Tin tức

Định lượng hồng cầu trong máu thấp có sao không?

Ngày 01/04/2024
Ngô Thị Mai Phương
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Lượng hồng cầu là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá thể trạng và những yếu tố nguy cơ rủi ro về sức khỏe của mỗi người. Vậy định lượng hồng cầu trong máu thấp có thể gây ra những vấn đề gì và làm sao để khắc phục hiệu quả?

1. Định lượng hồng cầu trong máu thấp là do đâu?

Kết quả chỉ số xét nghiệm RBC bình thường hay định lượng hồng cầu tiêu chuẩn sẽ dao động trong khoảng 4.2 đến 5.9 T/L (khoảng tham chiếu chính xác cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thường được thể hiện trong phiếu trả kết quả xét nghiệm). Tuy nhiên, tùy theo giới tính, độ tuổi mà chỉ số hồng cầu trong máu cũng có sự chênh lệch nhất định. Ở trẻ sơ sinh là 3.8 T/L, nữ giới có chỉ số RBC dao động từ 3.9  đến 5.03 T/L, còn với nam giới chỉ số này nằm trong khoảng 4.32-5.72 T/L.

Một số bệnh về máu có thể làm giảm số lượng hồng cầu

Một số bệnh về máu có thể làm giảm số lượng hồng cầu

Tế bào hồng cầu sẽ tồn tại khoảng 100 đến 120 ngày. Khi những tế bào hồng cầu già đi, chúng sẽ được tiêu hủy và thay thế vào đó là những tế bào hồng cầu mới. Nếu chỉ thông qua những biểu hiện lâm sàng thì rất khó khăn để chẩn đoán người bệnh có đang bị giảm hồng cầu hay không. Do đó cần thực hiện xét nghiệm chỉ số hồng cầu mới có được kết quả rõ ràng nhất.

Có nhiều nguyên nhân khiến hồng cầu trong tế bào máu giảm, trong đó bao gồm một số nguyên nhân như:

- Thiếu máu: Nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt, do mắc các bệnh lý về máu (thường gặp nhất là bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm), do chảy máu đường tiêu hóa ở dạ dày,... Vì những nguyên nhân này mà hồng cầu trong máu bị giảm đi rõ rệt, không đáp ứng được việc cung cấp oxy để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

- Bên cạnh đó, định lượng hồng cầu trong máu thấp còn có thể là do người bệnh mắc phải một số bệnh lý như sốt xuất huyết, nhiễm trùng, bệnh về tủy, bệnh ung thư, một số bệnh về thận,...

- Mẹ bầu: Cơ thể cần nhiều sắt và các dưỡng chất cần thiết để nuôi thai nên cũng có thể bị giảm hồng cầu trong máu. Chính vì thế, kiểm tra lượng hồng cầu trong máu cũng là một trong những xét nghiệm cần thiết trong giai đoạn mang thai.

- Ngoài ra những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật dạ dày,... cũng có thể gặp phải tình trạng định lượng hồng cầu trong máu thấp.

2. Định lượng hồng cầu trong máu thấp có nguy hiểm không?

Khi định lượng hồng cầu trong máu thấp, người bệnh sẽ gặp phải một số bất thường như sau:

- Ở giai đoạn đầu, cơ thể người bệnh không gặp phải những biểu hiện nghiêm trọng nào cả. Tuy nhiên, khi hồng cầu giảm nhiều hơn, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị mệt mỏi và thiếu năng lượng, chóng mặt, đau nhức đầu và rất khó để tập trung vào công việc và học tập. Nếu không được khắc phục sớm thì biểu hiện của bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.

Người bệnh mệt mỏi do giảm hồng cầu trong máu

Người bệnh mệt mỏi do giảm hồng cầu trong máu

- Người bệnh bị giảm hồng cầu trong một thời gian dài, tim sẽ gặp nhiều áp lực do liên tục phải bơm máu để cải thiện tình trạng thiếu oxy trong máu. Điều này có thể dẫn tới tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch.

3. Phải làm sao khi định lượng hồng cầu trong máu thấp?

Sau khi phân tích kết quả xét nghiệm RBC và các chỉ số xét nghiệm về máu, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng định lượng hồng cầu trong máu thấp là do đâu, đồng thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy theo nguyên nhân.

Xét nghiệm để kiểm tra xem bạn có bị thiếu hồng cầu hay không

Xét nghiệm để kiểm tra xem bạn có bị thiếu hồng cầu hay không

Những phương pháp thường được áp dụng để giúp tăng hồng cầu trong máu là:

- Truyền máu: Những trường hợp chỉ số hồng cầu giảm nhẹ thì không cần áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, với những trường hợp định lượng hồng cầu trong máu giảm thấp nghiêm trọng và xảy ra đột ngột thì phương pháp truyền máu không chỉ đạt hiệu quả cao mà còn rất nhanh chóng.

- Trường hợp bệnh nhân thiếu máu là do thiếu sắt, vitamin B12, acid folic,… thì người bệnh nên được bổ sung các dưỡng chất vào chế độ ăn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu. Người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm như sau:

+ Những loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt đỏ, gan động vật, các loại động vật có vỏ, thịt gà tây, rau bina, bông cải xanh, các loại đậu, hạt bí ngô,...

+ Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 như sữa, trứng, cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt,...

- Sử dụng các loại thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như:

+ Thuốc ức chế miễn dịch.

+ Thuốc điều trị: Trường hợp người bệnh bị giảm hồng cầu là do bệnh lý thì cần tìm chính xác nguyên nhân bệnh lý đó là gì và dùng thuốc điều trị để bệnh khỏi dứt điểm. Khi đó, tình trạng định lượng hồng cầu trong máu thấp cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

+ Một số loại thuốc thúc đẩy quá trình tạo máu ở tủy xương, thuốc bổ sung sắt, vitamin B12, axit folic.

- Điều chỉnh lối sống:

Cho dù nguyên nhân giảm hồng cầu trong máu là gì thì việc điều chỉnh lối sống kết hợp với các phương pháp điều trị khác là vô cùng cần thiết. Khi bạn có thói quen sống khoa học và lành mạnh thì cơ thể sẽ sản xuất hồng cầu đều đặn hơn, đồng nghĩa với việc lượng hồng cầu trong máu cũng sẽ ổn định hơn.

Do đó, bạn nên áp dụng chế độ ăn đa dạng dưỡng chất, uống nhiều nước, hạn chế uống bia rượu, cà phê, không lạm dụng aspirin. Bên cạnh đó, cần tập luyện thể thao mỗi ngày để kích thích quá trình sản sinh hồng cầu. Nên lựa chọn bài tập phù hợp, tránh tập quá sức gây phản tác dụng.

Nếu có bất thường nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám

Nếu có bất thường nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám

Trên đây là nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách khắc phục tình trạng định lượng hồng cầu trong máu thấp để tránh gây ra những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Do đó, ngay khi có biểu hiện bất thường như da xanh xao, mệt mỏi, bạn nên đi khám để được các bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.

Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các phòng khám, bệnh viện của Hệ thống Y tế MEDLATEC để kiểm tra sức khỏe, thực hiện xét nghiệm hoặc cũng có thể đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi để tiết kiệm thời gian khám bệnh thông qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