Tin tức
Điều trị viêm xoang mãn tính bằng cách nào?
- 01/02/2024 | Cấu tạo xương sàng và cách ngăn ngừa bệnh viêm xoang sàng sau
- 01/02/2024 | Tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng các loại viêm xoang thường gặp
- 01/01/2024 | Viêm xoang trán có nguy hiểm không?
1. Một số tác nhân gây viêm
xoang mạn tính
Viêm xoang mạn tính rất phổ biến và có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh xảy ra khi có những ổ viêm nhiễm hình thành ở các vị trí xoang khác nhau. Bệnh thường do vi khuẩn, virus hoặc một số tác nhân dị ứng gây ra. Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân như sau:
- Khi mắc phải những bệnh đường hô hấp trên, người bệnh không được điều trị đúng cách và dứt điểm, từ đó gặp phải biến chứng và dẫn đến viêm xoang. Thông thường, những trường hợp bị viêm xoang mạn tính thường là do mắc thể viêm xoang cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời.
- Ngoài ra, viêm xoang mạn còn có thể do viêm xoang dị ứng gây ra.
Môi trường ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang mạn tính
- Một số yếu tố từ môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm xoang mạn tính có thể kể đến như thường xuyên hít khói thuốc lá, sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, thói quen sử dụng chất kích thích, thời tiết lạnh,...
- Cấu trúc vùng mũi bất thường, chẳng hạn như lệch vách ngăn, dị hình vách ngăn,... cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm xoang mạn.
- Khi bị hội chứng trào ngược dạ dày, mũi họng của người bệnh sẽ tiếp xúc nhiều với dịch vị dạ dày có chứa nhiều axit, làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm đường hô hấp trên, đặc biệt là tình trạng viêm xoang mạn tính.
Nguyên nhân gây bệnh cũng là yếu tố quan trọng để bác sĩ cân nhắc về phác đồ điều trị viêm xoang mạn tính.
2. viêm xoang mãn tính
Ngoài nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng viêm xoang mạn tính cũng là một cơ sở để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh:
Sổ mũi có thể là do viêm xoang mạn tính
- Triệu chứng lâm sàng: Thông thường, các triệu chứng của viêm xoang mạn tính thường kéo dài trên 12 tuần. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như sau:
+ Ngạt mũi, có cảm giác khó thở, giọng nói giống như bị cảm cúm.
+ Hay khịt mũi hoặc xì mũi.
+ Đau nhức ở vị trí xoang.
+ Do mũi thường xuyên bị bít tắc, ngạt nên người bệnh dễ bị mất khứu giác.
+ Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, hắt hơi nhiều và hơi thở có mùi,...
Viêm xoang gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh
- Khi soi mũi, bác sĩ có thể nhận thấy những bất thường như sau:
+ Khe giữa và khe trên có dịch mủ đặc hoặc nhầy.
+ Phù nề ở niêm mạc hốc mũi hoặc hình thành polyp mũi.
+ Phát hiện một số vấn đề bất thường ở mũi như vẹo lệch vách ngăn,...
- Phân biệt viêm xoang mạn tính với viêm xoang cấp tính và viêm xoang mũi dị ứng:
Những triệu chứng của viêm xoang cấp tính thường không kéo dài. Tuy nhiên, khi bị viêm xoang mạn tính, các triệu chứng bệnh sẽ thường kéo dài trên 12 tuần. Ngoài ra, có thể phân biệt tình trạng cấp tính và mạn tính bởi màu sắc dịch nhầy, tình trạng sổ mũi, hắt hơi,...
Viêm xoang dị ứng thường xuất hiện những triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, chảy dịch mũi trong và không có mủ ở khe. Bên cạnh đó, cuốn mũi ở những bệnh nhân viêm xoang dị ứng thường nhợt màu và bị phù nề. Để chẩn đoán chính xác viêm xoang dị ứng thì cần test lẩy da hay test kích thích mũi,…
3. Phương pháp điều trị viêm xoang mạn tính
Việc viêm xoang mạn tính không hề dễ dàng. Để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và phù hợp nhất, bác sĩ cần cân nhắc rất kỹ. Hiện nay, phần lớn bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh bằng các loại thuốc phù hợp. Trong trường hợp, điều trị bằng thuốc trong thời gian dài không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Bên cạnh đó, những trường hợp dị hình cấu trúc mũi hay bị thoái hóa polyp mũi xoang cũng cần được can thiệp phẫu thuật.
Điều trị viêm xoang bằng thuốc
- viêm xoang bằng phương pháp nội khoa:
Đây là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Trong đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc điều trị toàn thân như thuốc kháng sinh (thường được sử dụng từ 2 đến 3 tuần) hoặc sử dụng thuốc giảm đau qua đường uống.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị bệnh, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc điều trị tại chỗ, thuốc rửa mũi, thuốc corticosteroid ở dạng xịt. Người bệnh cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi bị viêm xoang, bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm, các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, giàu omega-3 và đặc biệt cần uống đủ nước mỗi ngày.
- Điều trị ngoại khoa
Nếu điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật nội soi chức năng, phẫu thuật mở sàng-hàm,... tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, phòng phẫu thuật cần được vô khuẩn và việc phẫu thuật cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
Sau phẫu thuật 24 giờ, người bệnh sẽ được rút merocel mũi và sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc corticosteroid dạng uống trong khoảng 1 đến 2 tuần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để sớm hồi phục và nâng cao sức khỏe.
Trên đây là thông tin về viêm xoang mạn tính và một số phương pháp điều trị bệnh. Để đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý, bác sĩ cần thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng bệnh. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Do đó, nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Hiện nay, chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC cơ sở y tế mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thăm khám bệnh. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!