Tin tức

Giải đáp băn khoăn: cholesterol và triglycerid khác nhau như thế nào?

Ngày 29/06/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cholesterol và Triglycerid đều là những chất béo đảm nhận nhiều vai trò quan trọng đối với các quá trình sinh học của cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về sự khác biệt giữa chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được Cholesterol và Triglycerid khác nhau như thế nào để kiểm soát tốt các chỉ số liên quan.

1. Cholesterol và Triglycerid là gì?

1.1. Cholesterol

Cholesterol là chất béo hiện diện trong mọi tế bào của cơ thể. Đây là thành phần cơ bản của màng tế bào, là tiền chất của hormone testosterone, estrogen,... Hợp chất này còn tham gia vào quá trình sản xuất vitamin D và axit để tiêu hóa chất béo.

Cholesterol được chia thành hai loại chính:

- Cholesterol tốt (HDL): đưa Cholesterol từ các mô và động mạch về gan để xử lý sau đó loại bỏ khỏi cơ thể. Tăng HDL có thể gây nên các vấn đề về tim mạch.

- Cholesterol xấu (LDL): vận chuyển cholesterol từ gan đến mô. Tăng LDL trong máu có thể tích tụ huyết khối gây nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,...

HDL và LDL: 2 cholesterol chính cần cho quá trình tiêu hóa chất béo của cơ thể

HDL và LDL: 2 cholesterol chính cần cho quá trình tiêu hóa chất béo của cơ thể

1.2. Triglycerid 

Triglycerid là chất béo đóng vai trò cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ chuyển đổi lượng calo không cần thiết thành Triglycerid và lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ. Đến thời điểm cơ thể cần năng lượng, hormone sẽ giải phóng Triglycerid từ tế bào mỡ để sử dụng. Ngoài ra, lớp mỡ dưới da chứa Triglycerid giúp bảo vệ và duy trì nhiệt độ cơ thể.

2. Cholesterol và Triglycerid khác nhau như thế nào: so sánh cụ thể

2.1. Cấu trúc hóa học

Cholesterol và Triglycerid khác nhau thế nào trước tiên cần xem xét trên phương diện cấu trúc hóa học của từng loại:

- Cholesterol

+ Cấu trúc: Cholesterol là một loại sterol, có cấu trúc gồm bốn vòng hydrocarbon nối với nhau. Đây là một hợp chất hữu cơ phức tạp, không hòa tan trong nước.

+ Tính chất: Cholesterol có bản chất kỵ nước, tức là không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như dầu mỡ.

- Triglycerid

+ Cấu trúc: Triglycerid là một dạng este, được tạo thành từ 1 phân tử glycerol kết hợp với 3 phân tử axit béo.

+ Tính chất: Triglycerid là chất béo trung tính, có khả năng hòa tan trong dầu và mỡ nhưng không tan trong nước.

2.2. Chức năng trong cơ thể

Xét trên phương diện chức năng bên trong cơ thể, có thể giải thích Cholesterol và Triglycerid khác nhau thế nào như sau:

- Cholesterol

+ Thành phần màng tế bào: Cholesterol là thành phần cấu trúc quan trọng của màng tế bào, giúp duy trì tính linh hoạt và ổn định của màng tế bào.

+ Tiền chất của hormone: Cholesterol là tiền chất của nhiều hormone quan trọng như estrogen, testosterone và cortisol.

+ Sản xuất vitamin D: Cholesterol tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin D dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

+ Sản xuất axit mật: Cholesterol được gan sử dụng để sản xuất axit mật, cần thiết cho quá trình tiêu hóa chất béo.

- Triglycerid

+ Nguồn năng lượng dự trữ: Triglycerid là nguồn năng lượng dự trữ chính của cơ thể. Khi cơ thể cần năng lượng, Triglycerid sẽ được phân hủy để giải phóng năng lượng.

