Tin tức
COPD là gì? Hút thuốc lá sẽ bị COPD?
- 13/02/2021 | Phương pháp điều trị COPD an toàn và hiệu quả nhất
- 23/04/2021 | 3 yếu tố giúp phân biệt viêm phổi và viêm phế quản
- 03/03/2021 | Nhiễm trùng phổi có phải là bệnh viêm phổi không?
1. Những bệnh lý về phổi? Bệnh COPD là gì?
Một cơ thể dù có khỏe mạnh đến đâu thì cũng sẽ có nguy cơ ít nhất một lần bị mắc bệnh về hệ hô hấp. Thời tiết thay đổi thất thường, khí hậu khắc nghiệt, môi trường làm việc, lây truyền từ người sang người, lây truyền từ động vật sang người,... có rất nhiều nguyên nhân có thể tác động mạnh đến hệ hô hấp của cơ thể, đặc biệt là phần phổi. Để liệt kê hết các căn bệnh về phổi thì rất khó bởi chúng có quá nhiều (Lao phổi, hen phế quản, viêm phổi, ung thư phổi,...), thế nhưng những trường hợp người bệnh bị bệnh về phổi phổ biến nhất phải kể tới bệnh COPD. Vậy thực chất COPD là gì?
COPD là cụm từ viết tắt của Chronic Obstructive Pulmonary Disease, loại bệnh này được hiểu là một tình trạng viêm phổi mãn tính hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Căn bệnh này được chia thành 2 dạng nhỏ là tình trạng khí phế thũng (các vách của túi nang bị tổn thương, khiến đường thở bị thu hẹp) và viêm phế quản tắc nghẽn (tình trạng viêm sưng mạn tính khiến cho thành trong các ống thở bị hẹp, cản trở việc không khí thoát ra ngoài phổi không được bình thường).
Việc ống thở bị hẹp khiến cho không khí bị mắc kẹt trong phổi, khiến bệnh nhân khó hô hấp được bình thường dẫn tới sự giãn nở hoặc căng phình bất thường. Khi không khí thường xuyên bị mắc kẹt trong phổi cùng với việc gắng sức để thở sẽ dẫn đến tình trạng khó thở cho bệnh nhân.
COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xuất hiện nhiều ở những người tuổi đã cao
2. Triệu chứng bệnh COPD là gì?
Mặc dù đây là một bệnh lý rất phổ biến thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ được những triệu chứng bệnh điển hình để kịp thời khám chữa bệnh. Hầu hết các trường hợp người bệnh được chẩn đoán mắc COPD đều đã có những triệu chứng gây biến chứng đến các vùng cơ quan khác. Vậy thì những triệu chứng bệnh COPD là gì?
-
Người bệnh thường xuyên bị khò khè, khó thở và tức ngực. Ban đầu là ho ngắt quãng, dần dần về sau mức độ ho trở nên dai dẳng và thường xuyên, ho khan, ho có đờm, xuất hiện nhiều vào buổi sáng. nếu bị bội nhiễm bệnh nhân dễ bị ho có mủ;
-
Biểu hiện khó thở: dấu hiệu này sẽ ngày một nặng dần. Ban đầu là khi vận động gắng sức thì bệnh nhân thấy khó thở, tuy nhiên càng về sau ngay cả khi nghỉ ngơi cũng vẫn bị khó thở. Thường sẽ có cảm giác hụt hơi, gắng sức để thở, nặng ngực, thở khò khè, hổn hển;
-
Giai đoạn muộn: Tần số thở tăng dần, lồng ngực hình thùng, khi thở bệnh nhân phải vận động các cơ hô hấp ở cổ, rút hơi khiến hố trên ức, trên đòn lõm sâu.
Người bệnh viêm phổi mãn tính COPD thường có triệu chứng khó thở và tức ngực
3. Nguyên nhân gây ra bệnh COPD là gì?
COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý chủ yếu là do thuốc lá hoặc thuốc lào gây ra. Trong thuốc lá và thuốc lào có chứa rất nhiều thành phần có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ hô hấp. Hút thuốc càng nhiều thì khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn lại càng cao, thậm chí tiến triển bệnh trở nặng cũng sẽ nhanh hơn bình thường.
Theo thống kê của bộ tế thì số người mắc bệnh COPD chủ yếu đều là những người đã từng hoặc đang hút rất nhiều thuốc lá hay thuốc lào. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp bệnh nhân bị COPD đều do hút thuốc. Vậy thì những nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng COPD là gì?
-
Những người có tiền sử mắc bệnh hoặc đang bị những căn bệnh sau đây đều có nguy cơ cao bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Hen suyễn, bệnh giãn phế quản, bệnh lao,...
-
Những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, khí độc công nghiệp, khí thải ô nhiễm,...
-
Người bệnh bị mắc chứng suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ bị bệnh viêm phổi mạn tính COPD.
-
Một nghiên cứu không chính thống cũng đưa ra kết quả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cũng có thể do di truyền.
Hút thuốc lá hoặc thuốc lào là tác nhân chính gây ra căn bệnh viêm phổi mãn tính COPD
4. Điều trị COPD như thế nào? Phòng ngừa bệnh?
Bệnh COPD là một bệnh có thể phòng ngừa cũng như điều trị được. Ngay từ khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường về hệ hô hấp thì người bệnh phải lập tức liên hệ với các y bác sĩ có chuyên môn để được kịp thời hỗ trợ, tránh tình trạng xấu đáng tiếc xảy ra.
Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân bệnh COPD là gì, những biến chứng mà bệnh đã gây ra như thế nào rồi từ đó mới đưa ra được phương pháp điều trị cụ thể. Dưới đây là một số biện pháp chữa trị tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD và một số lưu ý cho người bệnh nhằm hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn.
-
Sử dụng ống hít và thuốc để giúp bệnh nhân COPD thở được dễ dàng hơn như: thuốc chống viêm Steroid, thuốc giãn phế quản.
-
Có thể được chỉ định uống một số loại kháng sinh nhằm điều trị các triệu chứng phế quản bị viêm nhiễm.
-
Dùng kèm thuốc hỗ trợ long đờm, bổ sung dinh dưỡng, và đồng thời chữa trị những bệnh lý có liên quan mag người bệnh đang mắc phải.
-
Một số trường hợp tình trạng bệnh đã quá nặng thì việc thở máy hoặc thở oxy có thể sẽ được áp dụng nhằm giữ mạng sống cho bệnh nhân.
-
Kết hợp việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ chế độ ăn khoa học và các bài tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe cũng như khả năng miễn dịch.
-
Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, thuốc lào hay các chất kích thích khác. Hiện nay việc từ bỏ thuốc lá hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ sự hỗ trợ điều trị của các phương pháp giúp người bệnh không còn nghiện nicotine.
-
Tích cực tập luyện phục hồi chức năng do bác sĩ chỉ định chương trình phù hợp và được theo dõi, đánh giá liên tục.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được coi là một trong những cơ sở y tế chuyên khám chữa bệnh về đường hô hấp tốt nhất hiện nay. Chính vì vậy, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay với bệnh viện thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56 khi có nhu cầu khám chữa bệnh COPD.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!