Tin tức

Fluticasone Propionate là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng

Ngày 26/03/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Người bị viêm mũi dị ứng, Polyp mũi thường được chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc Corticosteroid tại chỗ. Nổi bật trong số này phải kể đến Fluticasone Propionate. Ngoài dạng dung dịch xịt quen thuộc, loại thuốc này còn bào chế dưới nhiều dạng khác. Để hiểu rõ hơn về tác dụng, cách dùng và liều dùng Fluticasone, bạn hãy tham khảo bài chia sẻ sau đây của MEDLATEC.

1. Fluticasone Propionate là thuốc gì?

Fluticasone Propionate thuộc nhóm Corticosteroid sử dụng tại chỗ. Loại thuốc này có nhiều dạng bào chế khác nhau, cụ thể như: 

  • Dạng kem. 
  • Dạng dung dịch xịt mũi
  • Dạng thuốc mỡ. 
  • Dạng bột. 

Hoạt chất Fluticasone Propionate có trong nhiều loại thuốc xịt mũi

Hoạt chất Fluticasone Propionate có trong nhiều loại thuốc xịt mũi

Trong đó, dạng dung dịch xịt mũi là phổ biến hơn cả. Tùy tình trạng bệnh lý, yêu cầu điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc có dạng điều chế phù hợp. 

2. Tác dụng chính của Fluticasone

Tác dụng chính của thuốc Fluticasone là hỗ trợ kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi,... Bên cạnh đó, loại thuốc này giúp giảm triệu chứng khó chịu liên quan đến dị ứng mắt, giảm hiện tượng sưng, viêm. 

3. Chỉ định và chống chỉ định

Fluticasone được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp nhất định. Bên cạnh đó, có một số nhóm đối tượng không phù hợp với loại thuốc này. Cụ thể như sau:

3.1. Chỉ định

Những đối tượng nằm trong nhóm chỉ định dùng thuốc Fluticasone Propionate bao gồm:

  • Người bị hen. 
  • Người bị viêm mũi dị ứng mạn tính hoặc dị ứng theo mùa. 
  • Người bị Polyp mũi. 
  • Người mắc bệnh phổi mạn tính (COPD) kèm tình trạng viêm phế quản mạn tính. 
  • Người mắc bệnh lý về da liễu như viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, vảy nến, lupus ban đỏ, Eczema atopic (dị ứng di truyền), eczema tiết bã, eczema hình đĩa, Like phẳng,...

Fluticasone giúp giảm triệu chứng khó chịu của chứng viêm mũi

Fluticasone giúp giảm triệu chứng khó chịu của chứng viêm mũi

Trong một số trường hợp, người bị viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn có thể sử dụng Fluticasone theo đường uống . 

3.2. Chống chỉ định 

Các trường hợp chống chỉ định, không nên dùng thuốc Fluticasone Propionate gồm có: 

  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần, hoạt chất nào trong thuốc. 
  • Người bị nhiễm nấm, lở loét tại khu vực da cần bôi thuốc. 
  • Người nhiễm Herpes, bị thủy đậu. 

Ngoài ra, loại thuốc này cũng không sử dụng trong một số trường hợp dưới đây: 

  • Điều trị giảm cơn co thắt phế quản cấp tính ở người bị hen. 
  • Điều trị cho người bị viêm mũi không dị ứng theo đường tiêm. 
  • Điều trị mụn trứng cá đỏ. 

Fluticasone Propionate không được sử dụng trong điều trị co thắt phế quản cấp tính ở người bị hen

Fluticasone Propionate không được sử dụng trong điều trị co thắt phế quản cấp tính ở người bị hen

Với người bị hen nặng, thuốc Fluticasone cũng không được chỉ định ban đầu nếu bệnh nhân chưa áp dụng biện pháp điều trị bệnh khác. 

4. Cách dùng và liều dùng 

Cách dùng và liều lượng sử dụng là thông tin quan trọng bạn cần tìm hiểu khi được kê đơn điều trị bằng thuốc Fluticasone.

4.1. Cách dùng 

Fluticasone Propionate có dạng bào chế rất đa dạng. Phụ thuộc theo đặc điểm bệnh lý, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc có dạng bào chế phù hợp. 

4.2. Liều dùng 

Thuốc Fluticasone có thể được chỉ định cho người lớn và trẻ nhỏ trong điều trị một số bệnh lý. Để loại thuốc này phát huy tối ưu tác dụng, người bệnh cần tuân thủ liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

4.2.1. Ở người lớn 

Liều lượng sử dụng Fluticasone ở người trưởng thành được điều chỉnh thay đổi theo tình trạng bệnh lý thực tế. Cụ thể như: 

  • Dùng trong điều trị bệnh hen:
  • Với dạng thuốc giãn phế quản: Liều lượng khởi đầu vào khoảng 88 microgram/ngày, chia thành 2 lần uống mỗi ngày. 
  • Nếu dùng theo dạng hít: Liều lượng khởi đầu vào khoảng 88 đến 220 microgram/ngày, 2 lần hàng ngày. 
  • Nếu dùng theo đường uống: Liều lượng khởi đầu vào khoảng 880 microgram/ngày, chia thành 2 lần dùng. 
  • Dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng: Liều dùng khởi đầu vào khoảng 200 microgram/ngày, dùng 2 lần/ngày, tối đa không quá 400 microgram/ngày. Sau đó, liều dùng có thể giảm xuống 100 microgam/ngày. 
  • Dùng trong điều trị bệnh lý da liễu: Bôi 1 đến 2 lần/ngày. 
  • Dùng trong điều trị Polyp mũi: Liều dùng vào khoảng 200 microgram/bên mũi. Mỗi ngày, nhỏ 1 đến 2 lần, duy trì trong 4 đến 6 tuần. 

