Tin tức
Giá trị của chụp X-quang trong chẩn đoán các bệnh lý về xoang
- 15/11/2022 | U ác ở xoang lê: nguyên nhân và phương án điều trị bệnh
- 26/10/2022 | Tìm hiểu về các loại viêm xoang và gợi ý địa chỉ khám viêm xoang uy tín
- 04/11/2022 | Phân loại và lưu ý khi sử dụng các thuốc trị viêm xoang
- 12/12/2022 | Chuyên gia y tế giải đáp về các loại thuốc viêm xoang
- 05/11/2022 | Viêm xoang hàm do răng có nguy hiểm không? và cách điều trị
1. Chụp X-quang xoang là gì?
Vùng sọ mặt được cấu tạo từ rất nhiều các xương, đa số các xương đều có cấu tạo rỗng để giúp xương nhẹ hơn và đóng góp vào quá trình hô hấp hay cộng hưởng âm thanh. Các hốc rỗng này được gọi là xoang, vị trí xoang nằm ở xương nào thì sẽ gọi theo tên xương đó như xoang hàm, xoang trán, xoang bướm,... Hệ thống xoang được chia thành 2 nhóm chính:
- Nhóm xoang trước: bao gồm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước. Các xoang này rất dễ bị viêm nhiễm gây tiết dịch nhiều, dịch sẽ chảy vào khe mũi gây ngạt mũi, chảy nước mũi, thậm chí chảy mủ có mùi hôi rất khó chịu.
- Nhóm xoang sau: bao gồm xoang sàng sau, xoang bướm. Đây là các xoang nằm sâu trong nền sọ, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, các xoang này khi viêm thường tiết dịch chảy vào vùng họng, một số trường hợp có thể gây đau đầu nhiều.
Hệ thống xoang vùng hàm mặt
Chụp x quang xoang là phương pháp sử dụng tia X chiếu xuyên qua vùng đầu và nền sọ đến một tấm thu nhận được đặt phía sau để chụp lại toàn bộ các hệ thống xoang hàm mặt trên một mặt phẳng 2D. Các bộ phận khác nhau sẽ có mức độ hấp thụ tia X khác nhau (xương là bộ phận hấp thụ tia X mạnh nhất), vì thế mà mật độ tia X trên tấm thu nhận sẽ không đồng đều, chính điều này tạo ra sự tương phản đen trắng trên hình ảnh x quang giúp chúng ta có thể phân biệt được ranh giới giữa xương, dịch, khí, mô mềm. Chụp x quang xoang rất đơn giản, nhanh chóng, không can thiệp gì đến cơ thể, trên hình ảnh quan sát rất rõ hệ thống các xoang như xoang hàm, xoang trán, xoang bướm.
Chụp X-quang kỹ thuật số tại BVĐK MEDLATEC
2. Chụp X-quang xoang trong các trường hợp nào?
Các trường hợp thường được các bác sĩ chỉ định chụp x quang xoang bao gồm:
-
Nghi ngờ các bệnh lý viêm nhiễm xoang (viêm xoang hàm, viêm xoang trán, viêm xoang bướm,...) do vi khuẩn, virus, nấm
-
Viêm mũi dị ứng, phì đại cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi
-
Polyp, u xoang hàm, u xoang trán, ung thư xoang
- Người bệnh chấn thương vùng hàm mặt nghi ngờ có tổn thương xương vùng quanh hốc mắt, xương gò má.
Chụp X-quang xoang giúp chẩn đoán các bệnh lý một cách rõ nét
Lưu ý: Chụp x quang chống chỉ định trong các trường hợp phụ nữ có thai và hạn chế chụp đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
Quy trình chụp X-quang xoang như thế nào?
