Tin tức

Dấu hiệu ối vỡ non và cách xử trí trong từng giai đoạn thai kỳ

Ngày 28/04/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mặc dù có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi nhưng ối vỡ non là tai biến sản khoa có thể phòng ngừa được nếu can thiệp kịp thời và đúng cách. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ối vỡ non và cách xử trí phù hợp trong từng giai đoạn của thai kỳ.

1. Ối vỡ non là gì?

Túi ối là nguồn dinh dưỡng của thai nhi. Nhờ có túi ối, thai nhi có thẻ cử động trong bụng mẹ một cách dễ dàng và hạn chế bị tổn thương bởi những va chạm từ bên ngoài. Đặc biệt, túi ối còn hoạt động như một màng ngăn để bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn

Mẹ bầu không nên chủ quan với hiện tượng ối vỡ non

Mẹ bầu không nên chủ quan với hiện tượng ối vỡ non 

Vỡ ối là tình trạng màng ối bị rách và nước ối sẽ rò rỉ ra bên ngoài qua đường cổ tử cung và âm đạo. Đây là hiện tượng cho thấy chị em đã đến lúc chuyển dạ. Thông thường, vỡ ối sẽ xảy ra khi thai đủ 37 tuần tuổi. Tuy nhiên, ở một số mẹ bầu, tình trạng này vỡ ối xảy ra trước 37 tuần và chưa có chuyển dạ, được gọi là ối vỡ non

2. Nguyên nhân khiến ối vỡ non

Hiện tượng ối vỡ non ở sản phụ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến: 

- Nhiễm trùng đường sinh dục dưới: Khi thai phụ bị nhiễm trùng đường sinh dục dưới, chẳng hạn như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,...do các tác nhân như lậu cầu, chlamydia, trùng roi, liên cầu khuẩn,.. Các loại vi khuẩn có thể tấn công màng ối, gây viêm nhiễm và cuối cùng dẫn đến rách màng ối, vỡ ối. Đó chính là lý do mà các thai phụ cần phải điều trị những bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới càng sớm càng tốt. 

- Ngôi thai bất thường: Những bất thường về ngôi thai như ngôi ngang, ngôi mông hay các trường hợp sản phụ bị nhau tiền đạo, đa thai,... là những nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến tình trạng ối vỡ non.

Ối vỡ sớm có thể do mẹ bầu bị nhiễm trùng đường sinh dục dưới do bệnh lây qua đường tình dục

Ối vỡ sớm có thể do mẹ bầu bị nhiễm trùng đường sinh dục dưới do bệnh lây qua đường tình dục

- Hút thuốc lá: Thai phụ thường xuyên hút thuốc lá hay ngửi phải khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, trong đó bao gồm hiện tượng vỡ ối sớm. 

- Ngoài những nguyên nhân nêu trên, hiện tượng ối vỡ non còn có thể do mẹ bầu bị hở eo cổ tử cung, thiếu dinh dưỡng, gặp chấn thương, mẹ có tiền sử khoét chóp cổ tử tử cung,...

3. Một số dấu hiệu cảnh báo ối vỡ non

Hiện tượng, ối vỡ non có thẻ gây ra những triệu chứng bất thường như sau: 

- Mẹ bầu thấy ra nước âm đạo đột ngột, loãng, trắng trong hay lẫn chất nhầy , sau đó tiếp tục ra rỉ rả. Đóng băng vệ sinh thì thấy băng ướt nước.

4. Xử trí ối vỡ non như thế nào?

Ối vỡ non có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng và sinh non, thai nhi chào đời sớm do vỡ ối non có thể thường bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ trong tương lai. Chính vì thế, các sản phụ bị vỡ ối sớm cần được can thiệp xử trí kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. 

Ngay khi phát hiện những triệu chứng cảnh báo vỡ ối non, mẹ bầu cần: 

- Đến ngay các cơ sở y tế để được các bác kiểm tra tình trạng sức khỏe. Sản phụ thường phải nằm theo dõi điều trị. Nếu màng ối rỉ lỗ nhỏ và 2 màng ối trượt lên nhau đóng kín lỗ rỉ, làm ngưng rỉ ối và không có dấu hiệu nhiễm trùng thì bác sĩ chỉ định cho sản phụ theo dõi để phát triển đến đủ ngày.

- Đối với những trường hợp theo dõi sức khỏe tại nhà: Các sản phụ cần lưu ý những điều sau: 

+ Thai phụ cần nghỉ ngơi, duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.

+ Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt. Nếu thân nhiệt trên 37 độ C, chị em cần nhanh chóng tái khám. 

+ Theo dõi màu sắc, lượng nước ối bằng cách dùng băng vệ sinh hàng ngày. Nếu nước ối thay đổi màu sắc, bệnh nhân cần quay lại cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và xử trí đúng cách. Lưu ý: thai phụ nên thay BVS thường xuyên để tránh viêm nhiễm. 

- Nếu được chẩn đoán vỡ ối sớm, tuỳ từng tuổi thai sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:

- Nếu thai dưới 26 tuần: không có chỉ định dưỡng thai, thường sản phụ sẽ được tham vấn lấy thai ra vì khả năng bị nhiễm trùng, dị tật xương khớp và phổi cao.

+ Nếu thai >= 26 - 34 tuần: Ở giai đoạn này, thai nhi chưa phát triển toàn diện. Nếu trẻ ra đời ở thời điểm này, trẻ có thể gặp phải nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe và kém phát triển về thể chất trong tương lai. 

Do đó, các bác sĩ sẽ cố gắng hỗ trợ mẹ bầu dưỡng thai bằng một số phương pháp phù hợp như dùng thuốc trưởng thành phổi, quản lý nhiễm khuẩn bằng một số cách như hạn chế khám bằng tay, sử dụng kháng sinh, siêu âm thai thường xuyên,... Nếu có nhiễm trùng thì cần chỉ định lấy thai ra.

+ Tuổi thai 34 - 36 tuần: Sử dụng thuốc trưởng thành phổi, kháng sinh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định chờ cơn chuyển dạ tự nhiên hoặc mổ lấy thai. 

+ Tuổi thai trên 36 tuần: Nên chấm dứt thai kỳ trong khoảng 12 - 24 giờ sau vỡ ối để hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi và bà bầu. Bác sĩ sẽ cho sinh thường hay mổ tùy vào tiến triển cổ tử cung và ngôi thai. 

Mẹ bầu nên thường xuyên khám thai

Mẹ bầu nên thường xuyên khám thai 

Ối vỡ non là tai biến sản khoa nguy hiểm nhưng có thể được xử trí hiệu quả nếu phát hiện sớm. Để phòng ngừa nguy cơ vỡ ối sớm, mẹ bầu nên kiểm soát hiệu quả bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục dưới, duy trì chế độ ăn uống khoa học lành mạnh dưới sự tư vấn của bác sĩ Sản khoa và chuyên gia dinh dưỡng. 

Nếu có nhu cầu được tư vấn và thăm khám thai với các bác sĩ Sản khoa hàng đầu tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, mẹ bầu có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên hướng dẫn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