Tin tức

Gai cột sống là gì? Bệnh gai cột sống có chữa được không?

Ngày 15/02/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Ai đã từng bị chứng gai cột sống chẳn hẳn sẽ rất ám ảnh với những cơn đau, khó chịu của nó. Theo dân gian, những cái gai này hình thành nên do thừa canxi, đây cũng là nguyên nhân gây đau nhức cho người bệnh và cần phải nhổ bỏ. Vậy điều này có thực sự đúng và bệnh gai cột sống có chữa được không, hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết này của chúng tôi.

1. Tìm hiểu về bệnh gai cột sống

Gai cột sống là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, xuất hiện chủ yếu ở nam giới và nguy cơ tăng lên theo độ tuổi. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể bệnh lý này là gì? Triệu chứng ra sao để có thể phát hiện và điều trị kịp thời.

Bệnh gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống còn có tên gọi khác là thoái hoá cột sống. Sở dĩ bệnh được gọi là gai cột sống vì ở phần phía ngoài hoặc hai bên của cột sống hình thành nên các phần xương giống như chiếc gai. Hầu hết các vị trí trên xương sống đều có thể xuất hiện gai cột sống nhưng phổ biến nhất là ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

Bệnh gai cột sống còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống

Bệnh gai cột sống còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống

Nói về quan điểm của dân gian về việc xuất hiện tình trạng gai cột sống là do thừa canxi, đây là quan điểm sai lầm. Vốn dĩ canxi trong cơ thể chúng ta được duy trì một cách chặt chẽ và nồng độ canxi trong máu luôn luôn được duy trì ở mức hằng định.

Trên thực tế, rất ít trường hợp bị thừa canxi mà chủ yếu là bị thiếu canxi. Nếu như lượng canxi cung cấp cho các hoạt động thường ngày dao động từ khoảng 800 - 1000mg, với lượng thức ăn mà chúng ta nạp vào mỗi ngày thì chỉ đáp ứng được một nửa số canxi đó. Chính vì thế, không thể nói thừa canxi là nguyên nhân dẫn tới gai cột sống. Thực ra, nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống là hậu quả của các bệnh lý ở vùng cột sống.

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Có thể nói rằng, bệnh gai cột sống không có triệu chứng hay dấu hiệu riêng biệt nào để nhận biết. Đến khi bệnh đã tiến triển được một thời gian dài, người bệnh bị những cơn đau hành hạ buộc phải đi khám mới phát hiện được. Tuy nhiên, nếu cẩn thận để ý người bệnh cũng có thể phát hiện bệnh qua một số triệu chứng sau:

  • Thường xuyên đau buốt ở thắt lưng hoặc cổ: khi bệnh ở giai đoạn đầu, thì chưa xuất hiện những cơn đau buốt, chỉ mới dừng lại ở những biểu hiện khớp xương bị mỏi hoặc xơ cứng. Một thời gian sau, biểu hiện mỏi đó thay bằng những cơn đau thắt hoặc thậm chí là đau buốt, càng về sau các cơn đau sẽ tăng lên về cả tần suất và mức độ, nhất là khi người bệnh vận động.

  • Cơn đau lan ra các chi: đây là dấu hiệu của bệnh khi đã trở nặng. Cơn đau không chỉ dừng lại ở cột sống, cổ, thắt lưng mà nó còn lan rộng sang hai tay, nặng hơn nữa là lan xuống cả hai chân.

  • Chân tay tê bì, mất cảm giác: như đã nói ở trên, gai cột sống là sự xuất hiện của các gai xương. Khi đó các gai xương này sẽ tạo áp lực lên hệ thống dây thần kinh và các cơ bắp, khiến chúng hoạt động kém hoặc thậm chí là tay chân mất cảm giác. Hơn nữa, khi các dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh rất dễ bị tụt huyết áp, khó thở, tăng tiết mồ hôi,...

