Tin tức

Điều trị bệnh trĩ nội độ 2 như thế nào và cần lưu ý gì?

Ngày 16/04/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Ở bệnh trĩ  nội độ 2, búi trĩ có thể đã sa ra ngoài khi đi vệ sinh nhưng vẫn có khả năng tự co lên được. Bệnh nhân có thể điều trị bệnh trĩ độ 2 bằng nhiều phương pháp, nội khoa hoặc ngoại khoa hoặc kết hợp cả hai. Sau điều trị, cần duy trì chế độ chăm sóc, sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa trĩ tái phát.

1. Đặc điểm cơ bản nhất của bệnh trĩ nội độ 2

Bệnh trĩ được chia thành 4 giai đoạn tiến triển bệnh với mức độ nghiêm trọng tăng dần.

điều trị bệnh trĩ độ 2

Trĩ độ 2 là mức độ tiến triển của bệnh trĩ

Đặc điểm và triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 2 như sau:

Tình trạng chảy máu

Chảy máu là triệu chứng sớm của trĩ và cũng là triệu chứng chủ yếu ở bệnh trĩ độ 2. Tình trạng máu chảy thường nhỏ giọt hoặc thành vệt theo phân ra ngoài. Máu chảy có thể là máu tươi nếu tổn thương mới hoặc máu cục khi chảy máu nhỏ trước đó đã đông lại.

Bệnh nhân trĩ độ 2 không thường bị chảy máu, chỉ khi đi vệ sinh với phân cứng, táo bón hoặc rặn mạnh.

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ ở bệnh trĩ cấp độ 2 không quá nghiêm trọng, thường xảy ra sau triệu chứng chảy máu khi đi đại tiện. Khối trĩ cũng thường sa xuống khi đi vệ sinh, sau đó có thể tự co lên. Tuy nhiên thời gian càng lâu nếu không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, búi trĩ sẽ sa xuống nhiều hơn. Khi tiến triển thành trĩ cấp độ 4, búi trĩ không thể tự co lên nữa.

Trĩ độ 2 có thể đã xuất hiện tình trạng sa búi trĩ

Trĩ độ 2 có thể đã xuất hiện tình trạng sa búi trĩ

Triệu chứng khác

Bệnh nhân trĩ cấp độ 2 có thể gặp một số triệu chứng không điển hình khác như: Thường xuyên táo bón, cảm giác đau rát khi đi vệ sinh, ngứa quanh hậu môn,…

Bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng cùng thăm khám để xác định giai đoạn trĩ. Từ đó có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, đem lại hiệu quả cao. Bệnh nhân có triệu chứng không nên chủ quan hoặc vì tâm lý e ngại mà né tránh điều trị, khiến búi trĩ sa, tình trạng đau đớn trở nên nghiêm trọng.

2. Tìm hiểu chi tiết các phương pháp điều trị bệnh trĩ độ 2

Với bệnh trĩ tiến triển đến giai đoạn này, bệnh nhân có nhiều lựa chọn điều trị với 2 nhóm chính là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, dựa trên mức độ bệnh và kích thước búi trĩ.

2.1. Điều trị trĩ độ 2 bằng nội khoa

Để tránh tổn thương gây chảy máu và nhiễm trùng, đầu tiên các búi trĩ cần được vệ sinh sạch sẽ bằng việc ngâm nước lạnh hàng ngày. Cùng với đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị như:

Trĩ độ 2 có thể điều trị bằng nội khoa

Trĩ độ 2 có thể điều trị bằng nội khoa

Thuốc có dẫn xuất từ Flavonoid

Những thuốc này có tác dụng trợ tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề, vì thế sẽ giúp bệnh nhân bị trĩ giảm nguy cơ nhiễm trùng, kháng viêm.

Thuốc bôi tại chỗ

Có nhiều loại thuốc đặt hoặc thuốc bôi tại chỗ như: Thuốc mỡ, viên đạn dược,… có tác dụng kháng viêm, tăng dẫn xuất trợ tĩnh mạch và cải thiện tình trạng sa búi trĩ.

Đa phần bệnh nhân trĩ độ 2 khi điều trị kiên trì bằng nội khoa và chăm sóc có thể cải thiện được triệu chứng cũng như kiểm soát được tình trạng sa, tăng kích thước búi trĩ. Tuy nhiên nếu điều trị bằng nội khoa không hiệu quả hoặc triệu chứng thường xuyên tái phát, nên can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ triệt để.

