Tin tức

Đau dạ dày ở vị trí nào, vì sao lại bị đau?

Ngày 16/01/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đau dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa không ít người gặp phải. Việc biết được đau dạ dày ở vị trí nào sẽ góp phần giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh và sớm tiến hành thăm khám, điều trị để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề đó cũng như nắm được một số nguyên nhân gây ra và cách giúp phòng ngừa bệnh với bài viết bên dưới đây.

1. Đau dạ dày ở vị trí nào?

Đau dạ dày là tình trạng xảy ra khi xuất hiện sự tổn thương ở dạ dày, chủ yếu là do bị viêm loét. Bệnh có thể gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu và tác động đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của những người không may gặp phải.

Đối với vấn đề đau dạ dày ở vị trí nào, tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên vùng bụng như sau:

1.1. Đau vùng thượng vị

Vùng thượng vị nằm ở trên rốn và phía dưới xương ức. Thông thường, các cơn đau bắt gặp tại vị trí này có thể lan rộng ra sau lưng và ngực. Từ đó, gây đau tức ngực hoặc khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau kéo dài âm ỉ trong nhiều giờ. Đi kèm với đó, còn có thể xuất hiện hiện tượng ợ chua, ợ nóng, chán ăn, nóng rát phần bụng trên, đầy bụng,…

Ngoài việc là dấu hiệu của đau dạ dày, đau ở vùng thượng vị cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm tụy, sỏi mật,...

Đau ở vùng thượng vị là một vị trí đau dạ dày thường gặp

Đau ở vùng thượng vị là một vị trí đau dạ dày thường gặp

1.2. Đau vùng giữa bụng

Việc xác định tình trạng đau ở vùng giữa bụng có phải bởi đau dạ dày hay không thường không dễ dàng và có thể nhầm lẫn sang bệnh viêm tụy, viêm ở phần hang vị dạ dày, sỏi thận,...

Theo đó, tại vùng giữa bụng, các cơn đau gây ra do đau dạ dày thường sẽ xuất hiện ở xung quanh rốn, và ít khi lan về bên phải hay trái của bụng. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy bụng có cảm giác khó chịu vì tình trạng đầy bụng, buồn nôn, ợ chua và những cơn đau quặn thắt hay âm ỉ kéo dài.

1.3. Đau phía trên bên trái và bên phải

Thông thường, những cơn đau sẽ xảy ra tại vị trí vùng thượng vị trước, rồi lan rộng ra hai bên và cả khu vực sau lưng, nhất là xuất hiện cảm giác đau nhiều tại vùng bụng ở phía trên bên trái. Ngoài ra, đôi khi chỉ bị đau một hay hai bên cạnh sườn và bị đói, xót ruột, nóng bụng.

Trong đó, những triệu chứng đau thường thuyên giảm khi ăn no không giống như khi đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, vào lúc này, lại xuất hiện cảm giác đầy bụng, buồn nôn và ợ chua.

2. Một số nguyên nhân có thể gây đau dạ dày

Bên cạnh việc nhận biết được đau dạ dày ở vị trí nào, đừng bỏ qua một vài nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này được liệt kê sau đây.

2.1. Do vi khuẩn HP

Đây là một nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày. Cụ thể, nếu bị nhiễm vi khuẩn HP, thành dạ dày sẽ bị tấn công dẫn tới sự xuất hiện của những vết loét. Thậm chí, nặng hơn còn có khả năng gây chảy máu dạ dày và cả ung thư dạ dày.

2.2. Thói quen ăn uống không khoa học

Các trường hợp có thói quen không lành mạnh trong vấn đề ăn uống cũng thường phải đối diện nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày. Cụ thể là những thói quen như: ăn uống không điều độ và không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa; ăn quá no và tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn cay nóng, chiên rán, đồ chua hoặc bị ôi thiu, hư hỏng, không đảm bảo về chất lượng; vừa ăn vừa xem tivi, chơi game; thường xuyên sử dụng rượu bia;...

Thói quen không khoa học trong việc ăn uống có thể gây đau dạ dày

Thói quen không khoa học trong việc ăn uống có thể gây đau dạ dày

2.3. Trạng thái áp lực, căng thẳng

Nguy cơ bị đau dạ dày cũng tăng lên ở các đối tượng thường phải đối mặt với trạng thái tinh thần căng thẳng, áp lực. Bởi trạng thái này sẽ kích thích dạ dày co bóp và làm tăng nhu động ruột dẫn đến tự bào mòn niêm mạc gây ra tình trạng viêm loét.

2.4. Thường xuyên hút thuốc lá

Hút thuốc lá thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới hệ hô hấp mà còn khiến niêm mạc dạ dày dễ bị bào mòn và gặp tổn thương nghiêm trọng. Thông qua đó, dẫn đến sự xuất hiện các cơn đau.

Hút thuốc lá thường xuyên có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và các cơn đau

Hút thuốc lá thường xuyên có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và các cơn đau

2.5. Do một số bệnh lý

Chức năng của dạ dày có thể bị tác động tiêu cực trước ảnh hưởng từ một vài bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn là viêm hoặc ung thư tuyến tụy, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,… Song song với đó, vấn đề bệnh lý ở tuyến giáp cũng có thể gây đau dạ dày.

3. Một số cách giúp phòng ngừa đau dạ dày

Như vậy, bạn đã biết được một số nguyên nhân có thể dẫn tới đau dạ dày. Từ đó, có thể tham khảo một vài cách sau để góp phần phòng ngừa tình trạng này xảy ra.

- Điều chỉnh thói quen trong ăn uống, xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: đảm bảo ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn, đồ cay nóng, thức ăn chứa chất béo, axit, dầu mỡ,... Đồng thời, bổ sung nhiều nước cho cơ thể, tránh tiêu thụ rượu bia, hạn chế nước có gas, từ bỏ thói quen hút thuốc lá;...

- Không nên thức khuya, tránh gặp phải tình trạng căng thẳng, áp lực, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.

- Đều đặn tham gia tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Tập thể dục, hạn chế căng thẳng để góp phần phòng ngừa đau dạ dày

Tập thể dục, hạn chế căng thẳng để góp phần phòng ngừa đau dạ dày

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm được đau dạ dày ở vị trí nào cũng như một số nguyên nhân và cách giúp phòng ngừa tình trạng này.

Trong trường hợp gặp bất cứ vấn đề nào liên quan đến dạ dày nói riêng và đường tiêu hóa nói chung, quý khách hàng có thể đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra. Các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện sẽ thực hiện thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị cho quý khách.

Hãy nhanh chóng liên hệ đến tổng đài: 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn đặt lịch khám sớm và giải đáp các thắc mắc liên quan.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