Tin tức

Dẫn lưu màng phổi trong điều trị tràn dịch, tràn khí: Khi nào cần thực hiện?

Ngày 11/05/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Phổi là “bộ máy thở” quan trọng giúp cơ thể duy trì sự sống. Nhưng khi khoang màng phổi bị tràn dịch hoặc tràn khí, hoạt động hô hấp có thể bị gián đoạn nghiêm trọng. Trong trường hợp này, dẫn lưu màng phổi là thủ thuật cần thiết giúp giải phóng áp lực và hỗ trợ phục hồi chức năng phổi. Vậy khi nào cần thực hiện dẫn lưu? Tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

1. Dẫn lưu màng phổi là gì?

Dẫn lưu màng phổi là một thủ thuật y tế được thực hiện nhằm đưa chất lỏng (dịch) hoặc khí tích tụ ra khỏi khoang màng phổi - khoảng không gian giữa hai lớp màng bao quanh phổi. 

Dẫn lưu màng phổi là được thực hiện nhằm đưa chất lỏng (dịch) hoặc khí tích tụ ra khỏi khoang màng phổi

Dẫn lưu màng phổi là được thực hiện nhằm đưa chất lỏng (dịch) hoặc khí tích tụ ra khỏi khoang màng phổi

Trong điều kiện bình thường, khoang màng phổi chứa một lượng dịch nhỏ giúp bôi trơn bề mặt phổi. Tuy nhiên, khi bị bệnh lý như tràn dịch, tràn khí màng phổi, lượng dịch hoặc khí tăng lên bất thường, chèn ép phổi và gây cản trở hô hấp. 

Lúc này, dẫn lưu được thực hiện bằng cách đặt một ống nhỏ qua thành ngực vào khoang màng phổi, giúp giải phóng áp lực và cải thiện tình trạng khó thở, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, thường được thực hiện tại bệnh viện trong điều kiện vô khuẩn và được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

2. Khi nào cần thực hiện dẫn lưu màng phổi?

Dẫn lưu màng phổi không phải lúc nào cũng cần thiết, nhưng sẽ được chỉ định khi lượng dịch hoặc khí tích tụ trong khoang màng phổi đủ lớn để gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp hoặc đe dọa tính mạng người bệnh. 

Cần dẫn lưu màng phổi khi người bệnh bị tràn dịch nhiều, gây chèn ép, khó thở

Cần dẫn lưu màng phổi khi người bệnh bị tràn dịch nhiều, gây chèn ép, khó thở

Cụ thể, thủ thuật này thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Tràn dịch màng phổi nhiều: Khi dịch làm phổi bị chèn ép, gây khó thở, đau ngực, đặc biệt trong các bệnh lý như lao, viêm màng phổi, ung thư phổi di căn.
  • Tràn khí màng phổi gây xẹp phổi: Dẫn lưu giúp loại bỏ khí, giúp phổi nở lại, đặc biệt quan trọng với những người bị tràn khí tự phát hoặc do chấn thương ngực.
  • Tràn máu màng phổi (máu tụ sau tai nạn, phẫu thuật): Cần dẫn lưu sớm để tránh nhiễm trùng và đông máu trong khoang màng phổi.
  • Áp xe vỡ vào khoang màng phổi: Dịch mủ tích tụ phải được hút ra để kiểm soát nhiễm trùng.
  • Chẩn đoán bệnh lý: Một số trường hợp cần dẫn lưu để lấy mẫu dịch màng phổi xét nghiệm, hỗ trợ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá chỉ định dẫn lưu phù hợp, đồng thời theo dõi sát sao trong và sau khi thực hiện để hạn chế tối đa biến chứng.

3. Quy trình dẫn lưu màng phổi diễn ra như thế nào?

Dẫn lưu màng phổi là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu nhưng đòi hỏi sự chính xác và tuân thủ nghiêm ngặt các bước để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Quy trình này thường được thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ chuyên môn.

Quy trình dẫn lưu màng phổi

- Bước 1 - Khám lâm sàng và chỉ định hình ảnh học: 

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám và chỉ định các kỹ thuật hình ảnh như X-quang, siêu âm hoặc CT scan ngực để xác định vị trí, kích thước và tính chất dịch hoặc khí trong màng phổi.

