Tin tức
Dấu hiệu ung thư xương có thể sớm nhận biết
- 07/11/2022 | Nhận biết sớm 5 triệu chứng của bệnh ung thư xương vai
- 22/11/2022 | Những thông tin cơ bản cần biết về bệnh ung thư xương
- 12/12/2022 | Dấu hiệu ung thư xương dễ nhận biết và các thông tin liên quan
1.
Nguyên nhân gây ung thư xương
Dù khá hiếm gặp nhưng ung thư xương rất nghiêm trọng, dễ dàng di căn xa. Bệnh có thể hình thành từ tế bào tạo xương, sụn hay những liên kết mô xương được gọi là ung thư xương nguyên phát. Nếu ung thư xương là do những tế bào ung thư di căn từ bộ phận khác thì được gọi là ung thư xương thứ phát (những trường hợp này thường chiếm đa số). Ung thư xương được chia thành 3 loại chính là Sarcoma xương, Sarcoma sụn và Ewing Sarcoma.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư xương nguyên phát là do di truyền, sự biến đổi gen trong quá trình phân bào. Do đó, trẻ nhỏ đang trong quá trình phát triển xương là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây bệnh khác có thể kể đến như:
Ung thư xương có thể do vấn đề về gen
- Bức xạ ion hóa: Thường xuyên tiếp xúc với tia phóng xạ hay tiếp xúc với những tia ion hóa khi xạ trị cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh ung thư xương.
- Chấn thương: Một số trường hợp bị ung thư xương có liên quan đến chấn thương, có thể những va đập mạnh từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến xương và sau một khoảng thời gian nhất định có thể dẫn đến căn bệnh này.
2. Dấu hiệu ung thư xương
Bệnh ung thư xương được chia thành các giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những dấu hiệu ung thư xương tương ứng, cụ thể là:
- Ở giai đoạn đầu: Những biểu hiện bệnh thường không rõ ràng, đôi khi chỉ thoáng qua, rất khó nhận biết nếu người bệnh không chú ý “lắng nghe cơ thể”.
Người bệnh có dấu hiệu đau nhức xương
+ Đau xương: Đây là biểu hiện bệnh dễ gặp phải. Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau xương rõ ràng hơn khi vận động mạnh hoặc vào ban đêm.
+ Có thể xuất hiện những khối u to tại vị trí xương bị đau nhức.
+ Trường hợp vị trí xương ung thư không được cơ che phủ thì người bệnh sẽ cảm nhận rõ da vùng này ấm hơn và xuất hiện những mạch xanh tím nổi trên bề mặt da.
- Ở giai đoạn bệnh tiến triển: Bước sang giai đoạn này, dấu hiệu ung thư xương đã rõ ràng hơn và người bệnh cũng có thể dễ dàng phát hiện được những bất thường trong cơ thể:
+ Hay bị mệt mỏi.
+ Sụt cân không rõ nguyên nhân.
+ Sốt nhẹ.
+ Đau xương, có dùng thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng đáng kể.
+ Xương yếu đi.
+ Vùng xương bị đau thường sưng khá to.
+ Dù không có chấn thương nhưng xương của bệnh nhân cũng rất dễ bị gãy, dễ bị liệt chân.
+ Trường hợp ung thư xương đã di căn đến các cơ quan khác thì ở những cơ quan này sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường.
3. Chẩn đoán ung thư xương
Nếu chỉ dựa vào những dấu hiệu ung thư xương thì rất khó để chẩn đoán chính xác về căn bệnh này, do đó, người bệnh cần thực hiện một số phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh theo hướng dẫn của bác sĩ, cụ thể:
Nên đi khám nếu có biểu hiện mệt mỏi
- Chụp X-quang xương thẳng – nghiêng: Kết quả hình ảnh sẽ giúp bác sĩ nhận biết được những mô mềm bị xâm lấn, vị trí tổn thương do tế bào ung thư.
- Chụp CT, Chụp MRI: Để xác định độ lan rộng của tổn thương.
- Chụp xạ hình xương: Đánh giá mức độ tổn thương và lên phác đồ điều trị phù hợp.
- Sinh thiết: Để đánh giá tổn thương là lành tính hay ác tính.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm khác như siêu âm các cơ quan, chụp phổi, chụp sọ não, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư,...
4. Điều trị ung thư xương
Nếu nhận biết dấu hiệu ung thư xương sớm thì cơ hội điều trị bệnh hiệu quả cùng tăng lên đáng kể và ngược lại. Hiện nay, các phương pháp như xạ trị, hóa trị và phẫu thuật vẫn là các phương pháp điều trị bệnh phổ biến.
- Phẫu thuật: Là phương pháp loại bỏ khối u, loại bỏ những tế bào bị xâm lấn. Như vậy, tuy có thể loại bỏ được khối u ung thư ra khỏi cơ thể nhưng phương pháp này có thể để lại hậu quả nhất định, đó là bệnh nhân sẽ bị mất đi toàn bộ 1 xương hoặc 1 đoạn xương.
Với sự tiến bộ hơn của nền y học hiện đại, phương pháp bảo tồn sẽ giúp người bệnh giảm bớt hậu quả sau điều trị. Các chuyên gia sẽ giúp bệnh nhân tạo hình khớp và xương sau phẫu thuật, chẳng hạn:
+ Dùng xương đồng loại ghép, thường là xương do người chết hiến tặng.
+ Một số trường hợp có thể tạo hình khớp, xương bằng một số nguyên liệu nhân tạo như hợp kim, vật liệu sinh học, titan,...
+ Cũng có thể dùng xương ghép tự thân.
- Hóa trị: Là dùng thuốc để tiêu diệt những tế bào ung thư. Các loại thuốc dùng trong hóa trị sẽ có những công dụng như sau:
+ Các loại thuốc có tác dụng tại chỗ: Có thể dùng trước hoặc sau phẫu thuật. Đối với những trường hợp dùng trước, thuốc có tác dụng thu nhỏ khối u, từ đó việc phẫu thuật sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Đối với những trường hợp dùng thuốc sau phẫu thuật, tác dụng của thuốc là tiêu diệt nốt những tế bào ung thư có thể còn sót lại và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
+ Tác dụng toàn thân: Những loại thuốc này không chỉ có tác dụng đối với những tế bào ung thư còn sót lại tại vị trí khối u ung thư mà còn có thể tiêu diệt những tế bào ung thư đã di căn xa, từ đó giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ.
- Xạ trị: Tác dụng của phương pháp này là ngăn chặn sự phát triển của khối u. Phương pháp này có thể hạn chế nguy cơ gãy xương và giảm đau.
Nên ung thư tại cơ sở y tế uy tín
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu ung thư xương, nguyên nhân gây bệnh và một số phương pháp điều trị. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!