Tin tức

Giải đáp: Người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn sống được bao lâu?

Ngày 11/01/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Ung thư tuyến tiền liệt tiến triển theo 4 giai đoạn chính. Đến giai đoạn cuối, khối u sẽ di căn đến nhiều hệ cơ quan, làm giảm hiệu quả điều trị. Vậy, người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn sống được bao lâu?

1. Các giai đoạn tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt

1.1. Giai đoạn 1 - chưa sờ thấy khối u

Ở giai đoạn đầu tiên, người bệnh chưa sờ thấy khối u. Nồng độ PSA lúc này chưa vượt quá 10ng/ml. Khi đó, tế bào ung thư vẫn biệt hóa tương đối tốt, gần như không khác biệt so với tế bào khỏe mạnh. Tuy vậy, bệnh vẫn diễn biến chậm theo 3 giai đoạn nhỏ sau:

  • Giai đoạn 1a: Khi phẫu thuật tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, khối u có thể bị phát hiện. Trong đó, tế bào ung thư thường bị phát hiện trong nhỏ hơn hoặc bằng 5% phần mô loại bỏ. 
  • Giai đoạn 1b: Các khối u chủ yếu được phát hiện thông qua phẫu thuật tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Tế bào gây bệnh có trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 5% phần mô bị loại bỏ. 
  • Giai đoạn 1c: Khi làm sinh thiết tuyến tiền liệt, bác sĩ vẫn có thể phát hiện khối u. Bởi khi đó nồng độ PSA đã tăng cao. 

Ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không thể sờ thấy khối u

Ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không thể sờ thấy khối u

1.2. Giai đoạn 2 - khối u rõ ràng hơn nhưng còn khu trú 

Các khối u chủ yếu được phát hiện trong khu vực tuyến tiền liệt, đồng thời nồng độ kháng nguyên PSA dao động từ 10 đến 20ng/ml. Khối u trong giai đoạn này chưa phát triển lớn nhưng có khả năng lan rộng. Bệnh lý tiến triển theo hai giai đoạn nhỏ sau:

  • Giai đoạn 2a: Khối u xuất hiện tại một bên thùy hoặc nhiều hơn. Nồng độ kháng nguyên PSA ở ngưỡng trung bình, tế bào gây bệnh lúc này vẫn biệt hóa tương đối tốt. 
  • Giai đoạn 2b: Các khối u bắt đầu lan rộng ra hơn một bên thùy nhưng vẫn trong thời kỳ khu trú. Kích thước của khối u chưa quá lớn, người bệnh hiếm khi sờ thấy mà chỉ có thể phát hiện qua thăm khám. Nồng độ kháng nguyên PSA khi đó vẫn ở ngưỡng trung bình, khả năng biệt hóa của tế bào gây bệnh ở mức vừa phải. 

1.3. Giai đoạn 3 - khối u phát triển mạnh nhưng chưa di căn 

Trong giai đoạn này, nồng độ kháng nguyên PSA bắt đầu tăng cao trên 20ng/ml, khối u phát triển tương đối nhanh nhưng chưa di căn. Tiến trình tiến triển trong giai đoạn này được khái quát theo hai giai đoạn nhỏ dưới đây: 

  • Giai đoạn 3a: Tế bào tế bào gây bệnh phát triển ra phía ngoài tuyến tiền liệt nhưng chưa lan đến vùng túi tinh, nồng độ PSA khi đó tương đối cao. 
  • Giai đoạn 3b: Các khối u đã mở rộng ra bên ngoài tuyến tiền liệt, lan đến khu vực túi tinh. 

1.4. Giai đoạn 4 - đã có di căn 

Ở giai đoạn 4, hệ thống hạch bạch huyết, bàng quang, trực tràng hoặc nhiều cơ quan ở phía xa khác như gan hay phổi đã bị ảnh hưởng. Cụ thể:

  • Giai đoạn 4a: Hệ thống hạch bạch huyết tại vùng chậu bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn niệu đạo, nước bị ứ trong thận. 
  • Giai đoạn 4b: Tế bào di căn đến nhiều hệ cơ quan như xương, gan, phổi, vùng ổ bụng. 

Khối u có thể di căn đến xương ở giai đoạn cuối

Khối u có thể di căn đến xương ở giai đoạn cuối 

2. Mắc ung thư tuyến tiền liệt di căn sống được bao lâu? 

Người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn sống được bao lâu phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, thể trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng điều trị, vùng di căn. Trong giai đoạn cuối, tế bào gây bệnh đã di căn đến mạng lưới hạch bạch huyết lân cận, xương hoặc nhiều vùng cơ quan ở vị trí xa như phổi, gan. Tỷ lệ điều trị thành công lúc này thấp hơn 3 giai đoạn trước đó. Thời gian sống của người bệnh có thể chỉ là một vài năm, thậm chí một vài tháng nếu không đáp ứng điều trị. 

