Tin tức
Xét nghiệm GGT có ý nghĩa gì? Chỉ số GGT tăng khi nào?
- 25/06/2020 | Vai trò chỉ số GGT trong chẩn đoán chức năng gan, thận và lách
- 05/06/2020 | Chỉ số GGT là gì? Khi nào chỉ số GGT đạt mức đáng lo ngại?
- 22/05/2020 | Kết quả xét nghiệm GGT cao cảnh báo điều gì về sức khỏe gan?
- 12/02/2020 | Phương pháp xét nghiệm GGT trong chẩn đoán các bệnh lý về gan
1. Xét nghiệm GGT là gì?
Xét nghiệm GGT hay còn gọi cụ thể là Gamma Glutamyl Transferase. Ngoài gan thì GGT còn xuất hiện ở thận, ruột non, gan, tuyến tụy,... Đối với men gan thì GGT là một trong 3 loại men gan quan trọng, ngoài AST và ALT. Khi chỉ số GGT tăng cao sẽ đồng nghĩa với nguy cơ gan bị tổn thương do một hoặc một số nguyên nhân nào đó. Do đó, trước khi đi đến kết luận chẩn đoán tình trạng của bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân kiểm tra chỉ số GGT.
Trả lời câu hỏi: Xét nghiệm GGT là gì?
Trong y học, GGT được xem là một loại enzyme liên kết ở màng tế bào và giữ vai trò thúc đẩy nhóm Gamma Glutamyl di chuyển đến một số chất như Peptide, Amino Acid. Ngoài ra, nhóm enzyme này còn có nhiệm vụ tổng hợp Xenobiotic, Glutathione và thuốc rồi giáng hóa chúng. Thông thường, GGT tồn tại nhiều nhất ở những nhóm mô của tụy, thận, tim, đường mật và não,...
Theo bác sĩ, chỉ số GGT của cơ thể thường đạt ở mức cao nhất ở vùng mô thận. Tuy nhiên, mô thận lại không phải là nơi tập trung nhiều GGT nhất, thay vào đó là hệ thống gan mật. Chính vì thế, sự gia tăng GGT thường là biểu hiện của một vài bệnh lý liên quan đến gan, nhất là tình trạng tắc mật sau gan hoặc trong gan.
2. Chỉ số GGT tăng do đâu?
Khi bệnh nhân có một vài biểu hiện lâm sàng liên quan đến một vài bệnh lý về gan mật, thận, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm GGT để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ GGT có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể gồm:
-
Thói quen dùng đồ uống có cồn như bia, rượu trong thời gian dài.
-
Ăn nhiều đồ dầu mỡ, ít chất xơ, rau, hoa quả,...
-
Chế độ làm việc không điều độ, căng thẳng kéo dài.
-
Do một số bệnh lý liên quan đến gan, điển hình như gan nhiễm mỡ, ung thư gan, xơ gan, viêm gan, u gan.
-
Mắc 1 số bệnh lý khác như tiểu đường, suy tim,...
Chỉ số GGT tăng cao do một số bệnh lý về gan
3. Khi nào nên xét nghiệm GGT?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết xét nghiệm GGT nên thực hiện khi nào? Thực tế, đây là một hình thức kiểm tra của bác sĩ để có thêm nhiều cơ sở kết luận bệnh với mức độ chính xác cao. Do đó, bác sĩ thường chỉ định kiểm tra chỉ số GGT với những trường hợp như:
-
Kiểm tra sàng lọc và nắm bắt tình trạng của những bệnh nhân bị nghiện rượu nhưng không thành thật.
-
Chẩn đoán và nắm bắt những tiến triển của một số bệnh lý liên quan đến gan mật thông qua chỉ số GGT. Hầu hết những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng về bệnh gan đều được chỉ định thực hiện xét nghiệm này để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Thực hiện xét nghiệm GGT để tầm soát bệnh gan
-
Tìm nguyên nhân khiến cho nồng độ ALP trong cơ thể gia tăng. Những nguyên nhân này thường xuất phát từ một vài bệnh lý về gan mật hoặc xương.
Vậy chỉ số GGT gia tăng như thế nào thì được xem là bất thường? Theo bác sĩ, sự gia tăng của enzyme này được phân chia thành 3 loại, cụ thể như:
-
Chỉ số GGT tăng nhẹ, tức thấp hơn 2 lần thường được chẩn đoán là gan nhiễm mỡ.
-
Chỉ số GGT tăng vừa, tức tăng gấp 2 - 5 lần thường do sử dụng thuốc, viêm gan virus hoặc xơ gan.
-
Chỉ số GGT tăng cao, tức tăng cao hơn 5 lần chủ yếu do xơ gan vì rượu hoặc tắc mật.
Chỉ số GGT tăng cao chưa phải là cơ sở để kết luận và phân loại tác nhân gây bệnh cho gan. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý làm xét nghiệm GGT hoặc thực hiện kiểm tra này quá nhiều lần. Bên cạnh đó, bác sĩ cần kết hợp nhiều yếu tố để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất đối với tình trạng của người bệnh.
4. Làm gì để kiểm soát nồng độ GGT?
Chỉ số xét nghiệm GGT tăng cao thường liên quan đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng về gan. Chính vì thế, mọi người thường cảm thấy hoang mang, lo lắng, không biết làm thế nào để kiểm soát chỉ số này? Dựa trên những nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao, bác sĩ đã đưa ra những khuyến cáo giúp bạn kiểm soát loại enzyme này tốt hơn. Cụ thể như:
-
Kiểm tra tình trạng của gan, nhất là những xét nghiệm về viêm gan B và viêm gan C. Trong đó, xét nghiệm viêm gan B cần thực hiện đủ cả HbsAg, HbsAb, antiHBeAg và HbeAg.
-
Nếu gan bị viêm tắc đường mật dẫn đến tình trạng gia tăng men gan thì bệnh nhân nên tích cực điều trị để đẩy lùi bệnh dứt điểm.
Kiêng rượu bia để kiểm soát chỉ số GGT trong máu
-
Đối với những bệnh nhân bị viêm gan khởi phát từ rượu, bia thì nên tập kiêng rượu, bia cũng như các loại thức uống có chứa cồn. Với những trường hợp nhẹ hơn, ví dụ như tăng men gan do rượu, bia thì chỉ cần hạn chế và uống ít lại.
-
Thực hiện khám sức khỏe ít nhất 2 lần/năm để kiểm soát và theo dõi tình trạng cơ thể một cách kỹ lưỡng. Đối với những người đang mắc bệnh thì cần phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.
-
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, cần hạn chế sử dụng những thực phẩm không tốt cho gan, nhất là rượu, bia. Do gan đảm nhận nhiệm vụ lọc và loại bỏ độc tố nên đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương, hình thành bệnh. Chính vì thế, ăn uống đầy đủ, ngủ đúng giờ - đủ giấc cũng giúp tăng cường chức năng gan.
-
Tuyệt đối không thực hiện theo những bài thuốc dân gian, truyền miệng, chưa được kiểm chứng và khoa học công nhận. Nếu điều trị bệnh không đúng cách có thể khiến cho tình trạng của gan thêm nghiêm trọng và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
Nghỉ ngơi và giữ tinh thần luôn được thoải mái
-
Dành thời gian để nghỉ ngơi, giải tỏa bớt stress cũng như hạn chế để tinh thần rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu quá mức.
Xét nghiệm GGT được xem là một trong những hình thức kiểm tra ưu tiên đối với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan. Do đó, khi bệnh nhân có những triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh thì việc bác sĩ chỉ định xét nghiệm cũng không có gì đáng lo ngại.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!