Tin tức
Cùng bạn tìm hiểu viêm gan C có chữa được không?
- 02/05/2020 | Tầm quan trọng của xét nghiệm HCV genotype trong bệnh viêm gan C
- 08/05/2020 | Xét nghiệm HCV Ag có vai trò gì trong bệnh viêm gan C
- 01/05/2020 | Vai trò của xét nghiệm HCV RNA trong bệnh viêm gan C
- 08/01/2021 | Bệnh viêm gan C kiêng ăn gì và nên ăn gì?
- 17/05/2020 | Xét nghiệm HCVAb trong chẩn đoán bệnh viêm gan C
1. Dấu hiệu của bệnh viêm gan C
Virus viêm gan C sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ủ bệnh khoảng 6 đến 8 tuần. Lúc này, người bệnh hầu như không có biểu hiện gì quá đặc biệt. Sau đó, đến giai đoạn khởi phát, những triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, bị đau nhẹ ở hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa, đau cơ, đau khớp, có thể vàng da nhẹ, tóc gãy rụng nhiều hơn,… Nhưng phần lớn những triệu chứng này đều rất nhẹ, mơ hồ, khiến người bệnh khó nhận biết.
Vàng da là biểu hiện của viêm gan C
Sau giai đoạn khởi phát, một số trường hợp có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Những trường hợp còn lại là những bệnh nhân mà cơ thể không thể tự đào thải virus viêm gan C sẽ có thể chuyển sang mạn tính.
Viêm gan C là bệnh có thể lây truyền. Dưới đây là những con đường lây truyền viêm gan C: Đường máu, quan hệ tình dục không an toàn và viêm gan C có thể lây từ mẹ sang con.
Dựa vào những con đường lây truyền của bệnh, chúng ta có thể xác định những đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan C như sau:
Nhân viên y tế: Những người tiếp xúc thường xuyên với mẫu bệnh phẩm chứa virus gây bệnh,…
Người tiêm chích ma túy và những trường hợp dùng chung bơm kim tiêm.
Sử dụng chung những dụng cụ như: bàn chải đánh răng, bấm móng chân, móng tay, dao cạo râu,…
Những đối tượng sinh hoạt tình dục không lành mạnh, không dùng bao cao su, quan hệ với người mang virus viêm gan C.
Bé được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh viêm gan C.
2. Những biến chứng của bệnh viêm gan C
Bệnh viêm gan C nếu không được điều trị sẽ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Xơ gan: Virus viêm gan C làm tổn thương những tế bào gan khỏe mạnh và dẫn tới hình thành các mô sẹo khiến cho dòng chảy của máu qua gan ứ trệ, làm suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống tiêu hóa.
Xơ gan là biến chứng của viêm gan C
Suy gan: Viêm gan C gây xơ gan và nếu tình trạng này không được điều trị nhanh chóng, nó có thể làm suy giảm chức năng gan một cách nghiêm trọng. Lúc này tình trạng suy gan sẽ được biểu hiện rất rõ như hiện tượng vàng da, vàng mắt, đi tiểu ít hơn, chân tay bị phù, cổ trướng, một số bệnh nhân có tâm lý bất ổn.
Ung thư gan: Biến chứng này được cho là nguy hiểm nhất. Những người bị viêm gan C có nguy cơ ung thư gan cao hơn rất nhiều lần so với những người không bị viêm gan.
3. Các loại xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh viêm gan C
Để chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chuyên biệt. Việc thực hiện xét nghiệm sẽ giúp nhận biết bệnh sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng ra bên ngoài. Từ đó, việc điều trị bệnh cũng đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém hơn.
Dưới đây là một số loại xét nghiệm viêm gan C:
Xét nghiệm men gan để giúp đánh giá mức độ bệnh. Nếu mắc bệnh lý về gan thì tình trạng men gan của người bệnh có thể tăng cao gấp 2 đến 3 lần.
Xét nghiệm anti HCV: Loại xét nghiệm này có tác dụng cho biết người bệnh có mắc viêm gan C hay không. Để đánh giá thêm và tìm ra phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác để có kết quả chính xác.
Xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm gan C
Xét nghiệm định tính HCV-RNA: Phương pháp này thường được áp dụng khi cần theo dõi và điều trị bệnh. Kết quả của loại xét nghiệm này cho ta biết virus viêm gan C có trong máu là bao nhiêu. Từ kết quả này, các bác sĩ sẽ đánh giá sự đáp ứng của người bệnh với phương pháp điều trị và từ đó điều chỉnh để đạt kết quả điều trị cao nhất.
Bên cạnh đó, còn có xét nghiệm xác định nhóm virus viêm gan C. Loại xét nghiệm này được thực hiện để giúp các bác sĩ nhận biết rõ hơn về nhóm virus viêm gan C gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
4. Tìm hiểu về căn bệnh viêm gan C có chữa được không?
Khi được chẩn đoán mắc viêm gan C, nhiều bệnh nhân tỏ ra lo lắng và không biết rằng viêm gan C có chữa được không. Ngày nay, y học rất hiện đại và có rất nhiều loại thuốc đặc trị hiệu quả căn bệnh này mà không gây ra nhiều tác dụng phụ như các loại thuốc cũ trước đây. Vì thế, bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh có thể được đẩy lùi.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân mắc viêm gan C còn có thể tự khỏi vì hệ miễn dịch của cơ thể có khả năng kháng lại virus. Tuy nhiên, những trường hợp này rất ít. Những trường hợp còn lại thì cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nghiêm trọng cho gan. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
Cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ
Để điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần chú ý những điều sau:
Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý thêm bớt liều.
Không tự ý dừng thuốc dù những triệu chứng đã thuyên giảm và tái khám đúng hẹn để bác sĩ xác nhận virus đã được loại bỏ hoàn toàn trong cơ thể hay chưa.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý và không làm việc quá sức.
Không hút thuốc lá, kiêng uống bia rượu và những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ,…
Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như các loại rau xanh, ngũ cốc,…
Nếu phụ nữ mắc viêm gan C có ý định mang thai, cần đợi ít nhất là 6 tháng kể từ khi dừng thuốc.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh viêm gan C và giờ đây, bạn cũng đã có thể tìm ra câu trả lời câu hỏi viêm gan c có chữa được không. Mọi thắc mắc, hãy gọi tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!