+ Bảo vệ và cách nhiệt: bên dưới da có một lớp mỡ chứa Triglycerid có tác dụng bảo vệ cơ thể trước các chấn thương do va chạm và duy trì nhiệt độ cơ thể.

Hình ảnh giúp hình dung Cholesterol và Triglycerid khác nhau như thế nào

Hình ảnh giúp hình dung Cholesterol và Triglycerid khác nhau như thế nào

2.3. Cách vận chuyển trong máu

Đối với quá trình vận chuyển chất béo trong máu, sự khác nhau giữa Cholesterol và Triglycerid là:

- Cholesterol

+ Cholesterol được vận chuyển trong máu bằng các lipoprotein, chủ yếu là LDL và HDL.

+ LDL vận chuyển Cholesterol từ gan đến các mô và tế bào.

+ HDL vận chuyển Cholesterol từ động mạch và mô về gan để xử lý rồi đào thải ra ngoài cơ thể. 

- Triglycerid

+ Triglycerid cũng được vận chuyển trong máu bằng các lipoprotein, Chylomicron và VLDL.

+ Thành phần Chylomicron vận chuyển Triglycerid từ ruột non đến mô mỡ và các tế bào khác để lưu trữ tại đây hoặc tạo năng lượng cho cơ thể sử dụng.

+ Thành phần VLDL giúp vận chuyển Triglycerid được tổng hợp từ gan đến các mô mỡ và các tế bào khác để lưu trữ hoặc sử dụng.

2.4. Ảnh hưởng đến tim mạch

Trên phương diện tác động đến sức khỏe tim mạch, Cholesterol và Triglycerid khác nhau thế nào có thể hiểu như sau:

- Cholesterol

+ LDL cao: Cholesterol có thể tích tụ trong thành động mạch, hình thành mảng bám gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

+ HDL thấp: giảm khả năng vận chuyển Cholesterol dư thừa về gan để loại bỏ, làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.

- Triglycerid

Mức triglycerid cao trong máu có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với Cholesterol HDL thấp hoặc LDL cao.

Trong quá trình so sánh Cholesterol và Triglycerid khác nhau thế nào cần lưu ý rằng chúng đều là chất béo nên hầu như những yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ Cholesterol cũng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ Triglyceride.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ Cholesterol và Triglycerid

Tác động của chế độ ăn đến chỉ số Cholesterol và Triglycerid

Tác động của chế độ ăn đến chỉ số Cholesterol và Triglycerid

- Chế độ ăn uống

+ Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa và chất béo trans có thể làm tăng LDL và giảm HDL.

+ Chế độ ăn nhiều đường và calo dư thừa có thể làm tăng Triglycerid.

- Hoạt động thể chất

Tập thể dục đều đặn giúp tăng HDL và giảm LDL, giảm Triglycerid trong máu.

- Cân nặng

Thừa cân và béo phì thường đi kèm với LDL cao và HDL thấp, Triglycerid cao.

- Di truyền

Cách cơ thể sản xuất và xử lý Cholesterol, Triglycerid có thể chịu chi phối bởi yếu tố di truyền.

Tuy Cholesterol và Triglycerid khác nhau về cấu tạo và chức năng đối với cơ thể nhưng lại thường có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Vì thế, bất kỳ những yếu tố gì ảnh hưởng đến chất này cũng có thể gây tác động đến chất kia. 

Các rối loạn nồng độ Triglyceride và Cholesterol thường gây ra biến chứng nguy hiểm đến nhiều hệ cơ quan như tim mạch, huyết áp, mạch máu, thần kinh,... Hiểu rõ Cholesterol và Triglycerid khác nhau thế nào sẽ giúp bạn biết cách quản lý tốt các chỉ số liên quan để duy trì sự cân bằng của cả hai hợp chất, giúp bảo vệ sức khỏe. 

Quý khách hàng cần thăm khám sức khỏe, kiểm tra chỉ số Cholesterol và Triglycerid có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.