Tin tức

Dập móng chân: Nên xử lý thế nào?

Ngày 29/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Dập móng chân mặc dù không quá nguy hiểm nhưng có thể gây đau đớn kéo dài gây ảnh hưởng đến việc di chuyển và sinh hoạt. Để nhanh chóng làm giảm cơn đau và giúp vết thương nhanh lành, bạn cần phải có biện pháp xử lý và chăm sóc móng chân bị dập đúng cách.

1. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng móng chân bị dập? 

Móng chân là bộ phận giữ nhiệm vụ bảo vệ, bao bọc phần mô mềm, dây thần kinh,… ở ngón chân. Mong chân và móng tay được tạo nên bởi các tế bào chuyên biệt gọi là gian bào. Sự phát triển của móng chân và tay trên cơ thể phụ thuộc vào nồng độ canxi trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu canxi, móng bị yếu, dễ gãy, xước, nứt nẻ,… Khi đó, nếu bị những tác động mạnh vào móng sẽ dễ xảy ra tình trạng dập móng.

Hầu hết móng chân bị dập là do tác động từ bên ngoài không phải bệnh lý

Hầu hết móng chân bị dập là do tác động từ bên ngoài không phải bệnh lý

Ngoài ra, trong quá trình đi lại, di chuyển, bê vật nặng, chơi thể thao, tham gia giao thông,… có thể gặp những va đập mạnh với móng chân dẫn đến dập móng. Những trường hợp chân bị kẹt khi đóng mở cửa cũng có thể là nguyên nhân làm dập móng chân. Hầu hết các trường hợp, móng chân bị dập là do tác động từ bên ngoài và không liên quan đến bệnh lý. Sau khi bị dập móng, nếu bạn có chế độ chăm sóc phù hợp thì trong thời gian ngắn, móng chân sẽ hồi phục lại như ban đầu. 

2. Cách xử lý khi bị dập móng chân

Khi móng chân bị dập sẽ có hiện tượng tích tụ máu và bầm tím gây đau nhức. Để giảm tối thiểu tình trạng tụ máu và đau nhức, bạn có thể sơ cứu theo các bước sau: 

Chườm đá lạnh 

Ngay sau khi bị dập móng, việc chườm đá lạnh sẽ cho hiệu quả hiệu quả tan máu bầm và giảm đau rất nhanh. Bạn có thể sử dụng khăn mềm để bọc một viên đá lạnh sau đó chườm lên vị trí móng bị dập khoảng 15 - 20 phút. Trong 24h đầu tiên sau khi bị dập móng, bạn có thể chườm liên tục sau mỗi 1 - 2h. Ở những ngày tiếp theo, bạn có thể chườm đá lạnh 2 - 3 lần/ngày. 

Nếu nhiều móng chân bị dập và không có vết thương hở, bạn có thể ngâm chân trong chậu đá lạnh để cho hiệu quả tốt hơn.

Chườm đá lạnh khi bị dập móng chân giúp tan máu bầm và giảm đau hiệu quả

Chườm đá lạnh khi bị dập móng chân giúp tan máu bầm và giảm đau hiệu quả

Giảm áp lực lên vùng bị dập 

Nếu móng chân bị dập, bạn nên ngồi ở tư thế thuận tiện nhất và để chân đặt lên gối êm hoặc kê lên đầu gối ở chân không đau thay vì đứng nhằm giảm áp lực đến trí ngón vừa bị tổn thương. Điều này vừa giảm đau vừa hạn chế được tình trạng tụ máu ngón chân. 

Sử dụng thuốc giảm đau 

Nếu chân bị dập quá nặng và gây đau nhức khiến bạn không thể đi lại hoặc ảnh hưởng sinh hoạt, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc đắp lá hay bất kỳ mẹo dân gian nào để tránh khiến vết thương nhiễm trùng. 

Ngoài ra, nếu móng bị bong ra toàn bộ hay một phần, bạn cần phải thực hiện xử lý, băng bó móng kết hợp dùng kháng sinh, vệ sinh móng để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập. Những trường hợp tình trạng móng chân bị dập quá nghiêm trọng, chảy máu hoặc tụ máu nhiều thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để có biện pháp xử lý, vừa tránh nhiễm trùng vừa hạn chế được nguy cơ bị uốn ván

Nếu móng chân bị dập quá nặng nên xử lý và băng bó để tránh nhiễm trùng

Nếu móng chân bị dập quá nặng nên xử lý và băng bó để tránh nhiễm trùng

3. Cách chăm sóc móng chân bị dập 

Chế độ chăm sóc đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hồi phục của móng bên cạnh các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Bị dập móng chân kiêng ăn gì? 

Khi móng chân bị dập, bạn cần phải kiêng một số thực phẩm sau: 

  • Rau muống: Thành phần có nhiều chất nhựa sẽ khiến vết thương lâu lành và nguy cơ nhiễm trùng cao. 
  • Gạo nếp: Có tính nóng, dễ khiến vết thương nhiễm trùng, lở loét và để lại sẹo. 
  • Hải sản: Là thực phẩm hạn chế khi móng chân đang dập để tránh nhiễm trùng và hạn chế đau nhức. Tuy nhiên, sau khi lành thì nên bổ sung hải sản để phục hồi móng hư tổn.
  • Thịt gà: Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng lại khiến vết thương lâu lành và gây đau nhức kéo dài. 
  • Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,… có thể ngăn cản quá trình tái tạo da và phục hồi móng chân đang bị dập. 

Những lưu ý khác 

Ngoài quan tâm đến chế độ dinh dưỡng thì khi bị dập móng chân, bạn cần chú ý: 

  • Khi ngủ, nên kê cao chân để tránh tình trạng va đập khiến móng chân đau nhức và lâu lành. 
  • Trong 1 - 2 ngày đầu sau khi móng chân bị dập, bạn cần hạn chế tối đa để móng tiếp xúc với nước. 
  • Sau 2 ngày, bạn có thể dùng nước ấm để vệ sinh móng chân bị dập thường xuyên nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt vết thương. 
  • Tại móng bị dập, bạn có thể sử dụng vaseline để dưỡng ẩm cho vùng da xung quanh nhằm tránh tình trạng da khô, nứt nẻ và gây đau nhức nhiều hơn. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối và giàu dưỡng chất, ngoài việc hạn chế các loại thực phẩm được liệt kê ở trên thì bạn còn chú ý tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất giúp quá trình tái tạo da và lành vết thương diễn ra nhanh hơn. 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể sử dụng thêm các loại nước ép từ rau củ quả, trái cây đồng thời chú ý vận động nhẹ nhàng, không đứng hoặc đi lại quá nhiều dẫn đến áp lực tại ngón chân bị dập.

Để hạn chế tối đa tình trạng dập móng chân hay móng tay, trong quá trình lao động bạn nên tập thói quen mang giày hoặc đeo găng tay bảo hộ. Đặc biệt là đối với người làm việc tại công trường, bóc vác, vận chuyển kho… Trong trường hợp móng chân bị dập chảy máu nhiều, bạn cần nhanh chóng sơ cứu cầm máu và di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Nếu sau khi bị dập móng khoang 3 - 4 ngày, vết thương có hiện tượng làm mủ, sưng to, đỏ, đau nhức nhiều thì bạn cần đi khám để kiểm tra và sử dụng thuốc. 

Tìm đến bác sĩ khi móng chân bị dập quá nặng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng

Tìm đến bác sĩ khi móng chân bị dập quá nặng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng

Nếu bạn đang có những vấn đề cần được tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ với các bác sĩ thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC thông qua tổng đài: 1900 56 56 56 để được giải đáp kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.