4.2.2. Ở trẻ em 

So với người lớn, liều dùng Fluticasone áp dụng cho trẻ em thường thấp hơn. Đơn cử như: 

  • Dùng trong điều trị bệnh hen: Liều lượng vào khoảng 50 đến 100 microgram/ngày, chia thành 2 lần dùng (áp dụng cho trẻ trên 4 tuổi). 
  • Dùng trong điều trị viêm mũi: Liều dùng khởi đầu vào khoảng 100 microgram/ngày. Trường hợp cần thiết có thể tăng liều nhưng không quá 200 microgram (áp dụng cho trẻ trên 12 tuổi). 
  • Dùng trong điều trị bệnh lý da liễu: Mỗi ngày, bôi 1 đến 2 lần (không bôi vào vết thương hở). 

5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc 

Ngoài tác dụng trị bệnh, Fluticasone Propionate đôi khi vẫn gây ra một vài tác dụng phụ. Cụ thể như:

5.1. Tác dụng phụ thường gặp 

Một số tác dụng phụ phổ biến hay xuất hiện ở người điều trị bằng thuốc Fluticasone phải kể đến là:

  • Đau nhức đầu. 
  • Đau lưng. 
  • Chảy máu cam nhẹ. 
  • Giảm nhu cầu tình dục. 
  • Ho hoặc đau họng. 
  • Giọng nói khàn. 
  • Bị đau tại vùng xoang mũi,…

Khi dùng các loại thuốc Fluticasone, mọi người thường bị đau nhức đầu

Khi dùng các loại thuốc Fluticasone, mọi người thường bị đau nhức đầu

5.2. Tác dụng phụ ít gặp 

Nếu dùng xịt mũi Fluticasone, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như chảy nước mũi, hắt hơi, khô mũi, vách mũi bị tổn thương, da nổi mề đay, buồn nôn, chóng mặt,... Trường hợp dùng thuốc bôi ngoài da, người bệnh đôi khi sẽ biểu hiện triệu chứng nổi mụn trứng cá đỏ, da bị khô, ngứa ngáy, da trở nên nhạy cảm hơn. 

5.3. Tác dụng phụ hiếm gặp

Co thắt phế quản, đục thủy tinh thể, suy vỏ thượng thận, mũi hoặc họng bị nhiễm nấm Candida,... là những tác dụng phụ hiếm khi xuất hiện ở người dùng Fluticasone. Tuy nhiên nếu cơ thể biểu hiện triệu chứng khác thường, bạn cần kịp thời thông báo tình hình cho bác sĩ. 

6. Lưu ý chung khi sử dụng 

Để hạn chế tối đa rủi ro không mong muốn trong quá trình sử dụng, bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không dừng sử dụng thuốc đột ngột nếu chưa tham khảo tư vấn bác sĩ. 
  • Nếu dùng thuốc dạng bôi ngoài da, bạn không nên băng kín vết thương trong thời gian dài. 
  • Không để thuốc dính vào mắt. 
  • Không tự ý sử dụng Fluticasone cho vết thương nhiễm khuẩn nếu chưa bổ sung kháng sinh theo chỉ dẫn. 
  • Trước khi được kê đơn điều trị bằng Fluticasone, bạn cần thông báo tình hình dùng thuốc, bệnh lý đang điều trị cho bác sĩ (nếu có). 
  • Trường hợp nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng Fluticasone Propionate, bạn hãy nhanh chóng trao đổi với bác sĩ hoặc tìm ngay đến cơ sở y tế. 

Nếu dùng Fluticasone bôi ngoài da, bạn không nên băng kín vết thương

Nếu dùng Fluticasone bôi ngoài da, bạn không nên băng kín vết thương

Lưu ý: 

  • Hướng dẫn về liều dùng áp dụng cho từng dạng Fluticasone trong bài viết này chỉ có tính chất tham khảo. 
  • Trước khi dùng thuốc để điều trị bất kỳ bệnh lý nào, bạn đều phải tham khảo tư vấn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. 

Trên đây là các thông tin cơ bản về Fluticasone Propionate, thuốc chỉ phát huy hiệu quả khi người bệnh dùng đúng cách, đúng liều lượng. Vì vậy, tốt nhất nếu gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên thăm khám tại những địa chỉ uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị, dùng thuốc phù hợp. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách vui lòng gọi đến số tổng 1900 56 56 56 của MEDLATEC. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