quả
- 26/04/2025 | Cơ tim phì đại và 3 cách kiểm soát bệnh phổ biến
1. Có ung thư tim không?
Với thắc mắc “có ung thư tim không” thì câu trả lời là “có”. Ung thư tim là tình trạng những tế bào ác tính phát triển tại tim (ung thư tim nguyên phát) hoặc do những tế bào ung thư từ các bộ phận khác di căn đến tim (ung thư tim thứ phát). Trong đó, tỷ lệ mắc ung thư tim thứ phát thường cao gấp nhiều lần so với ung thư tim nguyên phát.
Nhiều người băn khoăn về vấn đề có bệnh ung thư tim không
Ung thư tim là bệnh hiếm gặp và đó cũng chính là nhiều người băn khoăn “có ung thư tim không”. Sở dĩ, căn bệnh này hiếm gặp là vì tim được cấu tạo với những tế bào cơ chuyên biệt. Những tế bào cơ tim không phân chia và nhân lên nhanh chóng như các tế bào tại những cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, rất hiếm khi xuất hiện tế bào và khối u ác tính.
2. Các triệu chứng của bệnh ung thư tim
Những biểu hiện ung thư tim rất đa dạng và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của khối u, kích thước cũng như vị trí của khối u ung thư. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh thường gặp:
- Thường xuyên đau nhức khớp, cơ thể mệt mỏi, người bệnh sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Suy tim đột ngột không rõ nguyên nhân, người bệnh thường xuyên khó thở và phù nề chân.
- Rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim là triệu chứng có thể gặp ở người bệnh ung thư tim
- Đau ngực.
- Khi bệnh di căn đến những cơ quan khác trong cơ thể, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu bệnh như đau lưng mạn tính, ho ra máu, suy giảm trí nhớ,...
Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp như chụp X-quang ngực, siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp cắt lớp vi tính tim, chụp cộng hưởng từ tim, PET,... để có thể chẩn đoán bệnh, xác định giai đoạn bệnh.
3. Điều trị ung thư tim
ung thư tim là bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm và điều trị bệnh cũng đang là một thách thức rất lớn. Các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh dựa trên nhiều yếu tố như loại khối u, vị trí khối u, giai đoạn bệnh, độ tuổi bệnh nhân,.... Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với bệnh nhân mắc ung thư tim:
- Hóa trị và xạ trị: Mục tiêu điều trị của những phương pháp này là giảm kích thước khối u và cải thiện các triệu chứng bệnh. Trong đó, hóa trị là dùng một số loại thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, còn xạ trị là dùng tia X hay một số tia bức xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư tại chỗ. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kết hợp cả 2 phương pháp này để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
- Phẫu thuật: Đối với nhiều loại bệnh ung thư khác, phẫu thuật thường được xem là phương pháp điều trị ưu tiên để loại bỏ khối u và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên, phẫu thuật ung thư tim là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Hơn nữa, nguy cơ tái phát ung thư tim sau phẫu thuật cũng khá cao.
- Cấy ghép tim hoặc tim nhân tạo: Nếu những phương pháp điều trị nêu trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cấy ghép tim hoặc sử dụng tim nhân tạo.
Các bác sĩ sẽ phân tích và trao đổi với người bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cần phải cân nhắc rất kỹ về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị và đặc biệt là tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
4. Phòng ngừa ung thư tim bằng cách nào?
Rất khó để phòng ngừa ung thư tim nguyên phát nhưng với dạng ung thư tim thứ phát, lối sống khoa học chính là phương pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Ngừng hút thuốc lá: Những chất độc hại trong khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng đến phổi mà còn tác động rất tiêu cực đến hoạt động của hệ tim mạch. Do đó, để phòng ngừa bệnh ung thư tim và nhiều loại bệnh liên quan đến tim, bạn nên tránh xa khói thuốc lá.
- Duy trì cân nặng lý tưởng: Những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những đối tượng khác. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bạn cần giảm cân nếu bị thừa cân. Đây cũng là yếu tố quan trọng để giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư tim và phòng ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.
- Tập thể dục thường xuyên: Đây là cách rèn luyện sức khỏe tốt nhất. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tim và một số loại bệnh ung thư khác.
Tập thể dục là cách phòng ngừa ung thư tim
- Hạn chế uống rượu, bia: Loại đồ uống này có chứa rất nhiều loại hóa chất độc hại. Do đó, hạn chế uống bia rượu cũng có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều loại bệnh tật, trong đó bao gồm ung thư tim.
- Kiểm soát một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tim: Nếu bạn mắc phải một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu,... cần kiểm soát bệnh tốt để tránh gây ảnh hưởng đến tim mạch.
Bạn cần lưu ý rằng, đây chỉ là những phương pháp phòng ngừa và không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ mắc ung thư tim. Chính vì thế, bạn vẫn cần chú ý đến việc chủ động chủ động chăm sóc sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư. Đây là những cách có thể giúp phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị để phòng ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “có ung thư tim không” và một số thông tin về triệu chứng bệnh, cách điều trị và phòng ngừa ung thư tim. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe tim mạch, quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các tổng đài viên tư vấn trực tiếp, nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
