Tin tức

Đừng bỏ qua bài viết sau nếu có ý định chụp CT cắt lớp

Ngày 04/02/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Chụp CT cắt lớp là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên trước khi thực hiện hình thức kiểm tra sức khỏe này bạn nhất định phải biết các lưu ý mà MEDLATEC tổng hợp dưới đây để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân nhé!

1. Các trường hợp chống chỉ định cho việc chụp CT cắt lớp

Phụ nữ đang mang thai

Việc chụp CT trên thực tế là quá trình bác sĩ sử dụng tia X quét lên cơ thể người bệnh để thu về hình ảnh bệnh lý liên quan nên phụ nữ đang có thai tuyệt đối không được chụp CT. 

Theo đúng lý thuyết thì tia X này sẽ không gây tổn hại gì nghiêm trọng cho sức khỏe của con người cũng như không để lại tác dụng phụ tiêu cực nào. Thế nhưng chất phóng xạ dù liều lượng thấp và đã có tính toán vẫn có các tác động nhất định lên các tế bào trên cơ thể. Đặc biệt là đối với thai nhi dưới 3 tháng tuổi, các tế bào đầu tiên trên cơ thể vẫn đang hình thành và phát triển thì nên cẩn trọng hơn trong việc thực hiện chụp CT.

Vì vậy để đảm bảo em bé không bị dị tật, bạn hãy báo ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu bạn được chỉ định chụp CT trong thai kỳ. Đồng thời thay vì thực hiện chụp CT, bạn có thể thảo luận với bác sĩ để chọn ra phương pháp xét nghiệm an toàn hơn như siêu âm hoặc MRI.

Các bệnh nhân chống chỉ định với thuốc cản quang

Trong quá trình chụp CT cắt lớp, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sử dụng kết hợp thuốc cản quang để làm rõ hơn các hình ảnh bất thường. tia X sẽ giúp các khu vực nhất định hiển thị tốt hơn bằng sự trợ giúp của thuốc cản quang.

Các bệnh nhân có khả năng bị dị ứng thuốc cản quang đều không thể thực hiện chụp CT

Các bệnh nhân có khả năng bị dị ứng thuốc cản quang đều không thể thực hiện chụp CT

Tuy nhiên, không phải ai cũng đáp ứng sử dụng được loại thuốc này. Các bệnh nhân bị suy gan, suy thận ở mức nặng tuyệt đối không thể sử dụng loại thuốc này. Thuốc có thể là suy giảm thêm chức năng của 2 bộ phận này. Ngoài ra, các bệnh nhân đang bị sốt cao dẫn đến mất nước trong cơ thể cũng không sử dụng loại thuốc này được.

Đặc biệt có một số bệnh nhân dị ứng với loại thuốc cản quang này nên bạn cũng cần thận trọng khi thảo luận trước với bác sĩ. Thường thì chất cản quang đều có chứa i-ốt nên nếu bạn đã có tiền sử phản ứng tiêu cực với chất này thì hãy thông báo kịp thời cho bác sĩ chuyên khoa. Đừng quá lo lắng vì nếu bạn bắt buộc phải kết hợp thêm thuốc cản quang thì bác sĩ sẽ sử dụng thêm thêm thuốc dị ứng hoặc steroid để hạn chế tối đa các trường hợp xấu.

2. Thuốc cản quang có nhiều hình thức khác nhau để đưa vào cơ thể

Khi nghe đến thuốc cản quang hầu hết các bệnh nhân thường nghĩ đến việc phải uống. Tuy nhiên thực tế thì có rất nhiều cách sử dụng thuốc cản quang để phục vụ tốt nhất cho quá trình chụp CT cắt lớp. Cụ thể là bác sĩ sẽ chọn con đường ngắn nhất để đưa thuốc cản quang đến bộ phận cần chụp CT. 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đưa thuốc cản quang hỗ trợ chụp CT vào cơ thể người bệnh

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đưa thuốc cản quang hỗ trợ chụp CT vào cơ thể người bệnh

Hiện nay, đang có 3 cách để đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân bao gồm:

  • Truyền thuốc cản quang bằng đường tĩnh mạch. Vị trí thích hợp để thực hiện truyền thường là ở bàn tay hoặc cẳng tay.

