Tin tức
Cúm A có lây không, mức độ nguy hiểm như thế nào?
- 08/11/2022 | Các triệu chứng cúm A và cách điều trị
- 19/10/2022 | Cúm A là gì? Xét nghiệm cúm A Mê Linh ở đâu an toàn, hiệu quả?
- 07/10/2022 | Địa chỉ xét nghiệm cúm A tại nhà Phú Thọ uy tín, chính xác
1. Tìm hiểu về bệnh
Đây là một căn bệnh về đường hô hấp cấp thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Virus cúm A ký sinh trên vật chủ là gia súc, gia cầm và lây sang người, có khả năng lây nhiễm cao.
Phân loại
- Cúm A/H1N1: Còn được gọi là “cúm lợn” vì theo nghiên cứu, virus cúm xuất phát từ lợn, có tốc độ lây lan rất nhanh, bội nhiễm, gây viêm phổi nặng, suy đa tạng, nặng có thể dẫn đến tử vong.
- Cúm A/H5N1: Là loại cúm gia cầm bùng phát từ năm 1997 đã gây tử vong hàng chục triệu người tại rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới trong đó có cả Việt Nam.
- Cúm A/H3N2: Phát hiện từ năm 1968 ở Hoa Kỳ và gây chết hàng triệu người.
- Cúm A/H7N9: Được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2013, gây ra những trận đại dịch.
Cúm A có nhiều dạng do nhiều loại virus gây nên
Biểu hiện nhận biết
Nhiều người chưa biết cúm A có lây không nên thường chủ quan với những biểu hiện của căn bệnh này. Dấu hiệu nhiễm cúm A thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Biểu hiện ban đầu thường là ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt xì, viêm họng. Kèm theo các dấu hiệu khác như: đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, cơ thể đau nhức khó chịu,…
Những dấu hiệu ban đầu không gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt nên nhiều người thường chủ quan. Bệnh trở nặng khi có thêm các triệu chứng như: đau tức ở phần ngực, lo lắng, khó chịu, nôn, khó thở, tiêu chảy,…
2. Cúm A có lây không?
Là bệnh bùng phát theo mùa và do virus gây ra nên cúm A là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao, mức độ lây lan nhanh thành dịch bệnh phức tạp.
Con đường lây nhiễm
Virus cúm A có thể lây trực tiếp từ gia cầm sang cho người. Hoặc lây lan từ các loài động vật hoang dã mang mầm bệnh. Con đường lây lan phổ biến nhất là virus cúm lây từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc thông thường. Virus cúm có trong dịch tiết nước bọt, từ đó mà lây lan người nọ sang người kia thông qua tiếp xúc khi ăn chung hoặc tiếp xúc gần dưới 2 mét. Qua việc nói chuyện, hắt hơi, xì mũi, dịch mũi,… virus bám dính và di chuyển trong không khí rồi xâm nhập vào cơ thể của người lành.
Cúm A là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh chóng
Thời điểm dễ bùng phát cúm A
Virus cúm A hoạt động mạnh và dễ lây lan khi thời tiết giao mùa, chuyển sang lạnh. Nhất là thời điểm cuối mùa thu chuyển sang đông. Tuy nhiên, những năm gần đây, cúm A đang có dấu hiệu bùng phát thành dịch bất cứ thời điểm nào trong năm. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về căn bệnh lây nhiễm này.
Những đối tượng dễ mắc
Bất cứ ai cũng có thể nhiễm virus cúm A. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những đối tượng sau là những người dễ mắc phải căn bệnh này:
-
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
-
Phụ nữ mang thai
-
Người bị suy giảm miễn dịch
-
Người già, nhất là người trên 65 tuổi
-
Những người sức khỏe yếu, sức đề kháng kém,…
Virus cúm A có thể dễ dàng tấn công vào đường hô hấp những người có sức đề kháng kém. Hoặc lây nhiễm thông qua việc phòng vệ kém của người bệnh. Chính vì thế, việc tìm hiểu cúm A có lây không là điều cần thiết đối với bất cứ ai.
Cúm A có lây không? Câu trả lời chắc chắn là có
3. Mức độ nguy hiểm khi nhiễm bệnh
Cúm A là bệnh truyền nhiễm, vì thế, đây được xác định là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi những nguyên do sau:
Bệnh lây lan nhanh, dễ lây và khó kiểm soát
Virus gây bệnh tồn tại trên mọi bề mặt tiếp xúc: bàn tay, tay nắm cửa, bề mặt bàn ghế, quần áo, đồ dùng ăn uống, điện thoại,… Từ đó lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Virus cúm có khả năng tồn tại trong không khí đến 48h nên khả năng lây truyền rất lớn. Virus dễ xâm nhập vào cơ thể và chuyển hóa thành bệnh. Trong khi đó, dấu hiệu ban đầu của bệnh thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên người bệnh chủ quan không tự cách ly. Đó là nguyên nhân khiến bệnh lân lay nhanh thành dịch.
Nhiều biến chứng phức tạp
Nhiều người không biết cúm A có lây không nên chủ quan với các biểu hiện ban đầu của trẻ nhỏ trong mùa dịch. Đó là nguyên nhân khiến cho bệnh trở nặng và dễ biến chứng nguy hiểm. Trẻ nhỏ dễ lây cúm và rất dễ biến chứng, nhất là những trẻ có bệnh nền như: hen, bệnh mạn tính về máu, gan, thận, rối loạn chuyển hóa, thừa cân hoặc sức đề kháng kém. Biến chứng thường thấy nhất là: suy hô hấp, viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não, bội nhiễm,… Gây nên những hệ lụy về sau và khó điều trị, thậm chí gây tử vong.
Với người già và người trưởng thành, nếu cúm A không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách cũng dễ biến chứng xấu. Điển hình nhất là gây suy hô hấp, viêm phổi nặng, bội nhiễm,….
Cúm A rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách
4. Phòng và điều trị
Điều trị
Bệnh nhân cúm A phải được cách ly để điều trị. Giai đoạn đầu có thể không cần dùng đến kháng sinh mà điều trị triệu chứng. Chỉ dùng kháng sinh cho những trường hợp được bác sĩ chỉ định. Có thể điều trị tại nhà với những trường hợp nhẹ, ít triệu chứng. Đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu bệnh chuyển nặng và khó kiểm soát.
Phòng tránh biến chứng
Bệnh nhân không nên chủ quan với bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Trong thời điểm có dịch cúm A bùng phát, nếu có dấu hiệu cảm cúm, nên làm xét nghiệm cúm A ngay để có giải pháp điều trị đúng hướng ngay từ đầu, tránh trở thành nguồn bệnh gây lây lan.
Để xét nghiệm cúm A nhanh và chính xác, các bạn hãy liên hệ ngay với Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC ứng dụng nhiều phương pháp xét nghiệm cúm A/B cho kết quả nhanh, chính xác. MEDLATEC cũng có dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cho khách hàng có nhu cầu, áp dụng tại các chi nhánh, phòng khám chuyên khoa xét nghiệm trên toàn quốc.
Khách hàng có nhu cầu làm xét nghiệm tại MEDLATEC, chỉ cần gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!