Tin tức
Khám tim mạch tại Gò Vấp: Địa chỉ thăm khám uy tín và các lưu ý
- 18/04/2025 | Gợi ý địa chỉ khám sức khỏe tổng quát tại Gò Vấp uy tín
- 20/04/2025 | Bệnh tim bẩm sinh: Cập nhật phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất
- 20/04/2025 | Ghép tim là gì? Khi nào cần ghép tim? Quy trình và những điều cần biết.
- 21/04/2025 | Suy tim tâm trương là gì? Cách phòng ngừa và điều trị
- 22/04/2025 | Vô tình đi khám sức khỏe định kỳ, người đàn ông phát hiện mắc bệnh lý tim mạch nguy hiểm
1. Khi nào cần khám chuyên khoa Tim mạch?
Khám tim mạch cần duy trì định kỳ, đặc biệt là khi:
- Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh về tim hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao: Việc thăm khám cần thực hiện định kỳ. Tùy theo triệu chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định xét nghiệm kiểm tra cần thiết.
- Bệnh nhân biểu hiện dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch: Nếu cảm thấy đau tức ngực, nhịp tim rối loạn, mắt đột nhiên nhìn mờ, chóng mặt,... bạn nên đi khám tim mạch để chủ động phát hiện, can thiệp điều trị sớm.
- Bệnh nhân tiềm ẩn yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý về tim: Người hay thức khuya, stress dài ngày, béo phì, cao huyết áp, ăn uống thiếu khoa học, máu nhiễm mỡ,... dễ mắc bệnh lý về tim. Nếu thuộc nhóm đối tượng này, bạn hãy chủ động đi khám tim mạch.
Nếu xuất hiện dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về tim, bạn hãy chủ động đi khám
2. Nội dung thăm khám cơ bản
Tương tự như khi khám các chuyên khoa khác, bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe tim mạch vẫn phải trải qua bước khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
2.1. Khám lâm sàng
Trong bước khám lâm sàng, bệnh nhân cần kể chi tiết triệu chứng cũng như tiền sử bệnh lý của bản thân hoặc gia đình (nếu có). Đồng thời, bạn nên cung cấp thông tin về môi trường làm việc, thói quen sinh hoạt để bác sĩ có thêm căn cứ chẩn đoán. Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ quan sát biểu hiện của bệnh nhân, kiểm tra nhịp tim. Cụ thể:
- Đo các chỉ số sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Nghe nhịp tim: Đánh giá tiếng tim và phát hiện các tiếng bất thường nếu có.
- Khám toàn thân: Sự co giãn bất thường của tĩnh mạch đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tim mạch. Thông qua quá trình quan sát, bác sĩ có thể xác định bệnh nhân bị suy tim hoặc tim bị chèn ép hay không.
- Kiểm tra lồng ngực: Hỗ trợ phát hiện tình trạng bất thường về mặt cấu trúc như lồng ngực ức gà, lồng ngực bị lõm ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
- Kiểm tra vùng bụng và các chi: Triệu chứng như trướng bụng, chi dưới bị phù nề có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý liên quan đến tim mạch. Do đó trong quá trình thăm khám, bác sĩ cần kiểm tra kỹ vùng bụng và các chi.
Bệnh nhân được khám lâm sàng
2.2. Khám cận lâm sàng
Sau khi có được chẩn đoán ban đầu, bác sĩ tiếp tục khám cận lâm sàng, chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm. Chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu: Giúp kiểm tra sự thay đổi của tế bào máu như hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp xác định chức năng của gan, thận. Nếu như bệnh nhân đang bị thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, bác sĩ có thể chỉ định kiểm tra nồng độ men tim (hỗ trợ chẩn đoán tình trạng tổn thương tim).
