Tin tức
Giải đáp thắc mắc chụp MRI có được bảo hiểm không
1. Thế nào là chụp cộng hưởng từ?
Chụp cộng hưởng từ MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và có hiệu quả rất cao. Bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ thấy được những hình ảnh rõ nét về tình trạng của bệnh nhân và chẩn đoán bệnh chính xác.
Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có hiệu quả cao
Chụp MRI được thực hiện bằng kỹ thuật tạo hình cắt lớp nhờ sóng từ trường và sóng radio. Dưới tác động của từ trường cũng như sóng radio thì các nguyên tử hydrogen trong cơ thể sẽ được hấp thụ, đồng thời phóng thích năng lượng RF.
Từ quá trình phóng thích này, máy sẽ thu nhận dữ liệu từ các tín hiệu và chuyển đổi nhanh chóng thành hình ảnh. Chính bởi vậy, hình ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ MRI có chất lượng rất tốt, độ tương phản cao và rất sắc nét để bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện những bất thường trong cơ thể người bệnh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ở rất nhiều trường hợp bệnh nhân, chụp cộng hưởng từ đã cho một kết quả khác biệt và rất rõ ràng, hiệu quả hơn rất nhiều so với các phương pháp thông thường khác như siêu âm, chụp X-quang và chụp CT,...
2. Những đối tượng được chỉ định chụp cộng hưởng từ
Không phải trường hợp nào cũng cần phải sử dụng phương pháp này. Dưới đây là một số trường hợp cần sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán bệnh:
Chụp sọ não: Cần thiết với những trường hợp nghi ngờ mắc u não, u dây thần kinh sọ não, có biểu hiện tai biến mạch máu não, hoặc chảy máu não nhồi máu não, chấn thương sọ não, bệnh động kinh, bệnh viêm não, viêm màng não hoặc các trường hợp mắc dị tật não bẩm sinh,…
Chụp hốc mắt: Áp dụng với các đối tượng bị tổn thương dây thần kinh thị giác, nhãn cầu,...
Chụp vùng cổ: Trong trường hợp người bệnh có một số tổn thương như có khối u, hay hạch bạch huyết ở vùng cổ.
Cột sống: Những bệnh nhân có nghi ngờ mắc các bệnh lý về cột sống hay thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, gãy lún đốt sống, viêm hoặc u tủy sống, hay một số chấn thương khác thì cần phải chụp cộng hưởng từ mới có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Chụp vùng bụng - chậu: Để chẩn đoán chính xác các bệnh lý về gan, mật, các bệnh lý tuyến tụy, lá lách, thận, hay tuyến thượng thận, hoặc một số bệnh lý vùng tiểu khung thì cần phải chụp cộng hưởng từ vùng bụng - chậu.
Cơ xương khớp: Những bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ bệnh về xương khớp thì cần phải chụp MRI để phát hiện sớm những tổn thương. Đối với một số bệnh lý như thoái hóa, viêm nhiễm, tràn dịch ổ khớp hay rách dây chằng thì chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Chụp MRI tuyến vú để phát hiện sớm các tổn thương ở tuyến vú kể cả u lành tính và u ác tính cũng như một số viêm nhiễm tại vú.
Các bệnh lý về tim và mạch máu: Một số trường hợp nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh về hệ bạch huyết,… chụp cộng hưởng từ sẽ giúp ích cho bác sĩ rất nhiều trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.
Chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh sắc nét hơn rất nhiều so với các phương pháp khác
Lưu ý: Bên cạnh các trường hợp trên, một số trường hợp sau sẽ không được sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ:
-
Bệnh nhân đang đặt máy tạo nhịp.
-
Từng mổ thay van tim (trong van có thành phần kim loại).
-
Trong cơ thể có các vật liệu ghép từ tính.
-
Đang sử dụng máy kích thích thần kinh.
-
Cấy trong cơ thể máy bơm tiêm tự động.
-
Có dị vật trong nhãn cầu.
-
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
3. Những ưu nhược điểm của chụp cộng hưởng từ MRI
Ưu điểm:
-
Chụp cộng hưởng từ mang lại kết quả chẩn đoán rõ nét và chính xác nhất.
-
Hỗ trợ chuyên gia đánh giá đúng tổn thương của các bộ phận trong cơ thể.
-
Hỗ trợ phát hiện sớm bệnh vì cho ra được kết quả chi tiết, sắc nét, đặc biệt đánh giá khối u trong cơ thể rất chính xác.
-
Không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
-
Có thể phát hiện bất thường bên trong các lớp xương.
-
Có thể chẩn đoán về bệnh về tim mạch nhanh chóng, chính xác hơn tia X rất nhiều.
Chụp cộng hưởng chống chỉ định với trường hợp bệnh nhân có hội chứng sợ lồng kính
Nhược điểm:
-
Chi phí tương đối cao.
-
Chống chỉ định với một số trường hợp bệnh nhân sử dụng máy tạo nhịp tim, mô cấy ở mắt hay tai,…đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân sợ nơi chật hẹp hoặc có hội chứng sợ lồng kính.
-
Thời gian chụp khá lâu.
-
Không được mang theo những thiết bị hồi sức vào phòng chụp.
4. Chụp MRI có được bảo hiểm không?
Hiện nay rất nhiều người thắc mắc chụp MRI có được bảo hiểm không. Thực tế, chi phí cho mỗi lần thực hiện cộng hưởng từ là khá đắt đỏ, khoảng 1,8 triệu đồng tùy vào mỗi bộ phận và chỉ định của bác sĩ.
Thực tế, theo quy định thì những trường hợp chụp cộng hưởng từ do bác sĩ chỉ định sẽ được bảo hiểm. Chẳng hạn, bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế đúng tuyến hay có giấy chuyển tuyến, chi phí chụp MRI sẽ được bảo hiểm chi trả 80%.
Như vậy, bạn có thể hiểu là chụp cộng hưởng từ MRI có được bảo hiểm y tế chi trả hay không là do việc bác sĩ có chỉ định chụp hay không. Bên cạnh đó, mức chi trả sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện lớn tại Hà Nội, được đầu tư với quy mô lớn. Hiểu rõ được vai trò quan trọng của chụp cộng hưởng từ trong quy trình chẩn đoán bệnh lý bên trong cơ thể, MEDLATEC đã đầu tư máy MRI 1.5 Tesla hệ thống SIGNA Explorer - nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
MRI 1.5 Tesla hệ thống SIGNA Explorer là một loại máy hiện đại nhất, cho hình ảnh sắc nét và rút ngắn thời gian chụp, giảm tiếng ồn khiến người bệnh không quá áp lực khi thực hiện chụp MRI.
Nếu bạn còn thắc mắc về chụp mri có được bảo hiểm không, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể về phương pháp chụp cộng hưởng từ và những vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!