Người bệnh khi chụp X-quang sẽ tháo bỏ các vật bằng kim loại như khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc,... để tránh gây nhiễu ảnh và cam kết không có thai hay nghi ngờ có thai. Có rất nhiều kỹ thuật chụp x quang xoang khác nhau, tuy nhiên trên thực tế, các bác sĩ sẽ thường chỉ định một số kỹ thuật chụp x quang xoang sau đây:
Kỹ thuật chụp Blondeau
Kỹ thuật này giúp chẩn đoán các bệnh lý về xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xương cuốn mũi. Đây là tư thế chụp xoang được chỉ định rộng rãi và thường xuyên nhất tại các cơ sở y tế. Bệnh nhân sẽ ngồi, đứng hoặc nằm đều được, đầu hơi ngửa, áp sát cằm và đỉnh mũi sát phim, hai tay đặt úp hai bên mặt để cố định đầu tốt hơn, miệng há nhẹ. Kỹ thuật viên chỉnh tia đi vuông góc với phim và tia trung tâm đi vào điểm trên ụ chẩm ngoài 3cm.
Hình ảnh chụp X-quang blondeau
Kỹ thuật chụp Hirtz
Kỹ thuật này giúp phát hiện các bệnh lý vùng xoang sàng trước và sau, xoang bướm, ngoài ra phương pháp này còn được chỉ định trong một số trường hợp chấn thương vùng cung tiếp xương gò má. Kỹ thuật chụp Hirtz thường được bác sĩ chỉ định chụp cùng với kỹ thuật chụp Blondeau.
Bệnh nhân khi chụp sẽ ngồi hoặc nằm ngửa, hai tay có thể chống vào hông để tư thế được chắc chắn hơn, đầu người bệnh ngửa hết cỡ ra phía sau, kỹ thuật viên cố định tia trung tâm vào vùng góc hàm hai bên. Tư thế này có phần hơi khó chịu và mỏi với một số người bệnh, tuy nhiên thời gian chụp chỉ mất vài giây nên cảm giác khó chịu sẽ không kéo dài lâu.
Hình ảnh chụp X-quang Hirtz
Kỹ thuật chụp Schuller
Kỹ thuật này giúp phát hiện các bệnh lý của xoang chũm, thường chụp với các bệnh nhân có triệu chứng ù tai, nghe kém, người bị viêm tai giữa. Bệnh nhân sẽ nằm chếch sấp trên bàn chụp, một chân để thẳng một chân co lên, kỹ thuật viên chụp chếch bóng X-quang xuống dưới chân từ 15-30 độ. Thông thường kỹ thuật viên sẽ chụp cả hai bên xoang chũm để so sánh.
Hình ảnh chụp X-quang Schuller
4. Chụp X-quang xoang có độc hại không?
Rất nhiều người bệnh khi đi chụp x quang đều có chung câu hỏi: chụp x quang có độc hại không? Chụp x quang có gây ung thư không? Chụp X-quang là kỹ thuật sử dụng tia phóng xạ chiếu xuyên qua cơ thể để dựng lại hình ảnh nên theo lý thuyết hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể người chụp. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi lượng tia chiếu với cường độ cao và trong một thời gian dài thì mới gây độc hại với cơ thể người bệnh, còn chụp X-quang kỹ thuật số hiện đại ngày nay sử dụng lượng tia phóng xạ cực ít và thời gian chụp rất ngắn (chỉ vài mili giây) nên gần như không đủ để có thể gây độc hại đáng kể gì đối với người bệnh. Bộ Y tế đã quy định rất rõ ràng về liều chiếu trong khám chữa bệnh rất cụ thể với từng đối tượng bắt buộc các nhân viên y tế phải thực hiện nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi đi chụp chiếu x quang. Tuy vậy, với các đối tượng rất nhạy cảm với tia X như phụ nữ có thai thì vẫn không nên chụp x quang, chỉ trừ trường hợp cực kỳ cấp bách.
Hãy đến MEDLATEC để trải nghiệm các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao
Bệnh viện đa khoa MEDLATEC với đa dạng các chuyên khoa cùng đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ chất lượng cao chắc chắn là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín không thể bỏ qua đối với người bệnh. Bên cạnh đó, MEDLATEC luôn chú trọng đến đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ vào khám chữa bệnh, tất cả sẽ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người bệnh. Mọi chi tiết xin liên hệ 1900.565656 để được tư vấn!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!