  • Mất kiểm soát trong việc tiểu tiện, đại tiện: đây là biểu hiện của người bệnh khi tình trạng gai cột sống đã trở nặng. Giải thích cho vấn đề này là do khi các gai xương phát triển đồng nghĩa với ống dẫn tủy bị thu hẹp lại. Khi đó, người bệnh không thể kiểm soát được việc tiểu tiện, đại tiện của bản thân mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân.

Bệnh gai cột sống có chữa được không được nhiều người quan tâm bởi những hệ lụy không nhỏ do nó gây ra

Bệnh gai cột sống có chữa được không được nhiều người quan tâm bởi những hệ lụy không nhỏ do nó gây ra

Ngoài các triệu chứng trên thì những biểu hiện sau còn là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân gai cột sống: sút cân nhanh chóng, toàn thân mệt mỏi, khó khăn trong việc đi lại, vận động, mất cảm giác ở phần cột sống có gai xương mọc ra,...

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

Để tìm hiểu bệnh gai cột sống có chữa được không, bạn cũng nên biết đâu là nguyên nhân hình thành nên tình trạng này. Theo đó, gai cột sống hình thành chủ yếu là do những nguyên nhân sau:

  • Tuổi già: đây là yếu tố gây ra bệnh gai cột sống phổ biến nhất. Khi tuổi già ập đến cũng có nghĩa là các khớp xương cũng bị lão hoá dần, dễ xuất hiện các vấn đề về xương khớp như gai cột sống, thoái hoá khớp,...

  • Thói quen sinh hoạt không hợp lý: hay làm các công việc nặng nhọc, đi đứng, vận động sai tư thế có thể khiến cột sống bị tổn thương lâu dần hình thành nên gai cột sống.

  • Viêm cột sống mạn tính: khi cột sống bị viêm nhiễm gây ra nhiều khó khăn trong vận động, sinh hoạt, cơ thể sẽ tự động khắc phục tình trạng trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp quá trình khắc phục thất bại sẽ dẫn tới sự hình thành gai xương.

Mang vác nặng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới gai cột sống

Mang vác nặng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới gai cột sống

2. Bệnh gai cột sống có chữa được không

Bệnh gai cột sống có chữa được không là thắc mắc của nhiều người. Bởi tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, cũng giống như các bệnh lý về xương khớp khác, gai cột sống không thể chữa lành hoàn toàn được mà chỉ có thể điều trị để hạn chế các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh:

  • Sử dụng thuốc tây y: Đây là phương pháp giúp cải thiện tình trạng gai cột sống phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt, thuốc sẽ phát huy hiệu quả hơn trong việc điều trị các triệu chứng như nhức mỏi, khó chịu, chân tay tê bì,... Tuy nhiên, bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ đã đề ra.

  • Dược liệu dân gian: Các bài thuốc dân gian cũng được biết đến với tác dụng điều trị gai cột sống hiệu quả như: bưởi, chanh, ngải cứu,... Những bài thuốc này vừa phổ biến vừa ít đem lại tác dụng phụ.

Có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị gai cột sống

Có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị gai cột sống

  • Chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Khi bị gai cột sống, bệnh nhân cần chú ý hạn chế làm những công việc mang vác nặng nhọc, vất vả. Đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

  • Phục hồi chức năng: Có 2 cách giúp hồi phục chức năng hiệu quả là luyện tập và phẫu thuật. Luyện tập được đánh giá là phương pháp tác động an toàn, giúp khôi phục tính linh hoạt của các cơ, xương khớp, giảm đau, tuy nhiên cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có hiệu quả. Nếu như tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện thì phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ gai xương.

Mặc dù câu trả lời cho bệnh gai cột sống có chữa được không là không, tuy nhiên bạn vẫn có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh bằng việc sử dụng thuốc tây y, dược liệu dân gian, luyện tập và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Và hơn hết, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên đến bệnh viện thăm khám thường xuyên, định kỳ để kịp thời phát hiện các nguy cơ gây hại cho sức khỏe và điều trị kịp thời.

Nếu quý khách vẫn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Chuyên khoa Cơ xương khớp tư vấn và hỗ trợ tận tình.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.