Tin tức

Gãy xương thuyền và những điều chúng ta cần phải biết

Ngày 30/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Là một phần nằm ở khu vực cổ tay, nếu xương thuyền bị gãy sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, vận động cổ tay hàng ngày. Do đó, tìm hiểu và nhận biết những thông tin cơ bản về gãy xương thuyền rất cần thiết nhằm phát hiện và có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh làm nguy hiểm và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

1. Gãy xương thuyền xảy ra đến từ những nguyên nhân nào?

Đầu tiên, để tìm hiểu và hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nên tình trạng xương thuyền bị gãy, cần hiểu được xương thuyền là gì, xương thuyền nằm ở vị trí nào?

Những điều không được bỏ qua về gãy xương thuyền

Những điều không được bỏ qua về gãy xương thuyền

Cụ thể: Xương thuyền là một loại xương nhỏ, vị trí nằm ở phần xương và khu vực khớp xương cổ tay. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng xương thuyền có vai trò vô cùng quan trọng, loại xương này nắm giữ chức năng chủ lực trong việc tạo nên biên độ khớp và liên kết các khớp ở cổ tay với nhau. Đặc biệt, xương thuyền là loại xương dễ gãy trong 8 xương cổ tay nhất nếu phần cổ tay bị tác động mạnh và một cách đột ngột.

Tình trạng gãy xương thuyền hoàn toàn có thể xảy ra đối với bất kỳ ai, là tình trạng mà xương bị di lệch hoặc xương thuyền cũng có thể bị gãy thành nhiều mảnh ở cổ tay. Từ những điều gì mà xương thuyền của con người có thể bị gãy, đến từ các lý do sau:

Nguyên nhân nào dẫn đến xương thuyền bị gãy

Nguyên nhân nào dẫn đến xương thuyền bị gãy

  • Tai nạn trong làm việc, lao động hay hoạt động thể dục, thể thao cũng có thể dẫn đến xương thuyền cổ tay bị gãy. Tình trạng này xảy ra khi gặp chấn thương bất ngờ hay có ngoại lực tác động đến cổ tay hoặc cũng có thể là do cổ tay đập mạnh xuống đất. Những nguyên nhân này tạo nên áp lực mạnh tác động lên cổ tay, tạo nên các đường gãy khác nhau.

  • Gãy xương thuyền cũng có thể xảy ra đến từ các bệnh lý về xương ở vùng cổ tay. Các bệnh lý có thể là nguyên nhân gãy xương thuyền bị gãy như loãng xương, hoại tử vô mạch hay thoái hóa khớp cổ tay.

2. Triệu chứng, dấu hiệu thường xuyên xuất hiện hiện nếu xương thuyền bị gãy

Để nhận biết liệu xương thuyền có bị gãy hay không thì các triệu chứng, dấu hiệu của tình trạng này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhận biết gãy xương thuyền thông qua một số dấu hiệu, triệu chứng thường gặp như sau:

  • Vùng cổ tay bị đau nhức: khi xương thuyền bị gãy, vùng cổ tay thường xuất hiện tình trạng đau âm ỉ, cơn đau này thường dễ bị nhầm lẫn với đau cổ khớp tay.

  • Sưng, tụ máu bầm: khi xương thuyền bị gãy, nếu bị gãy xương kín thì vùng gãy xương sẽ sưng rất to và xuất hiện máu bầm ở khu vực này. Thế nhưng, nếu bị gãy hở thì sẽ xuất hiện chảy máu nhưng sẽ ít sưng hơn so với gãy xương kín.

  • Khó hoặc không thể vận động được phần khớp cổ tay nếu bị gãy xương thuyền. Xương thuyền có chức năng điều hòa hoạt động của cổ tay, do đó phần xương này bị gãy sẽ khiến cho người bệnh không thể vận động được.

  • Cổ tay bị biến dạng nhưng ở mức độ ít: Thông thường, nếu xương thuyền bị gãy thì cổ tay sẽ bị di lệch, tuy nhiên vẫn có thể bị biến dạng nhưng tình trạng này rất ít xảy ra.

Cách nhận biết khi bị gãy xương thuyền

Cách nhận biết khi bị gãy xương thuyền

Ngoài ra, đây là các vị trí đau của xương thuyền bạn cần biết nếu được tác động vào, như sau:

  • Khu vực mặt lưng của cổ tay bị gãy nếu có cảm giác đau khi ấn đau ở hõm lào. Hõm lào cổ tay là phần nằm ở giữa khu vực duỗi ngắn ngón cái và gân dạng dài với gân duỗi dài ở phần ngón cái.

  • Khu vực mặt lòng của cổ tay bị gãy nếu có cảm giác đau khi ấn ở lồi củ xương thuyền.

  • Xương thuyền bị gãy nếu ấn dọc trục I có cảm giác đau.

