Tin tức
Đau nửa đầu vai gáy bên trái nguyên nhân chính do đâu?
- 27/04/2020 | Đau nửa đầu bên phải: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- 25/06/2019 | Giảm thiểu chứng đau nửa đầu ở dân văn phòng bằng phương pháp ai cũng làm được?
1. Nhận diện cơn đau nửa đầu vai gáy bên trái
Những người bị đau nửa đầu vai gáy thường gặp phải triệu chứng như đau một bên đầu, đau có thể lan lên đỉnh đầu và lan xuống cổ, vai, gáy. Những cơn đau có thể gây đau mỏi vai gáy và tê bì tay. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc đau dữ dội, có cảm giác như điện giật. Việc đau nửa đầu bên trái hay phải phụ thuộc vào vị trí mà nội mạc bị tổn thương.
Đau nửa đầu vai gáy bên trái có thể do nhiều nguyên nhân
Tính chất cơn đau cũng rất đa dạng, có thể đau âm ỉ kéo dài, cũng có thể đau nhói thành từng đợt, người bệnh có thể có cảm giác như bị nhói giật theo mạch đập. Cơn đau cũng lan sang các vùng lân cận và có thể đau trong thời gian dài.
Triệu chứng đau nửa đầu thường kèm theo mệt mỏi, đau nhức vai gáy
Mức độ đau tùy thuộc vào mỗi người, có thể đau nhẹ, giảm sau vài giờ nhưng cũng có trường hợp cơn đau dữ dội không dứt, có thể kéo dài vài ngày. Đau thường sẽ giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn, đau dữ dội hơn khi phải làm việc và suy nghĩ căng thẳng.
Người bị đau nửa đầu vai gáy thường có triệu chứng sợ ánh sáng, âm thanh, vì những yếu tố này khiến cho cơn đau đầu trầm trọng hơn. Một số người có thể cảm nhận thấy như cơn đau đầu của mình chuẩn bị bùng phát khi ở những nơi ồn ào.
2. Nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy bên trái
2.1. Do căng thẳng đầu óc
Áp lực công việc, cuộc sống khiến cho chúng ta phải suy nghĩ nhiều dẫn đến não bộ bị căng thẳng. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nửa đầu vai gáy bên trái vào cuối ngày.
Nhân viên văn phòng, người làm việc trên máy tính quá nhiều hay tài xế là những đối tượng rất dễ bị đau nửa đầu vai gáy nhất.
Stress là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau nửa đầu vai gáy bên trái
2.2. Làm việc sai tư thế
Bên cạnh những căng thẳng, áp lực công việc thì cách làm việc cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Những người ít vận động, ngồi, nằm, hoạt động sai tư thế đều có nguy cơ bị đau nửa đầu vai gáy.
Những người ngồi quá lâu ở một vị trí với tư thế cúi gằm mặt vào máy tính hay để quạt hoặc điều hòa thổi vào đầu, sau gáy rất dễ bị đau nửa đầu. Tư thế nằm ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau này. Việc bạn nằm gối quá cao, nằm nghiêng về bên trái cố định suốt đêm cũng có thể khiến bạn đau nửa đầu khi thức dậy.
2.3. Bệnh đau nửa đầu trái
Migraine là một hội chứng đau nửa đầu kèm theo đau vai gáy mỗi khi người bệnh bị mất ngủ, quá căng thẳng, thời tiết thay đổi thất thường hoặc phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng này có thể tái phát ngay cả khi chế độ ăn uống của người bệnh thay đổi và không theo khoa học. Hội chứng Migraine còn khiến người bệnh bị mờ mắt, sợ ánh sáng, âm thanh và đau nửa đầu bên trái kèm theo đau mỏi vùng vai gáy.
2.4. Do bệnh lý khác
Đau nửa đầu vai gáy bên trái có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý liên quan đến não và cổ, gáy. Những bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, viêm màng não hay các bệnh lý xương khớp,… cũng là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đau nửa đầu sau gáy bên trái.
Những cơn đau đầu do bệnh lý thường âm ỉ và kéo dài nhiều ngày không dứt hoặc đau dữ dội, có thể kèm theo những triệu chứng khác như nôn, sốt cao, đau tăng dần theo thời gian, dùng thuốc giảm đau không thuyên giảm,… Khi gặp những trường hợp đau nặng như vậy, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để điều trị sớm.
3. Cách làm giảm thiểu cơn đau nửa đầu vai gáy bên trái
Hầu hết những cơn đau nửa đầu vai gáy bên trái đều lành tính và có thể trị khỏi bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, tập thể dục hoặc dùng thuốc giảm đau phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để làm giảm thiểu triệu chứng này.
- Không nằm nghiêng quá lâu về một phía, không nằm gối quá cao, nên chọn gối nằm và tư thế nằm sao cho xương cột sống và xương cổ được thẳng.
- Hạn chế cùi gằm mặt, gục mặt xuống bàn và chăm vận động hơn bằng cách ngả đầu về phía sau ghế.
- Sử dụng các liệu pháp massage để giúp cơ thể thư giãn đặc biệt là vùng đầu, cổ, vai gáy. Kết hợp thêm việc chườm nóng sẽ khiến những cơn đau nhanh chóng được giải quyết.
- Ngoài massage, châm cứu bấm huyệt cũng là một phương pháp rất tốt trong việc đẩy lùi cơn đau nửa đầu.
- Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, kết hợp tập luyện thể dục thể thao để ngăn ngừa những cơn đau nửa đầu tái phát.
- Thuốc giảm đau cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn đẩy lùi cơn đau nửa đầu khó chịu, tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý trong việc dùng thuốc giảm đau, không nên dùng thường xuyên, nếu quá đau phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được dùng thuốc.
Áp dụng liệu pháp massage để đẩy lùi cơn đau nửa đầu
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu những cơn đau chỉ mang tính chất nhẹ và tạm thời thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường để xoa dịu cơn đau đầu. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Nếu nhận thấy cơn đau đầu của mình quá dữ dội và kèm theo những biểu hiện như sau thì bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ:
- Đau đầu mức độ nặng.
- Đau tái phát nhiều lần dù đã dùng thuốc giảm đau.
- Cơn đau ngày một tăng, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đau kèm theo nôn, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sốt cao.
- Đau đầu kèm theo những triệu chứng thần kinh khu trú như yếu hoặc liệt hoàn toàn vận động, đi lại khó khăn,…
- Có tiền sử tăng huyết áp.
Những dấu hiệu cho thấy cơn đau nửa đầu vai gáy bên trái của bạn không đơn giản là do mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống hay những yếu tố cơ học khác. Đó có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm, nên tốt nhất, khi bị triệu chứng này, hãy tới các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị.
Một trong những cơ sở y tế với chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp hội tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi nhất cả nước hiện nay là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đến với MEDLATEC, chắc chắn bạn sẽ được thăm khám và điều trị hiệu quả, chấm dứt các cơn đau nửa đầu khó chịu. Liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn ngay hôm nay.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!