Tin tức

Danh mục các thuốc lao phổi thường được bác sĩ chỉ định

Ngày 05/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Lao là một bệnh lý có tỷ lệ người mắc khá cao và trước đây đã từng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm không có thuốc điều trị. Trong đó lao phổi là dạng lao phổ biến nhất trong các loại bệnh lao. Để đẩy lùi căn bệnh này, các thuốc lao phổi đã được phát minh và cải tiến qua nhiều thập kỷ, giúp cứu sống được rất nhiều người bệnh và đang từng bước đưa nhân loại thoát ra khỏi nỗi ám ảnh đối với loại bệnh lý này.

1. Tổng quan về bệnh lao phổi

Lao phổi được xếp vào nhóm những bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis. Khi loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể người bệnh sẽ gây ra các tổn thương ở phổi và có thể lây lan sang những cơ quan khác trong cơ thể. So với những dạng lao khác thì lao phổi chiếm phần lớn các trường hợp mắc bệnh lao

Triệu chứng lâm sàng của lao phổi được biểu hiện như sau:

  • Ho dai dẳng, kéo dài trong nhiều tuần liền;
  • Đau tức ngực;
  • Ho ra máu;
  • Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân;
  • Hay bị sốt nhẹ về chiều;
  • Khi thực hiện chẩn đoán thông qua các phương pháp như chụp X-quang phổi, nuôi cấy đờm, nhuộm soi, sinh thiết phổi,... sẽ phát hiện ra sự tồn tại của vi khuẩn lao trong mẫu bệnh phẩm.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý rằng không phải cứ bị nhiễm khuẩn lao là sẽ mắc lao phổi. Bởi vì có nhiều trường hợp cơ thể bệnh nhân có hệ miễn dịch khỏe mạnh, vi khuẩn bất hoạt sẽ không gây bệnh. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng suy giảm thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn lao “thức tỉnh” và tấn công cơ thể người bệnh. 

Lao phổi được xếp vào nhóm những bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis

Lao phổi được xếp vào nhóm những bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis

Có thể thấy rằng lao phổi là bệnh lý truyền nhiễm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, để lại hậu quả đáng quan ngại đối với xã hội nên việc điều trị lao phổi là hết sức cần thiết. Hiện nay với sự tiến bộ của ngành y khoa, lao phổi đã có cơ hội được chữa khỏi hoàn toàn với điều kiện người bệnh áp dụng đúng và đủ phác đồ các thuốc lao phổi theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

2. Có những loại thuốc lao phổi nào?

Thuốc lao phổi được dùng để điều trị cho bệnh nhân khá đa dạng. Nhưng mỗi loại thuốc sẽ có những cơ chế hoạt động, ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, hiếm có trường hợp mắc lao phổi nào chỉ dùng đơn lẻ một loại thuốc điều trị mà thay vào đó sẽ là sự kết hợp của nhiều loại thuốc lao để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân lao phổi thường sẽ được bác sĩ chỉ định cho sử dụng 4 loại thuốc đặc hiệu bao gồm: 

  • Isoniazid (INH); 
  • Rifampicin (RIF); 
  • Ethambutol (E); 
  • Pyrazinamide (PZA).

Phác đồ chữa bệnh lao phổi thường sẽ được phân bổ thành các giai đoạn đó là: giai đoạn đầu điều trị trong 2 tháng. Tiếp theo là giai đoạn 2 điều trị duy trì trong 4 - 7 tháng. Như vậy tổng cộng thời gian điều trị lao phổi sẽ trong khoảng 6 - 9 tháng.

Sau đây là chi tiết danh sách 4 nhóm thuốc lao phổi phổ biến thường được áp dụng hiện nay:

2.1. Thuốc lao phổi Isoniazid (INH)

Nhóm thuốc này được dùng rất phổ biến trên khắp thế giới với công dụng chính là ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn lao. Cơ chế hoạt động của các hoạt chất có trong thuốc đó là cản trở quá trình tổng hợp acid mycolic, khiến cho màng vi khuẩn bị mất đi thành phần cấu tạo chính là lipid.