- Điện tâm đồ: Kỹ thuật cho phép kiểm tra hoạt động điện của cơ tim, tình trạng tổn thương cơ tim. Bên cạnh đó, điện tâm đồ còn hỗ trợ chẩn đoán một số bất thường như phì đại cơ tim, tim thiếu máu cục bộ, rối loạn điện giải,... giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
- Siêu âm tim: Chủ yếu được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ van tim hoạt động không bình thường, xung quanh van tim bị tổn thương hoặc các vấn đề tại buồng tim, cơ tim, màng ngoài tim,...
- Chụp X-quang tim phổi: Cung cấp hình ảnh mô tả cấu trúc của vùng tim, phổi, hệ thống đốt sống, hệ thống xương sườn,... Nhờ đó, quá trình chẩn đoán bệnh lý về tim mạch sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
- Chụp CT mạch vành: Dựng hình mạch vành, kiểm tra mức độ tắc nghẽn. Phương pháp này đặc biệt cần thiết khi bác sĩ cần chẩn đoán bệnh lý liên quan đến động mạch vành.
Bệnh nhân đang chụp X-quang tim phổi
3. Lưu ý trước và sau khi khám
Trước và sau khi khám tim mạch, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề. Cụ thể:
3.1. Trước khi khám
Để quá trình khám tim mạch diễn ra thuận lợi, đảm bảo kết quả chuẩn xác, bạn hãy lưu ý:
- Nên nhịn ăn trong ít nhất 6 tiếng trước khi được lấy máu xét nghiệm.
- Nếu từng khám sức khỏe trước đó, bạn cần mang theo hồ sơ thăm khám, đơn thuốc (nếu có).
- Kể chính xác triệu chứng bất thường, liệt kê đầy đủ các loại thuốc thực phẩm chức năng đang dùng.
- Không sử dụng đồ uống dễ gây kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cồn trước khi khám.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái khi đi khám.
3.2. Sau khi khám
Khi khám xong, bạn cần chờ nhận kết quả và nghe tư vấn của bác sĩ. Trường hợp cần nhập viện điều trị, bạn hãy thông báo cho người nhà. Còn nếu như chỉ cần điều trị bằng một số loại thuốc hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, bạn hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bạn nên hãy chú ý lắng kết quả thăm khám và tư vấn của bác sĩ
Ngoài ra, bạn cần tái khám đúng theo lịch hẹn. Trường hợp bệnh lý tiến triển nặng hoặc thuyên giảm, bác sĩ có thể đưa ra một số điều chỉnh cần thiết.
4. Nên khám tim mạch tại Gò Vấp ở đâu?
Nếu băn khoăn chưa biết nên khám tim mạch tại Gò Vấp ở đâu uy tín, bạn hãy tìm đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Gò Vấp tại số 999-1003 Phan Văn Trị, Phường 7, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh - một chi nhánh trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày lịch sử phát triển gần 30 năm.
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Gò Vấp - địa chỉ thăm khám tim mạch tại Gò Vấp dành cho bạn
Hiện nay, MEDLATEC triển khai nhiều gói dịch vụ thăm khám, bao gồm khám Tim mạch. Đơn vị quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, đầu ngành, trong đó có bác sĩ CKI. Bùi Thị Cẩm Bình - một chuyên gia trong lĩnh vực Nội khoa và Tim mạch cùng nhiều bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm khác.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp CT,... nhập khẩu từ Mỹ và châu Âu, công tác chẩn đoán diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bác sĩ CKI. Bùi Thị Cẩm Bình đang thăm khám và tư vấn cho khách hàng
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn ISO 15189:2022, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ công nhận trao tặng chứng chỉ CAP có thể thực hiện nhiều kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu, cho kết quả chính xác. Bên cạnh hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm trực tiếp tại phòng khám, MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi rất tiện lợi phục vụ người dân, tiết kiệm thời gian đi lại mà vẫn kiểm tra được sức khỏe ngay tại nhà.
Vậy, nếu cần tìm hiểu thêm về dịch vụ hoặc đặt lịch khám tim mạch tại Gò Vấp, Quý khách vui lòng liên hệ theo số tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoặc đến trực tiếp: Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Gò Vấp, 999-1003 Phan Văn Trị, Phường 7, Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