2.2. Điều trị trĩ độ 2 bằng ngoại khoa

Có nhiều thủ thuật có thể loại bỏ búi trĩ nhanh chóng, ít gây đau giúp bệnh nhân chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên cần kết hợp với chăm sóc để ngăn búi trĩ hình thành trở lại. Hiện nay, các thủ thuật thường dùng trong điều trị trĩ độ 2 bao gồm:

Phẫu thuật Longo

Kỹ thuật này sử dụng một máy khâu vòng y tế đặc biệt, bác sĩ sẽ cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược rồi khâu vòng lại. Việc này giúp giảm lưu lượng máu nuôi đến đám rối tĩnh mạch gây ra trĩ, từ đó búi trĩ sẽ dần teo lại. Đồng thời, can thiệp này sẽ giúp treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn.

Phẫu thuật Longo là phương pháp phổ biến trong điều trị trĩ

Phẫu thuật Longo là phương pháp phổ biến trong điều trị trĩ

Phẫu thuật Longo khá đơn giản, bệnh nhân phục hồi khá nhanh mà không cần nằm viện trong thời gian dài. Phương pháp này đạt hiệu quả cả trong trường hợp trĩ nội và sa trực tràng. Sau một thời gian, chỉ sẽ tự tiêu nên người bệnh có thể an tâm thực hiện.

Tuy nhiên phẫu thuật Longo chỉ can thiệp vào búi trĩ hiện có, có thể tái phát khi hình thành búi trĩ khác trong thời gian ngắn. Do đó bệnh nhân cần thường xuyên tái khám, kiểm tra và điều trị duy trì nếu trĩ tái phát.

Thắt trĩ bằng vòng

Phương pháp này sẽ thực hiện cột chung búi trĩ với da quanh hậu môn, khiến máu không thể lưu thông tốt đến búi trĩ. Sau một thời gian, mô sẹo xơ sẽ hình thành, dính vào lớp cơ dưới niêm mạc và cố định được ống hậu môn cũng như giảm kích thước búi trĩ.

Tuy nhiên, búi trĩ được thắt vào vùng da hậu môn nên bệnh nhân thường gặp cảm giác khó chịu, đau đớn. Hiện nay, thắt trĩ bằng vòng ít được dùng trong điều trị trĩ nói chung và điều trị bệnh trĩ độ 2 nói riêng.

Quang đông hồng ngoại

Kỹ thuật này sử dụng sức nóng hồng ngoại tác động lên búi trĩ, kích thích hình thành sẹo xơ cản trở lưu lượng máu nuôi đến búi trĩ. Đồng thời, búi trĩ được cố định vào ống hậu môn, giảm nguy cơ phát triển và sa nặng.

Quang đông hồng ngoại là phương pháp khá an toàn, không gây chảy máu nhiều nhưng hiện chi phí thực hiện khá cao. Do đó, nhiều bệnh nhân còn cân nhắc khi lựa chọn quang đông hồng ngoại để điều trị trĩ độ 2.

Bệnh nhân sau điều trị trĩ cần chăm sóc tốt phòng ngừa bệnh tái phát

Bệnh nhân sau điều trị trĩ cần chăm sóc tốt phòng ngừa bệnh tái phát

3. Bác sĩ lưu ý khi chăm sóc trong và sau điều trị trĩ nội độ 2

Với bệnh trĩ nói chung, chế độ chăm sóc và sinh hoạt lành mạnh có vai trò quan trọng kể cả bệnh nhân đã điều trị trĩ. Chăm sóc tốt sẽ giúp búi trĩ không tiếp tục phát triển, giảm triệu chứng đau đớn cũng như hạn chế nguy cơ tái phát trĩ.

Dưới đây là một số lưu ý dành cho bệnh nhân trĩ nội độ 2:

Tập thói quen đi vệ sinh đều đặn

Nên tập cho bản thân thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày vào khung giờ nhất định. Điều này giúp phân không bị giữ quá lâu, bị hút nước và trở nên cứng. Bệnh nhân sẽ đi đại tiện dễ dàng hơn và không gây tổn thương cho búi trĩ.

Ăn uống lành mạnh

Rượu bia và các chất kích thích như: chè, cà phê, thức ăn cay nóng,… có thể gây tổn thương, đau đớn cho bệnh nhân trĩ. Do đó hãy hạn chế những loại thực phẩm này, thay vào đó tăng cường bổ sung chất xơ giúp tiêu hóa và đi đại tiện tốt hơn, tăng cường Vitamin và khoáng chất để nâng cao sức khỏe.

Điều trị bệnh trĩ nội độ 2 là hoàn toàn có thể, bệnh nhân cần điều trị kiên trì, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như chăm sóc tốt trong và sau điều trị. Nếu cần tư vấn về phương pháp điều trị thích hợp, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900565656.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.