Tin tức

Giải đáp 5 thắc mắc thường gặp về sinh thiết dạ dày

Ngày 16/12/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Sinh thiết dạ dày là kỹ thuật thăm khám được sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có không ít người bệnh cảm thấy lo lắng khi được chỉ định thực hiện thủ thuật. Trong bài viết kỳ này, MEDLATEC sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất liên quan đến phương pháp thăm khám này.

1. Sinh thiết dạ dày là phương pháp như thế nào?

Sinh thiết dạ dày là thủ thuật y khoa được thực hiện với mục đích lấy mẫu mô nhỏ trong dạ dày tại một hoặc nhiều vị trí khác nhau. Các mẫu mô này sẽ được đánh giá, kiểm tra dưới kính hiển vi. Thông thường, quá trình sinh thiết sẽ được thực hiện đồng thời khi tiến hành nội soi dạ dày của người bệnh. Qua hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ quyết định được số lượng hay vị trí cần lấy mẫu mô trong dạ dày.

Sinh thiết dạ dày đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và chẩn đoán chính xác các bệnh lý nguy hiểm của dạ dày như ung thư, viêm loét, trào ngược dạ dày,… Nhờ vậy, giúp bác sĩ đưa ra các phương án điều trị kịp thời nhất, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Sinh thiết dạ dày giúp phát hiện, đánh giá và chẩn đoán các tổn thương hay bệnh lý bất thường cho người bệnh.

Sinh thiết dạ dày giúp phát hiện, đánh giá và chẩn đoán các tổn thương hay bệnh lý bất thường cho người bệnh

Trong đó, người bệnh thường được chỉ định thực hiện kỹ thuật sinh thiết khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua liên tục và không rõ lý do.

  • Người bệnh gặp phải trình trạng giảm cân, sút cân bất thường nhưng không xác định được nguyên nhân.

  • Đi ngoài kèm máu tươi hoặc phân có màu đen sậm.

  • Không có cảm giác ngon miệng khi ăn.

  • Đau bụng ở vùng thượng vị.

  • Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được thực hiện sinh thiết khi nghi ngờ sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày.

2. Sinh thiết dạ dày có thể gây ra biến chứng gì?

Dù tỉ lệ là rất thấp, tuy nhiên, sinh thiết cho dạ dày khi không thực hiện đúng kỹ thuật vẫn có thể gây ra các biến chứng cho người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Thủng dạ dày, thực quản, tá tráng.

  • Xuất huyết.

  • Một vài người bệnh có thể gặp phải các tình trạng buồn nôn, khó chịu, co thắt thanh quản, nhịp tim bất thường,…

3. Sinh thiết dạ dày được thực hiện ra sao?

Quá trình sinh thiết cho dạ dày với người bệnh sẽ được thực hiện như sau:

  • Người bệnh có thể được gây mê (nếu sử dụng phương pháp nội soi gây mê) hoặc sịt thuốc gây tê cho khoang miệng để giảm các cảm giác khó chịu, buồn nôn khi ống nội soi được đưa qua miệng.

  • Người bệnh được đeo thiết bị bảo vệ răng trong miệng và yêu cầu nằm nghiêng sang bên trái. Sau đó, ống nội soi sẽ được đưa từ họng đến dạ dày của người bệnh. Cùng lúc này, một lượng khí sẽ được bơm vào để quá trình quan sát là dễ dàng hơn.

  • Khi ống nội soi tới dạ dày, căn cứ vào hình ảnh các tổn thương bên trong, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu sinh thiết tại một hoặc nhiều vị trí.

  • Ống nội soi và mẫu sinh thiết sẽ được rút ra theo đường miệng của người bệnh. Mẫu sinh thiết sẽ được cho vào ống nghiệm và chuyển đến phòng xét nghiệm, phân tích.

Các mẫu sinh thiết lấy tại dạ dày sẽ được cho vào ống nghiệm và chuyển tới phòng kiểm tra.

