Tin tức
Đầu gối bị tổn thương do đâu và cách phòng ngừa
- 01/01/2024 | Nguyên nhân gây đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và cách chữa trị
- 01/01/2024 | Chấn thương dây chằng đầu gối: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết
- 01/10/2023 | Cách xoa bóp chữa đau đầu gối do thoái hóa khớp gối
- 01/01/2024 | Đau đầu gối phải có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng tránh
- 01/01/2024 | Đau đầu gối nhưng không sưng có phải khớp đang bị thoái hóa?
1.
Nguyên nhân nào khiến đầu gối bị tổn thương?
Đầu gối là một bộ phận của cơ thể phải thường xuyên hoạt động và chịu nhiều áp lực, nên dễ gặp phải tổn thương. Và có tổn thương xảy ra sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tình trạng đầu gối bị tổn thương có thể là bởi một số nguyên do như:
Do chấn thương
Tổn thương ở đầu gối có thể xảy ra khi người bệnh bị chấn thương gặp phải trong các trường hợp như té ngã, bị tai nạn giao thông hay tai nạn trong sinh hoạt, va đập vào vật cứng, tham gia chơi thể thao, tập luyện thể dục với cường độ cao,...
Có các chấn thương đầu gối thường gặp là: tổn thương dây chằng bên trong, dây chằng chéo bị đứt, tổn thương sụn chêm hay sụn khớp, bong gân,...
Tổn thương ở đầu gối có thể do bị chấn thương
Do lối sống thiếu lành mạnh
Bên cạnh đó, tình trạng tổn thương đầu gối cũng có thể là bởi lối sống kém lành mạnh gây ra. Theo đó, xương khớp sẽ dễ bị yếu đi và mắc phải các bệnh lý khi người bệnh duy trì lâu ngày các thói quen tiêu cực như thường xuyên thức khuya, lười vận động, ít tập thể dục, tiêu thụ nhiều rượu bia, hút thuốc lá,... Ngoài ra, hay ngồi xổm hoặc đứng ở một tư thế quá lâu cũng là một thói quen gây áp lực chịu tải nặng lên đầu gối, đẩy nhanh quá trình thoái hoá, làm xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu. Việc thường xuyên làm việc quá sức, lao động, mang vác nặng cũng dễ khiến đầu gối chịu tổn thương.
Do chế độ ăn uống không khoa học
Cơ thể con người cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo sức đề kháng, cũng như năng lượng cho các hoạt động bình thường mỗi ngày. Vì vậy, một chế độ ăn uống không khoa học, ăn uống không điều độ có thể tác động nhiều đến sức khỏe. Trong đó, cũng có thể làm xảy ra tình trạng đầu gối bị tổn thương. Chẳng hạn như việc bổ sung canxi không đủ hoặc thiếu khoa học trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể dẫn đến tình trạng loãng xương. Đồng thời, giảm sút chức năng của khớp và khiến cho các cơn đau nhức xuất hiện.
Khẩu phần ăn thiếu canxi có thể gây loãng xương, làm xuất hiện các cơn đau nhức
2. Dấu hiệu đầu gối bị tổn thương là như thế nào?
Dưới đây là một số biểu hiện có thể cho thấy tình trạng đầu gối bị tổn thương như sau:
Đầu gối bị sưng
Sưng đầu gối có thể là bởi bị chấn thương sụn khớp, mòn sụn trước, trật khớp xương bánh chè,... Đây là một dấu hiệu cảnh báo tổn thương ở đầu gối.
Đầu gối bị sưng có thể là biểu hiện cho thấy tổn thương ở đầu gối
Đầu gối bị căng cứng
Khi đầu gối bị tổn thương, bạn có thể bị căng cứng đầu gối, chân không thể duỗi thẳng hoàn toàn. Tình trạng này gây ra bởi nguyên nhân như đầu gối bị sưng hay viêm, hoặc sụn bị mòn và rách.
Đầu gối bị đau khi đi chuyển
Nếu bạn bị đau đầu gối khi di chuyển thì có khả năng là dấu hiệu cho thấy tổn thương xảy ra ở đầu gối. Và vị trí xuất hiện các cơn đau cũng có thể giúp bạn nhận biết tình trạng này. Chẳng hạn như, khi bị rách sụn chêm, bạn có thể cảm nhận được cơn đau dọc theo các khớp, không phải đau ở khắp đầu gối.
Nghe thấy âm thanh lục cục trong gối khi vận động khớp gối
Khi bạn vận động đồng thời đặt tay lên khớp gối và thấy trong quá trình vận động khớp gối không được trơn chu như bình thường mà có cảm giác lục cục ở trong khớp, đây là dấu hiệu cho thấy khớp gối đang bị tổn thương và thoái hóa.
3. Làm thế nào để phòng ngừa đầu gối bị tổn thương?
Để phòng ngừa nguy cơ gặp phải tình trạng đầu gối bị tổn thương, bạn nên:
- Tập luyện thể dục, chơi thể thao đúng cách và đảm bảo cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe, thời gian tập tránh kéo dài quá lâu. Trước khi chơi thể thao không quên thực hiện việc khởi động kỹ càng, đúng phương pháp. Đồng thời, trong quá trình tập luyện nên hạn chế các va chạm xảy ra gây chấn thương đầu gối, có thể mang đồ bảo hộ khớp gối khi tham gia hoạt động thể thao.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức khuya thường xuyên; vận động vừa sức, tránh mang vác quá nặng hay làm việc quá sức; thay đổi thói quen ngồi hoặc đứng quá lâu. Trong lao động cũng cần đề cao các biện pháp an toàn, phòng tránh té ngã. Đi kèm với đó, cũng cần hạn chế sử dụng rượu bia, bỏ hút thuốc lá.
Nên tránh làm việc quá sức, không nên mang vác quá nặng khiến đầu gối chịu tổn thương
- Thực hiện xây dựng và điều chỉnh chế độ ăn uống trở nên khoa học, phù hợp, lành mạnh hơn. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường những thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D cũng như các loại vitamin và khoáng chất khác để hỗ trợ quá trình làm việc của xương khớp được diễn ra trơn tru, hiệu quả.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc về nguyên nhân, một số dấu hiệu khi đầu gối bị tổn thương và cách phòng ngừa tình trạng này. Nếu đang có các biểu hiện cảnh báo tổn thương ở đầu gối, bạn nên đi thăm khám, chẩn đoán, xác định nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh trường hợp tổn thương nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Nếu đang có nhu cầu được thăm khám, điều trị tình trạng tổn thương ở đầu gối hoặc các chấn thương khác liên quan đến cơ xương khớp, quý khách hàng có thể đến các cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để được đặt lịch khám sớm, quý khách vui lòng liên hệ đến đường dây nóng - 1900 56 56 56, các tổng đài viên của bệnh viện sẽ tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!