Tin tức

Đau họng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 01/11/2023
Nguyễn Thị Hồng

Đau họng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau họng là tình trạng mà bất kỳ ai cũng sẽ trải qua ít nhất một lần trong đời. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến họng đau, khó chịu. Việc tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng tránh hiệu quả cho chính mình. 

1. Vì sao lại bị đau họng?

Hầu hết những trường hợp đau họng không gây ra vấn đề nguy hiểm sức khỏe và có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng gây sưng niêm mạc họng, người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, nhất là khi nhai, nuốt thức ăn, nước bột hoặc nói chuyện, đau nhức toàn thân, sưng hạch cổ,... Điều này làm ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. 

Nguyên nhân

Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau họng là: 

       Vi khuẩn: Không chỉ là nguyên nhân phổ biến mà vi khuẩn Streptococcus còn khiến có cơ đau ở vùng họng nghiêm trọng họng, kèm theo hiện tượng hoặc có mủ trắng vùng niêm mạc miệng. 

       Cảm lạnh, cúm: Là tác nhân phổ biến gây ra viêm họng với triệu chứng đau, khó chịu vùng họng, hắt hơi liên tục, tiết dịch mũi nhiều,…

       Thay đổi thời tiết: Không khí giảm độ ẩm, chuyển giao mùa khiến vùng miệng và họng bị khô, gây ra những kích thích dẫn đến viêm, đau rát họng.

       Môi trường: Không khí chứa nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, chất độc hại hoặc các tác nhân kích thích khác như phấn hoa, lông thú cưng,… khi tiếp xúc với niêm mạc họng sẽ gây phản ứng mẫn cảm dẫn đến đau, ngứa họng. 

       Công việc: Những người thường xuyên phải sử dụng giọng liên tục như giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch,… khiến dây thanh quản căng thẳng, vùng hầu họng vị tác động gây đau, rát.

       Bệnh lý: Trường hợp họng, thanh quản xuất hiện khối u hoặc người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau họng kéo dài.

       Thói quen: Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm hay thức uống lạnh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá,… là lý do khiến niêm mạc họng bị tổn thương gây đau.

A person in a white shirt

Description automatically generated

Cảm giác đau, khó chịu cổ họng gây ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày

Khi nào thì đau họng nên đi khám?

Nhiều trường hợp, tình trạng đau rát vùng họng có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi gặp những trường hợp dưới đây thì bạn cần đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và áp dụng biện pháp điều trị hiệu quả:

       Cơn đau vùng kéo dài trên 1 tuần dù đã thử nhiều biện pháp điều trị tại nhà không có dấu hiệu thuyên giảm.

       Cơn đau, rát họng đi kèm với những triệu chứng như phát ban, sốt, khó thở, toàn thân đau nhức không rõ nguyên nhân, ăn uống và nói chuyện bị cản trở,…

Tình trạng này thường do cơ thể bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc bị vi khuẩn tấn công. Nếu nguyên nhân do Streptococcus thì cần phải sử dụng kháng sinh để khắc phục tình trạng nhanh và hiệu quả. Ngoài ra, những biểu hiện trên còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý vùng họng hoặc có sự xuất hiện của khối u. Do đó, không nên chủ quan khi có triệu chứng đau, khó chịu họng.

A person holding a cup of tea

Description automatically generated

Đau họng gây cản trở ăn uống thì bạn nên đi khám

2. Cách chữa và phòng tránh đau họng 

Nếu đau họng không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà. Ngoài ra, để không trở thành nạn nhân của tình trạng này thì bạn cần phải xây dựng biện pháp phòng tránh hiệu quả cho bản thân.

Cách chữa viêm họng tại nhà

Một số cách khắc phục viêm họng tại nhà đơn giản mà bạn có thể tham khảo là:

       Súc miệng thường xuyên với nước muối để sát khuẩn, tiệt trùng và làm dịu cảm giác đau, rát, kích thích ở vùng họng. Có thể mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc hoặc pha ½ muỗng cà phê với 1 ly nước ấm. Nên súc nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 3 tiếng cho đến khi triệu chứng đau rát họng khỏi hẳn.

       Ngâm mật ong với chanh rồi dùng để pha nước uống hoặc ngậm sẽ giúp cải thiện hiện quả tình trạng đau, ngứa niêm mạc họng. Đồng thời, cách này còn giúp long đờm, hỗ trợ điều trị các vấn đề viêm đường hô hấp trên.

       Củ cải trắng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm, cải thiện hiệu quả triệu chứng đau, sưng họng. Bạn có thể nấu khoảng 250g củ cải trắng đã thái lát với 800ml nước trong khoảng 15 phút rồi sử dụng phần nước uống hàng ngày. 

       Pha mật ong, gừng với nước ấm cũng là cách trị cảm cúm, đau rát họng hiệu quả. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

       Trong trường hợp cơn đau vùng họng khiến bạn khó chịu và cản trở việc nuốt thức ăn thì bạn có thể mua viên kẹo ngậm giúp cải thiện triệu chứng tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo hướng dẫn hoặc khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất.

A teapot and cups of tea with lemons and ginger

Description automatically generated

Có thể pha trà gừng với mật ong để giảm triệu chứng đau, rát họng

Cách phòng tránh đau họng 

Để phòng tránh các cơn đau, khó chịu ở vùng hầu họng, bạn có thể áp dụng những cách sau:

       Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn tích tụ. 

       Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, họng bằng cách đeo khẩu trang và mặc áo khoác cao cổ mỗi khi ra ngoài, mặc áo ấm, đeo tất chân, găng tay và dùng khăn quàng cổ khi thời tiết chuyển lạnh,… 

       Đêm ngủ cần đóng kín cửa phòng để tránh gió lạnh lùa vào, không bật máy điều hòa nhiệt độ quá thấp khi ngủ. 

       Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nhiễm vi khuẩn, virus đường hô hấp trên để tránh nguy cơ lây lan. 

       Hạn chế sử dụng thực phẩm hoặc thức uống quá lạnh.

       Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ chất, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa tự nhiên để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

       Cung cấp đủ nước và tập thể dục đều đặn mỗi ngày. 

       Tiêm vaccine cúm để phòng bệnh, nhất là với trẻ nhỏ để tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể. 

Người bệnh cần lưu ý, khi có biểu hiện đau họng, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống khi chưa có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này đôi khi sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp điều trị đau, rát họng

Nếu bạn có triệu chứng đau, rát, ngứa họng kéo dài đi kèm với sốt, sổ mũi, hắt hơi liên tục, ớn lạnh, ho khan, ho có đờm,… thì có thể đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.  

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Từ khoá: đau họng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