- Bước 2 - Chuẩn bị người bệnh: 

Người bệnh được giải thích rõ quy trình, ký cam kết và được hướng dẫn tư thế phù hợp để tiến hành thủ thuật (thường là ngồi cúi người về phía trước hoặc nằm nghiêng).

- Bước 3 - Vô trùng và gây tê: 

Bác sĩ sát khuẩn kỹ lưỡng quanh vùng da chọc ống dẫn lưu màng phổi và gây tê tại chỗ để giảm đau trong suốt quá trình thực hiện.

- Bước 4 - Đặt ống dẫn lưu: 

Bác sĩ chọc kim vào khoang màng phổi qua khoảng liên sườn, sau đó đưa ống dẫn lưu vào vị trí chứa dịch hoặc khí, cố định chắc chắn và nối với bình dẫn lưu kín.

- Bước 5 - Theo dõi và xử lý sau thủ thuật: 

Sau khi dẫn lưu, người bệnh sẽ được theo dõi sát về lượng dịch khí dẫn ra, tình trạng hô hấp và dấu hiệu nhiễm trùng. Thời gian lưu ống có thể kéo dài vài ngày tuỳ theo diễn biến.

Quy trình này dù không quá phức tạp nhưng cần thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm để tránh các biến chứng như tràn khí tái phát, nhiễm trùng hoặc tổn thương mô phổi.

4. Theo dõi và chăm sóc sau dẫn lưu

Sau khi thực hiện dẫn lưu màng phổi, việc theo dõi và chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh phục hồi nhanh, ngăn ngừa biến chứng và đánh giá hiệu quả điều trị. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:

  • Theo dõi lượng dịch, khí dẫn lưu ra: Nhân viên y tế cần kiểm tra thường xuyên số lượng, màu sắc và tính chất dịch/khí được dẫn lưu. Các bất thường như máu đỏ tươi, mủ hoặc khí ra liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng.
  • Đảm bảo hệ thống dẫn lưu hoạt động thông suốt: Kiểm tra bình dẫn lưu kín, đảm bảo không rò rỉ, không bị tắc ống hoặc gập ống, và duy trì áp lực âm phù hợp trong bình để hỗ trợ phổi nở lại hiệu quả.
  • Theo dõi dấu hiệu hô hấp: Người bệnh cần được kiểm tra nhịp tim, huyết áp, SpO₂, nhịp thở, nghe phổi thường xuyên. Khi có các dấu hiệu khó thở, đau ngực tăng dần, sốt hoặc tụt huyết áp có thể là biểu hiện của nhiễm trùng hoặc tràn khí tái phát, cần báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Chăm sóc vết dẫn lưu: Vị trí đặt ống dẫn lưu cần được vệ sinh sạch sẽ, thay băng định kỳ để tránh nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được khuyến khích vận động nhẹ, thay đổi tư thế và hít thở sâu để hỗ trợ phổi hồi phục.
  • Tháo ống đúng thời điểm: Khi lượng dịch giảm rõ rệt, phổi đã nở hoàn toàn và không còn rò khí, bác sĩ sẽ chỉ định rút ống dẫn lưu. Sau đó, tiếp tục theo dõi trong vài giờ đến vài ngày để đảm bảo tình trạng ổn định.

Chăm sóc hậu dẫn lưu là giai đoạn quan trọng với người bệnh

Chăm sóc hậu dẫn lưu là giai đoạn quan trọng với người bệnh

Chăm sóc hậu dẫn lưu đúng cách giúp rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát hoặc nhiễm trùng cho người bệnh.

Như vậy, dẫn lưu màng phổi là một kỹ thuật can thiệp quan trọng, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng tràn dịch, tràn khí và hạn chế biến chứng nguy hiểm, giúp phổi giãn nở trở lại bình thường và cải thiện chức năng hô hấp. Nếu bạn hoặc người thân cần thực hiện kỹ thuật này, đừng chần chừ lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC - địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Hô hấp giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại và quy trình chăm sóc chuyên nghiệp. MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý bệnh nhân 24/7 qua tổng đài 1900 56 56 56, liên hệ để được tư vấn!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