Thuốc được bào chế theo dạng viên với liều lượng từ 50 - 100 - 300mg. Trẻ em dùng theo liều 10 - 20 mg/kg, còn người lớn là 5mg/kg. Tối đa là dùng khoảng 300mg/ngày.

Thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như: viêm dây thần kinh ngoại vi, sốt, viêm gan, tăng cảm ngoài da, tăng men gan,...

Điều trị lao phổi cần phải tuân theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

Điều trị lao phổi cần phải tuân theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa

2.2. Thuốc lao phổi loại kháng sinh Rifampicin (RIF)

Đây là một loại kháng sinh có công dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn Gram âm, tụ cầu vàng, H.influenza, trực khuẩn mủ xanh bằng cách ngăn chặn quá trình hình thành ARN của vi khuẩn.

Thuốc nên được uống khi đói để làm tăng hiệu quả hấp thu qua đường tiêu hóa. Hàm lượng đóng gói của thuốc là từ 150 - 300mg, liều dùng trung bình là 10mg/kg/ngày, tối đa có thể dùng khoảng 600mg/ngày tùy từng trường hợp.

Bên cạnh công dụng điều trị lao phổi, RIF còn có khả năng gây nên một số tác dụng không mong muốn như:

  • Nổi mẩn đỏ trên da mặt;
  • Viêm gan ứ mật;
  • Buồn nôn, đau bụng;
  • Thiếu máu huyết tán;
  • Ban xuất huyết;
  • Suy thận.

2.3. Thuốc lao phổi Pyrazinamid (PZA)

Loại thuốc này đã được đưa vào sử dụng trong điều trị lao phổi vào năm 1952 với dạng bào chế là viên nén 500mg. Thuốc có khả năng gây nên những tác dụng phụ như buồn nôn, chán ăn, giảm tiểu cầu, nổi ban đỏ, nhiễm độc gan, tăng axit uric trong máu,...

2.4. Thuốc Ethambutol (E) trị lao phổi 

Cơ chế hoạt động của thuốc Ethambutol đó là ức chế khả năng tổng hợp và cấu thành nên màng tế bào vi khuẩn. Nhưng công dụng của thuốc chỉ dừng ở mức kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn chứ không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.

Dạng bào chế của Ethambutol là dạng viên với hàm lượng lần lượt là 200, 400 đến 500mg. Tương tự như các loại thuốc điều trị lao phổi khác, Ethambutol cũng có thể gây ra những tác dụng phụ đối với người dùng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hay viêm dây thần kinh thị giác,...

3. Những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng thuốc lao

Trong quá trình dùng các thuốc trị lao phổi, người bệnh sẽ phải dùng kết hợp từ 2 - 3 loại thuốc ở giai đoạn điều trị duy trì, sang giai đoạn tấn công là 3 loại hay thậm chí là 4 loại nếu bệnh nhân bị lao kháng các thuốc ban đầu. Sau đây là 3 nguyên tắc quan trọng người bệnh cần phải nắm rõ:

  • Dùng thuốc đều đặn: thuốc phải được uống đều đặn hàng ngày theo đúng phác đồ của bác sĩ. Người bệnh nên duy trì việc dùng thuốc cố định vào một thời gian trong ngày. Nên uống cách xa bữa ăn.
  • Uống thuốc đúng liều: đa phần các thuốc lao đều tiềm ẩn một số nguy cơ tác dụng phụ. Cho nên để phòng tránh nguy cơ ngộ độc thuốc và giúp mang lại hiệu quả điều trị tối đa, người bệnh cần đảm bảo dùng thuốc đúng và đủ liều lượng, không được dùng quá liều hoặc tự ý cắt bớt liều thuốc.
  • Điều trị đủ thời gian: một phác đồ điển hình trong điều trị lao phổi đó là dùng thuốc theo 2 giai đoạn từ 6 - 8 tháng. Khi chưa có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được dừng uống thuốc.

Thuốc lao phổi cần phải được dùng duy trì trong ít nhất là từ 6 - 8 tháng

Thuốc lao phổi cần phải được dùng duy trì trong ít nhất là từ 6 - 8 tháng

Ngoài ra cần lưu ý rằng khi điều trị bằng các thuốc lao thì bệnh nhân không nên hút thuốc lá, uống rượu bia và duy trì các thói quen xấu. Hãy chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.