Các mẫu sinh thiết lấy tại dạ dày sẽ được cho vào ống nghiệm và chuyển tới phòng kiểm tra

4. Cần làm gì trước và sau khi thực hiện sinh thiết, lấy mẫu tại dạ dày?

Khi được chỉ định sinh thiết, lấy mẫu tại dạ dày, người bệnh cần lưu ý và tham khảo với bác sĩ các lưu ý trước và sau khi thực hiện.

Trước khi sinh thiết

  • Trao đổi trực tiếp với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, các loại thuốc đang dùng và các tiền sử dị ứng thuốc (nếu có).

  • Nếu đang thai hoặc nghi ngờ mang thai, bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ trước khi thực hiện sinh thiết.

  • Nên nhịn ăn trước khi tiến hành sinh thiết, tốt nhất là dừng ăn từ 6 - 12 giờ. Người bệnh chỉ nên uống nước lọc, và cũng không nên uống các loại thuốc có màu, không uống sữa,…

  • Tham khảo quá trình thực hiện sinh thiết trước với bác sĩ và chuẩn bị một tâm lý thoải mái nhất.

Sau sinh thiết

  • Sau sinh thiết, người bệnh cần được nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe vài giờ tại bệnh viện. Với người bệnh có thực hiện gây mê, sau khi tỉnh lại sẽ được đo và kiểm tra tình trạng huyết áp, nhịp tim,…

  • Bệnh nhân có thể thấy đau nhẹ tại họng, buồn nôn hoặc hơi chướng bụng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng vài giờ.

  • Người bệnh nên ăn uống lại bình thường khi họng có các phản xạ bình thường. Vẫn nên ưu tiên lựa chọn đồ ăn lỏng, nhẹ và hạn chế các thực phẩm cay nóng, đồ chiên,…

  • Sau sinh thiết, nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được trợ giúp và tư vấn.

Người bệnh sau sinh thiết, lấy mẫu tại dạ dày có thể gặp phải tình trạng đau tức, chướng bụng.

Người bệnh sau sinh thiết, lấy mẫu tại dạ dày có thể gặp phải tình trạng đau tức, chướng bụng

5. Khi nào có kết quả của mẫu mô sinh thiết tại dạ dày?

Sau khi lấy được mẫu mô sinh thiết, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá các tình trạng của mẫu mô như:

  • Người bệnh có dấu hiệu của ung thư dạ dày hay không?

  • Các dấu hiệu cho thấy sự nhiễm khuẩn.

  • Các tổn thương của dạ dày.

  • Liệu có sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh HP trong dạ dày người bệnh hay không?

  • Có các dấu hiệu bệnh lý bất thường khác hay không?

Thông thường, tùy vào mục đích lấy mẫu sinh thiết mà thời gian trả kết quả là khác nhau là:

  • Thời gian trả kết quả là sau khoảng 2 giờ nếu mục đích sinh thiết là để phát hiện sự có mặt của vi khuẩn HP.

  • Thời gian trả kết quả là từ khoảng 1 tuần nếu cần chẩn đoán phát hiện ung thư.

  • Trong một vài trường hợp, mẫu mô bệnh là bất thường thì thời gian trả kết quả có thể là lâu hơn.

Trong trường hợp phát hiện ra các bệnh lý bất thường thông qua mẫu mô sinh thiết, người bệnh sẽ được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Thời gian có kết quả sinh thiết cho dạ dày là khác nhau dựa trên mục đích xét nghiệm

Thời gian có kết quả sinh thiết cho dạ dày là khác nhau dựa trên mục đích xét nghiệm

Sinh thiết dạ dày là một kỹ thuật quan trọng giúp phát hiện, chẩn đoán các bệnh lý dạ dày cho người bệnh. Để được thăm khám, chẩn đoán và có kết quả sinh thiết chính xác nhận, bạn nên lựa chọn các địa chỉ, bệnh viện y tế uy tín để thực hiện. Điều này cũng đảm bảo an toàn cho sức khỏe hơn khi thực hiện một kỹ thuật xâm lấn.

Khi có nhu cầu sinh thiết tại dạ dày hay các xét nghiệm sinh thiết, bạn có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ tại Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại chắc chắn sẽ không khiến bạn phải lo lắng.

Vui lòng liên hệ 1900.56.56.56 để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.