Tin tức
Ghi nhớ các mẹo tránh rối loạn tiêu hóa ngày tết để áp dụng ngay!
1. Tại sao Tết lại làm gia tăng nỗi lo rối loạn tiêu hóa?
Tết đến là kéo theo tiệc tùng, hẹn hò từ đồng nghiệp, bạn bè cuối năm đến họ hàng trong gia đình. Đây là điều khó tránh khỏi vì Tết chính là dịp đoàn viên cùng nhau ăn một bữa cơm ấm cúng. Tuy nhiên việc tiếp nhận nhiều món ăn giàu chất dinh dưỡng trong một thời gian ngắn sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải với các biểu hiện như đau bụng, khó tiêu, đi ngoài lúc táo, lúc phân sống, phân lỏng, kèm theo đầy bụng,... Nhẹ thì người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, khó chịu, còn nặng hơn thì là suy nhược cơ thể, tiêu chảy.
Thực đơn đầy hấp dẫn ngày Tết nhưng lại dễ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải
Các món ăn, đặc biệt là những món truyền thống thường chứa rất nhiều chất béo, chất đạm, bột đường, có khi còn xen thêm vị chua cay của dưa hành muối. Ngoài ra do thói quen tiêu thụ ít rau quả ngày tết nên cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các vitamin cần thiết, gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hệ tiêu hóa.
2. Mẹo tránh rối loạn tiêu hóa ngày tết với “5 không”
Để việc ăn uống diễn ra trong mấy ngày Tết thật suôn sẻ, hãy nhớ nguyên tắc “5 không" dưới đây:
Không ăn nhiều những món được chế biến với hàm lượng dầu mỡ, chất béo cao và gia vị cay nóng:
Những món ăn này thường gây gia tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ ợ nóng và trào ngược axit dạ dày. Đặc biệt những món chiên xào nhiều dầu mỡ thường sẽ mất nhiều thời gian tiêu hoá hơn nên dễ khiến cho chúng ta đầy bụng, khó tiêu và chán ăn.
Không bỏ bữa:
Tết khiến chúng ta trở nên lười biếng và tranh thủ ngủ nướng, ngủ bù cho những ngày trong năm nên hay có tình trạng bỏ bữa. Cũng có khi vì mải mê với các cuộc vui chơi giải trí, mua sắm cuối năm khiến ta quên mất cơ thể cần được bổ sung năng lượng đúng giờ. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn tới chứng rối loạn tiêu hóa.
Không nên ăn quá no:
Mâm cao cỗ đầy hấp dẫn ngày Tết thường hay khiến chúng ta chiều chuộng dạ dày bằng cách ăn nhiều hơn mức cần thiết. Hệ quả là hàng loạt triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đau bụng, ợ nóng, khó tiêu,... thường xuyên xảy ra;
Mẹo tránh rối loạn tiêu hóa ngày Tết - mỗi bữa ăn chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa đủ
Không ăn đồ tích trữ đã để quá lâu trong tủ lạnh:
Đồ ăn khi đã chế biến chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh từ 1 - 2 ngày, nếu để quá lâu sẽ bị biến chất và nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó những món nấu lại nhiều lần cũng bị mất hết chất dinh dưỡng;
Không uống nhiều bia rượu:
Bia rượu là hai thức uống khó có thể vắng bóng trong các dịp hội hè, nhất là ngày lễ Tết. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều rượu bia cùng với các món ăn giàu chất béo và đạm đường sẽ rất có hại cho sức khỏe. Hệ tiêu hóa theo đó cũng dễ phải đối mặt với nguy cơ kích thích quá mức, điển hình là các triệu chứng như đại tiện sệt, tiêu chảy cấp xuất hiện sau mỗi cuộc vui.
3. “5 cần” cho một dịp Tết khỏe mạnh
Bên cạnh nguyên tắc “5 không" nằm trong danh sách các mẹo tránh rối loạn tiêu hóa ngày Tết, chúng ta cũng nên bỏ túi “5 cần" như sau:
Cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi:
Hãy đảm bảo trong một bữa cơm có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm với tỷ lệ cân bằng đó là: tinh bột đường (bánh mì, cơm, phở,..), chất béo (bơ, dầu, mỡ,...), chất đạm (cá, thịt,...), và vitamin (rau củ quả).
Uống đủ nước mỗi ngày:
Nước lọc và nước trái cây có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ táo bón, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn.
Ăn nhiều rau xanh sẽ giúp cân bằng một bữa ăn nhiều đạm và chất béo ngày Tết
Thêm men vi sinh vào thực đơn:
Probiotics là các lợi khuẩn giúp cân bằng sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột. Lợi khuẩn này có trong các sản phẩm vô cùng quen thuộc như sữa chua, dưa cải bắp (chỉ nên ăn một lượng nhỏ dưa cải). Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại quả mọng, măng tây, chuối, yến mạch, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp đủ nguồn men vi sinh cho cơ thể.
Duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh:
Đồng hồ sinh học bị đảo lộn cũng là đặc trưng thường thấy trong các dịp nghỉ lễ vì chúng ta thường có xu hướng thức khuya hơn, dậy muộn hơn, ăn uống không đúng giờ giấc và ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ. Cơ thể vì thế mà trở nên mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường ruột trong đó có rối loạn tiêu hóa.
Do đó một nếp sinh hoạt khoa học với việc ăn đúng bữa, đúng giờ với lượng thực phẩm lành mạnh, nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn, các chất dinh dưỡng nhờ vậy mà được hấp thu một cách hiệu quả và hợp lý.
Trù bị thuốc tiêu hóa trong tủ thuốc gia đình:
Bất cứ lúc nào tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng có thể xảy ra. Chính vì thế bạn nên chuẩn bị sẵn loại thuốc điều trị các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu trong tủ thuốc gia đình. Lưu ý là những loại thuốc này cần được dùng dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Như vậy trên đây là một số mẹo tránh rối loạn tiêu hóa ngày Tết MEDLATEC khuyên bạn nên ghi nhớ để có một cái Tết ấm cúng, vui vẻ hơn mà không bị các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa làm phiền.
Nếu có bất kỳ điều bất thường nào về tiêu hóa, bạn có thể đến gặp các chuyên gia y tế tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. MEDLATEC sở hữu hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ các y bác sĩ chẩn đoán và cho ra kết quả chính xác hơn.
Đặc biệt, Bệnh viện còn tự hào được cấp 2 chứng chỉ là ISO 15189:2012 và mới đây nhất là chứng chỉ CAP do Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ công nhận ngày 07/1/2022 dành cho các phòng thí nghiệm chất lượng cao trên toàn cầu. Hãy liên hệ ngay tới Tổng đài 1900 56 56 56 của chúng tôi để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!