Người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống thêm 5 năm ở người bị ung thư tuyến tiền liệt vẫn đạt khoảng 34%. Thống kê này dựa trên số lượng ca mắc được ghi nhận giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019.

Như vậy, nếu so với nhiều dạng ung thư khác, ngay cả khi bị di căn thì tiên lượng sống của người bị ung thư tuyến tiền di căn chưa phải quá thấp. 

3. Phương pháp điều trị cho người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn

3.1. Liệu pháp ức chế Androgen

Phần lớn người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đều phải cắt tinh hoàn. Trong đó, liệu pháp ức chế Androgen có thể kết hợp cùng phẫu thuật trong một vài trường hợp. Nếu bệnh nhân biểu hiện triệu chứng sau quá trình dùng thuốc đồng vận LHRH, thuốc ức chế hay kháng Androgen cần được sử dụng trong tối thiểu một tuần. 

Thuốc kháng Androgen cần sử dụng trong một số trường hợp

Thuốc kháng Androgen cần sử dụng trong một số trường hợp

Trong thời gian áp dụng liệu pháp, người bệnh thường phải đối mặt với tác dụng phụ như lên cân, loãng xương, nóng trong, tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, kháng Insulin. 

3.2. Xạ trị ngoài 

Với trường hợp di căn vào xương, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp xạ trị ngoài. Theo đó, kỹ thuật này chủ yếu áp dụng khi cơn đau chỉ giới hạn tại một vài vùng. Dưới tác động của xạ trị, khối u tại nhiều hệ cơ quan sẽ phần nào thu nhỏ. 

3.3. Hóa trị

Ở những bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt bị di căn đến các tạng; đồng thời di căn xương tại 4 vị trí, bao gồm ít nhất một điểm tại vùng xương chậu, vùng ngoài xương chậu, biện pháp hóa trị thường được áp dụng. 

3.4. Điều trị giảm đau 

Tập trung vào biện pháp giảm đau. Người bệnh khi đó sẽ dùng thuốc dựa vào mức độ, theo đánh giá dựa vào thang giảm đau của WHO. 

3.5. Phẫu thuật 

Phẫu thuật có thể chỉ định cho một số trường hợp. Chẳng hạn với người bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương, phẫu thuật sẽ giúp tạo hình, đồng thời bơm xi măng sinh học nhằm ổn định lại cột sống bị tổn thương. 

4. Vì sao nam giới nên chú trọng khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt? 

Nếu phát hiện trong giai đoạn đầu, tỷ lệ điều trị thành công và kéo dài thêm sự sống cho người bị ung thư tuyến tiền liệt là khá cao. Cụ thể, cũng theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nếu phát hiện và điều trị khi khối u vẫn trong giai đoạn khu trú, tỷ lệ kéo dài sự sống thêm 5 năm của người mắc thường đạt trên 90%. 

Nam giới trên 50 tuổi nên chú ý khám tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Nam giới trên 50 tuổi nên chú ý khám tầm soát ung thư tuyến tiền liệt 

Chính vì vậy, nam giới cần chú trọng đến việc khám ung thư tuyến tiền liệt. Đặc biệt, nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao như đã ngoài 50 tuổi, xuất hiện triệu chứng bất thường liên quan đến hoạt động tiểu tiện,... các đấng mày râu nên chủ động đi khám thường xuyên. 

Một trong những địa chỉ bạn có thể tin tưởng khi cần khám ung thư tuyến tiền liệt là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Uy tín của MEDLATEC đã được khẳng định qua lịch sử phát triển gần 30 năm, tập hợp nhiều bác sĩ giỏi và chuyên gia y tế đầu ngành tại Việt Nam. Bên cạnh đó là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15198:2012, được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP, dàn trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhập khẩu từ châu Âu và Hoa Kỳ giúp hỗ trợ việc thăm khám, chẩn đoán chính xác hơn. 

Hi vọng với chia sẻ trong bài viết trên, bạn sẽ trả lời được câu hỏi người bị ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu. Nhìn chung, nếu đáp ứng điều trị, cơ hội sống của người bệnh vẫn còn. Quan trọng nhất, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị, cố gắng lạc quan. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