Tin tức
Đau ngực giữa: nguyên nhân và cách thức chẩn đoán
- 16/06/2024 | Đau ngực bên phải và những nguyên nhân thường gặp
- 27/06/2024 | Giải thích nguyên nhân hiện tượng đau ngực khi tới tháng
- 27/06/2024 | Đau ngực sau khi hết kinh 1 tuần là bị làm sao, khắc phục bằng cách nào?
1. Đau ngực giữa là như thế nào?
Đau ngực giữa có thể hiểu là cảm giác đau xuất hiện ở giữa lồng ngực, thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như:
- Cảm giác đau đột ngột hoặc kéo dài, có thể đau nhói hoặc âm ỉ.
- Khó thở hoặc cảm giác như bị ép chặt ở ngực.
- Đổ mồ hôi lạnh hoặc ra mồ hôi nhiều bất thường.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Chóng mặt, ngất xỉu.
- Đau có thể lan ra vai, lưng, cánh tay hoặc hàm.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay:
- Đau ngực kéo dài trên vài phút hoặc thường xuyên tái diễn.
- Đau ngực kèm theo khó thở, buồn nôn hoặc ngất xỉu.
- Đau ngực lan ra cánh tay, lưng, hàm hoặc vai.
- Chóng mặt.
- Mất ý thức.
Đau ngực giữa thường gây ra cảm giác nhói đau giữa ngực kèm khó thở
2. Nguyên nhân gây đau ngực giữa là gì?
2.1. Vấn đề về tim mạch
Đau ngực giữa thường liên quan đến các vấn đề về tim mạch như:
- Đau thắt ngực do mạch vành tắc nghẽn không hoàn toàn, tạo thành cơn đau.
- Đau thắt ngực ở nhồi máu cơ tim do mạch vành tắc hoàn toàn gây tổn thương cơ tim nghiêm trọng. Đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp.
- Viêm màng ngoài tim: viêm lớp màng bao quanh tim, gây đau ngực giữa, đau lan ra lưng hoặc vai.
2.2. Vấn đề về hệ tiêu hóa
Gặp vấn đề về hệ tiêu hóa cũng có thể là nguyên nhân gây đau ngực giữa, thường gặp nhất là:
- Trào ngược dạ dày - thực quản: cảm giác nóng rát từ dạ dày lan lên ngực.
- Viêm loét dạ dày - tá tràng: cơn đau lan từ bụng lên ngực.
- Viêm tụy cấp: đau ở vùng bụng trên và lan dần lên ngực.
2.3. Vấn đề về hô hấp
Một số vấn đề về hô hấp cũng có thể dẫn đến đau ngực giữa:
- Viêm phổi: đau ngực kèm theo ho và sốt.
- Viêm màng phổi: viêm màng bao quanh phổi, gây đau ngực khi hít thở.
- Tắc mạch phổi: tắc nghẽn động mạch phổi, gây đau ngực đột ngột kèm khó thở.
Bệnh tắc nghẽn động mạch phổi có thể gây đau tức ngực giữa, thở khò khè
2.4. Vấn đề về xương khớp
Các vấn đề cơ xương khớp cũng có thể gây nên triệu chứng đau ngực giữa như:
- Chấn thương ngực: đau do va chạm hoặc tổn thương xương sườn.
- Viêm khớp sụn sườn: gây đau ngực khi vận động.
2.5. Đau dây thần kinh liên sườn
Người bị đau dây thần kinh liên sườn thường có triệu chứng: đau tức ngực theo hướng lan từ mạng sườn ra sau cạnh cột sống, cơn đau thành từng đợt hoặc kéo dài chạy dọc theo dây thần kinh liên sườn, thường chỉ đau một bên.
Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện gặp các tình trạng nhiễm khuẩn như: cúm, lao, bệnh phổi, thấp khớp,...
3. Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đau ngực giữa
Đau ngực giữa là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, vì thế, cần tìm ra đúng nguyên nhân gây nên tình trạng này thì bác sĩ mới có căn cứ để lên phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đau ngực giữa thường được thực hiện gồm:
3.1. Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán đau ngực giữa. Bác sĩ sẽ thu thập thông tin chi tiết về triệu chứng, tiền sử bệnh lý và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân. Quá trình này bao gồm:
- Bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, hoặc bất kỳ bệnh lý nào khác có thể liên quan đến đau ngực giữa.
- Bệnh nhân sẽ được yêu cầu mô tả cụ thể về triệu chứng đau ngực giữa mà mình gặp phải, bao gồm :thời điểm bị đau, tính chất cơn đau, vị trí đau, phạm vi cơn đau lan tỏa.
- Bác sĩ kiểm tra huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và nghe phổi để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.
3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau ngực giữa, người bệnh có thể sẽ được chỉ định các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: đánh giá chỉ số sinh hóa máu có thể là nguyên nhân gây đau ngực giữa như:
+ Troponin: protein được giải phóng vào máu khi có tổn thương cơ tim. Tăng Troponin quá mức cảnh báo nhồi máu cơ tim.
+ CK-MB: enzyme có trong cơ tim, nếu CK-MB tăng cao chứng tỏ có tổn thương tim.
+ D-dimer: loại trừ tắc mạch phổi. D-dimer cao cảnh báo xuất hiện huyết khối.
- Điện tâm đồ
Điện tâm đồ đo hoạt động điện của tim giúp phát hiện:
+ Nhồi máu cơ tim.
+ Loạn nhịp tim.
+ Truyền dẫn tim có vấn đề.
Chụp X-quang ngực giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực giữa
- Chụp X-quang ngực
Chụp X-quang ngực giúp kiểm tra phổi và cấu trúc tim để phát hiện:
+ Viêm phổi: hiển thị các vùng viêm hoặc nhiễm trùng trong phổi.
+ Tràn dịch màng phổi: có dịch xung quanh phổi.
+ Bất thường về tim mạch: tim to, vôi hóa mạch vành.
- Siêu âm tim
Siêu âm tim cung cấp hình ảnh chi tiết của tim, giúp bác sĩ đánh giá:
+ Chức năng bơm máu của tim.
+ Cấu trúc tim bất thường.
+ Tràn dịch màng ngoài tim.
- Chụp CT-Scanner và chụp MRI
Đây là các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc ngực, giúp chẩn đoán:
+ Tắc mạch phổi: Chụp CT-Scanner mạch máu phổi để phát hiện cục máu đông.
+ Động mạch vành: Chụp CT-Scanner hoặc chụp MRI để kiểm tra hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành.
- Nội soi tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa được dùng để kiểm tra các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa có thể gây đau ngực giữa:
+ Nội soi dạ dày - thực quản: kiểm tra trào ngược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày hoặc các vấn đề khác liên quan đến dạ dày.
+ Nội soi đại tràng: kiểm tra các vấn đề về đại tràng có thể gây đau lan lên ngực.
- Xét nghiệm khác
Một số xét nghiệm khác có thể được sử dụng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân:
+ Kiểm tra chức năng phổi: kiểm tra dung tích phổi và khả năng trao đổi khí để đánh giá tình trạng hô hấp.
+ Thử nghiệm gắng sức: đánh giá khả năng chịu đựng của tim và phát hiện các vấn đề về mạch vành khi hoạt động thể lực.
Đau ngực giữa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chỉ khi xác định đúng được nguyên nhân gây bệnh thì mới có biện pháp điều trị phù hợp để tránh được biến chứng nguy hiểm. Nắm được thông tin về nguyên nhân và cách chẩn đoán tình trạng này sẽ giúp người bệnh biết cách xử trí trong tình huống cần thiết.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán đau ngực giữa có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Tim mạch - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!