  • Vì thuốc cản quang hoàn toàn có thể được bài tiết ra ngoài cơ thể thông qua hoạt động bài tiết thông thường nên người bệnh có thể uống thuốc này. Bác sĩ sẽ dặn bạn cần uống trước khi thực hiện xét nghiệm một khoảng thời gian nhất định.

  • Trường hợp sử dụng thuốc cản quang này khá hiếm nhưng vẫn có thể áp dụng là đưa thuốc vào cơ thể bằng đường trực tràng.

3. Truyền thuốc cản quang có đau không, có cần kiêng gì không?

Việc truyền thuốc cản quang thông qua đường tĩnh mạch trước khi chụp CT cắt lớp là tương đối phổ biến. Tuy nhiên việc truyền thuốc này cũng được ghi nhận là sẽ đem lại một số cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Cụ thể là người bệnh có thể thấy nóng khắp cơ thể, có vị kim loại trong miệng và khu vực truyền bị đỏ. Tuy nhiên các cảm giác bất tiện này là hoàn toàn bình thường và nó sẽ sớm biến mất sau khi chụp CT xong.

Để sử dụng thuốc cản quang và thu về kết quả chụp CT tốt nhất có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân không ăn uống trong vòng 5 giờ đồng hồ. 

Đặc biệt nếu bạn đang là bệnh nhân tiểu đường và sử dụng thuốc chỉ định bắt buộc thì nên đem theo đơn thuốc để trao đổi thêm với bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phải tạm dừng thuốc thì thuốc cản quang mới hiệu quả được.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tiểu đường thì hãy trao đổi lại với bác sĩ để xem có cần ngưng thuốc hay không

Nếu bạn đang sử dụng thuốc tiểu đường thì hãy trao đổi lại với bác sĩ để xem có cần ngưng thuốc hay không

4. Các lưu ý trong khi thực hiện chụp CT cắt lớp

Việc chụp CT hiện nay hoàn toàn không đau và cũng không có tác dụng phụ nên bạn hãy thả lỏng tinh thần.

Thời gian diễn ra một quá trình chụp CT cũng rất nhanh chóng, chỉ khoảng 20 - 30 phút là hoàn thành.

Bạn hãy hạn chế tất cả các kim loại có trên cơ thể mình bao gồm cả nữ trang, các loại kính cũng như răng giả. Chúng có thể gây nhiễu ảnh khiến kết quả chụp CT không được chính xác.

Nếu bạn bắt đầu bước vào quá trình chụp CT và các bác sĩ rời khỏi phòng thì không cần lo lắng. Đây là yêu cầu chuyên môn rất cơ bản của việc chụp CT. Các bác sĩ sẽ chỉ theo dõi và nhận hình ảnh chụp CT từ xa tại phòng điều khiển. Bạn vẫn có thể liên lạc bình thường với các bác sĩ thông qua một bộ đàm đặc biệt. Vì vậy nếu bạn cảm thấy có bất kỳ điều gì bất tiện thì hãy báo ngay và yêu cầu sự trợ giúp y tế kịp thời nhé.

Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình chụp CT từ phòng điều khiển

Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình chụp CT từ phòng điều khiển

Trong khi máy chụp CT cắt lớp bạn lưu ý phải tuyệt đối nằm yên không cử động. Tất cả các chuyển động có thể sẽ làm lệch lạc kết quả chẩn đoán sau này. Với các bệnh nhân chụp CT bộ phận gần lồng ngực thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải nín thở trong một thời gian ngắn. Điều này giúp hạn chế sự chuyển động do hoạt động hô hấp của chúng ta đem lại.

Trên đây là một số lưu ý có liên quan đến hoạt động chụp CT cắt lớp dành cho tất cả các bệnh nhân nói chung. Tuy nhiên, vì đây là một trong những kỹ thuật tương đối đặc biệt, có độ chính xác cao nên bạn cần liên hệ trước với các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được sự tư vấn và hướng dẫn qua số điện thoại liên hệ 1900 56 56 56

Từ khoá: chụp ct cắt lớp

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.