Nếu khi ấn ở những vị trí này bị đau thì bạn có thể đã bị gãy xương thuyền.

Nhận biết các triệu chứng thường gặp nếu xương thuyền bị gãy sẽ giúp chúng ta phát hiện kịp thời để chữa trị, không làm cản trở hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.

3. Biến chứng xuất hiện nếu bị gãy xương thuyền

Xương thuyền ở cổ tay bị gãy không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của tay, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn gây nên nhiều biến chứng khác, cụ thể như sau:

  • Sau khi xương thuyền bị gãy và lành lặn, thì phần cổ tay bị lệch và không biến dạng như ban đầu. Biến chứng này xuất hiện là do chằng thuyền nguyệt kéo làm biến dạng cổ tay. Tùy vào thể trạng của từng bệnh nhân, biến chứng này có thể phẫu thuật để chữa trị hoặc không cần thiết.

Xương thuyền cổ tay bị gãy có thể gây ra những biến chứng nào?

Xương thuyền cổ tay bị gãy có thể gây ra những biến chứng nào?

  • Phần xương thuyền trên cổ tay bị gãy nhưng không thể lành hẳn được, có thể xuất phát từ những lý do sau đây:

    • Cơ thể thiếu máu nuôi xương, dẫn đến tình trạng xương khi bị gãy không thể lành ở hai mặt gãy.
    • Điều trị gãy xương bằng cách thức băng bó bột cũng có thể làm cho xương bị gãy không thể lành, tuy nhiên trường hợp này số ít người gặp phải, chỉ chiếm khoảng 10%.
    • Với những người lớn tuổi, những người hút thuốc lá nhiều, nếu xương thuyền bị gãy hai mặt và kênh hơn 1mm, với đường gãy dọc hay chéo rất dễ làm phần xương bị gãy không lành.

Nếu gặp phải trường hợp này, người bệnh có thể khắc phục biến chứng bằng cách phẫu thuật xương.

  • Hoạt tử vô mạch hoàn toàn có thể xuất hiện khi bị gãy xương thuyền. Nguyên nhân là do khi xương thuyền bị gãy kín nên sẽ các loại vi khuẩn bên ngoài không thể xâm nhập vào vết thương nhưng không có máu để nuôi xương.

4. Cách nhận biết và điều trị khi xương thuyền bị gãy

Để nhận biết chính xác xương thuyền có bị gãy hay không, cách tốt nhất cần đến cơ sở y tế, bệnh viện để thực hiện các biện pháp nhằm chẩn đoán, phát hiện và để nhận được những phương pháp điều trị tốt nhất, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

4.1. Chẩn đoán xương thuyền có bị gãy hay không?

Dựa vào những dấu hiệu nhận biết xương thuyền có khả năng bị gãy, cách tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán để phát hiện và được điều trị nhanh chóng. Có hai cách thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương thuyền, bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng đối với trường xương bị gãy do tác động trực tiếp từ bên ngoài. Bác sĩ sẽ thực hiện vận động phần cổ tay nhằm xác định đúng vị trí của phần xương thuyền bị gãy. Phương pháp chẩn đoán bên ngoài sẽ giúp bác sĩ có thể nhận biết được tình trạng, mức độ gãy xương và nhận biết được nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.

  • Chẩn đoán bằng chụp X-quang: khi chụp x-quang toàn bộ khu vực cổ tay theo nhiều hướng khác nhau sẽ biết được xương thuyền có bị gãy hay không và qua đó biết được rõ đường gãy và nhận biết được mức độ tổn thương đến vùng cổ tay, phần khớp và các cơ quan lân cận.

Phương pháp điều trị bảo tồn áp dụng khi nào?

Phương pháp điều trị bảo tồn áp dụng khi nào?

4.2. Có thể điều trị gãy xương thuyền như thế nào?

Điều trị bảo tồn và phẫu thuật là hai phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng khi chữa trị  gãy xương thuyền, tùy thuộc vào tình trạng, mức độ gãy khác nhau.

  • Điều trị bảo tồn:

Nếu gãy xương thuyền nhưng không làm di lệch hoặc làm di lệch rất ít phần cổ tay cũng như không gây nên các biến chứng nguy hiểm thì có thể áp dụng điều trị bảo tồn. Dựa vào chẩn đoán mà bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hay bỏ bột ở cổ tay và phục hồi chức năng của xương thuyền bằng tập vật lý trị liệu.

  • Điều trị phẫu thuật:

Khi xương thuyền bị gãy ở mức độ nặng như gãy hở hay bị di lệch cổ tay mà khi thực hiện phương pháp bảo tồn không có kết quả, bệnh nhân sẽ được bác sĩ điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

Để thăm khám tình trạng của xương thuyền, Quý khách hãy đến chuyên khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại. Ngoài ra, để đặt lịch khám trước, Quý khách có thể liên lạc qua tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.