Tin tức
GGT trong xét nghiệm máu là gì? Nên xét nghiệm ở đâu?
- 05/06/2020 | Chỉ số GGT là gì? Khi nào chỉ số GGT đạt mức đáng lo ngại?
- 23/03/2021 | Xét nghiệm GGT có ý nghĩa gì? Chỉ số GGT tăng khi nào?
- 23/03/2021 | Chỉ số GGT trong xét nghiệm máu là gì? Nguyên nhân làm GGT bất thường
1. GGT trong xét nghiệm máu là gì? Bao nhiêu là bình thường?
Rất nhiều người bệnh thắc mắc “GGT trong xét nghiệm máu là gì”. Cùng với ALT, AST, ALP, chỉ số GGT cũng góp phần vào việc đánh giá chức năng gan. Đây còn được gọi là các chỉ số men gan. Chức năng của men gan hay chính là các enzyme ở trong gan là duy trì các chức năng chính của gan như tổng hợp chất, sản xuất mật, đào thải độc tố,...
GGT có thể do nhiều vấn đề sức khỏe về gan
Nếu xảy ra tình trạng rối loạn chức năng gan hay tổn thương gan, những enzyme này sẽ được giải phóng vào máu. Xét nghiệm các chỉ số men gan có thể biết mức độ tăng hay giảm men gan, từ đó đánh giá mức độ tổn thương của tế bào gan.
Ở nữ giới, chỉ số GGT trong máu nằm trong khoảng 11 – 50 UI/L được cho là bình thường. Đối với nam giới, chỉ số GGT bình thường khi từ 7- 32 UI/L.
Tình trạng men gan tăng sẽ được chia ra thành nhiều mức độ khác nhau như sau:
- Tăng cao hơn 1 đến 2 lần so với mức tiêu chuẩn được đánh giá là tăng nhẹ.
- Tăng cao trong 2-5 lần được đánh giá là mức độ tăng trung bình.
- Tăng cao trên 5 lần được đánh giá là mức độ nặng.
Lưu ý, chỉ số xét nghiệm GGT không thể phân biệt được những nguyên nhân khiến cho gan bị tổn thương. Lý do là nhiều nguyên nhân khiến cho GGT tăng, chẳng hạn như ung thư gan, hay các trường hợp viêm gan do virus, viêm gan do rượu,... Hoặc chỉ số này cũng có thể tăng do hội chứng mạch vành cấp.
2. Chỉ số GGT tăng cao là do nguyên nhân nào?
Chỉ số GGT tăng cao có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Khi xác định được nguyên nhân gây tăng men gan thì việc điều trị sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn. Điều này rất quan trọng đối với những trường hợp bị men gan cao.
Xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số GGT
GGT máu tăng cao có thể gặp trong các trường hợp như sau:
- Do bệnh vàng da tắc mật.
- Các trường hợp bị viêm gan cấp.
- Người có khối u trong gan hay mắc bệnh ung thư gan.
- Xơ gan.
- Dùng một số loại thuốc như Phenytoin, Phenobarbital,... gây độc hại cho gan.
- Dùng bia rượu: Nhiều trường hợp tăng GGT là do người bệnh uống rượu thường xuyên.
- Do làm việc quá sức, chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi không cân bằng.
- Người bệnh ăn uống không khoa học gây quá tải cho gan và dần dần khiến gan yếu đi.
- Do bệnh tiểu đường.
- Một số bệnh lý về phổi.
- Bệnh về tụy.
- Ngoài ra, chỉ số GGT tăng còn có thể do một số nguyên nhân khác như bệnh sốt rét, viêm gan tự miễn, bệnh về mật, tình trạng ứ sắt,...
Để có được kết quả xét nghiệm chính xác, bệnh nhân cần lưu ý không dùng những loại thuốc gây hại cho gan trong vòng 24 giờ, chẳng hạn như Phenytoin, Phenobarbital... Bên cạnh đó, cũng không nên dùng bia rượu hay thuốc lá trước khi thực hiện xét nghiệm.
3. Phải làm sao để kiểm soát chỉ số GGT?
Ngoài thắc mắc “GGT trong xét nghiệm máu là gì”, nhiều người cũng rất quan tâm đến vấn đề kiểm soát chỉ số GGT để bảo vệ lá gan khỏe mạnh. Các chuyên gia khuyên bạn không nên lo lắng, đây là tình trạng có thể khắc phục được nếu bạn thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể:
- Nếu chỉ số GGT tăng cao: Bạn cần thực hiện xét nghiệm viêm gan B, C. Trường hợp, HBsAg dương tính, bệnh nhân nên thực hiện thêm các xét nghiệm như HBeAg, HBsAb, anti HBeAg... và định lượng ADN của virus. Các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể.
- Đối với bệnh nhân tăng men gan do viêm tắc đường dẫn mật: Cần điều trị bệnh lý này để khắc phục triệt để tình trạng tăng men gan.
- Nếu bị tăng men gan do rượu: Bệnh nhân cần kiêng bia rượu.
Khách hàng an tâm khi sử dụng dịch vụ lấy mẫu tại nhà của MEDALTEC
- Người bệnh cần lưu ý đi khám định kỳ để các chuyên gia theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh, phát hiện những vấn đề bất thường và có những cách xử trí kịp thời.
- Người bệnh nên hiểu rằng, chế độ ăn có những tác động lớn và trực tiếp đối với sức khỏe, đặc biệt là hoạt động của gan – nơi đào thảo độc tố cho cơ thể. Chính vì thế, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học để cải thiện chức năng gan, giảm men gan.
Ngược lại, nếu bạn ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn có chứa nhiều chất phụ gia,... thì những chất độc sẽ tích tụ lại trong gan khiến gan phải hoạt động quá tải và từ đó dẫn đến tăng men gan.
- Lưu ý, khi men gan tăng, bạn không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc Đông y, thuốc nam hay áp dụng các bài thuốc truyền miệng để cải thiện chức năng gan. Những bài thuốc này chưa có bằng chứng khoa học về vấn đề cải thiện gan và không phải phù hợp với tất cả mọi người, do đó có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
- Người bị tăng men gan cao cũng cần nghỉ ngơi hợp lý và kiểm soát căng thẳng tốt để cải thiện sức khỏe.
MEDLATEC được đầu tư máy móc xét nghiệm hiện đại.
Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ “GGT trong xét nghiệm máu là gì” và những nguyên nhân khiến GGT tăng bất thường. Việc kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm máu định kỳ nên được thực hiện để phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe. Khi chỉ số men gan tăng cao, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp để bảo vệ gan, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do tình trạng này gây ra.
Hiện nay, xét nghiệm GGT là dịch vụ y tế được nhiều bệnh viện, phòng khám cung cấp đến khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn đang băn khoăn về một địa chỉ y tế đáng tin cậy thì có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao và được đầu tư quy mô về hệ thống máy móc xét nghiệm. Hơn nữa, MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi rất thuận tiện và chi phí hợp lý.
Để được giải đáp thắc mắc hoặc đăng ký xét nghiệm, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!