Tin tức

Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không?

Ngày 12/10/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ bị bẹp đầu là tình trạng hộp sọ bị tác động dễ làm thay đổi hình dạng. Khi bé gặp phải hiện tượng này, cha mẹ thường lo lắng trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không. Bài viết dưới đây MEDLATEC giải đáp về hội chứng bẹp đầu của trẻ và đề xuất biện pháp điều trị an toàn cho các bé.

1. Tổng quan về hội chứng bẹp đầu của trẻ

Hội chứng bẹp đầu của trẻ là khi đầu trẻ có hình dạng thon, dẹt hoặc méo mó, mất đối xứng do hộp sọ bị tác động dẫn tới biến dạng. Thông thường, trẻ trong độ tuổi sơ sinh hoặc dưới 6 tháng tuổi hay gặp phải hiện tượng đầu bẹp. Lúc này, xương sọ của các bé còn mềm, khớp sọ còn lỏng lẻo nên dễ bị ảnh hưởng.

Trẻ bị bẹp đầu không những tác động lớn đến sự thẩm mỹ mà còn dẫn tới lệch khớp cắn. Trẻ có thể bị mắc một số bệnh lý về lệch khớp thái dương hàm, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển não bộ, tư duy, nhận thức và trí nhớ của con.

  Trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

Trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị bẹp đầu

Trước khi giải đáp thắc mắc về vấn đề trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không, phụ huynh nên hiểu biết rõ về nguyên nhân khiến trẻ bị bẹp đầu bao gồm:

2.1. Tư thế của bé

Nguyên nhân dẫn tới trẻ sơ sinh bị bẹp đầu phổ biến nhất là do tư thế nằm của con. Khi trẻ nằm ngủ giữ vững một tư thế kéo dài dễ làm cho trẻ bị bẹp đầu tại một vùng cố định. Không những vậy, trong trường hợp cha mẹ cho con ngồi trên ô tô, xe nôi, xe đẩy,... ở một tư thế cũng là lý do dẫn tới hội chứng đầu bẹp ở trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ sinh non bị bẹp đầu nghiêm trọng hơn do hộp sọ mềm và hay phải nằm ngửa, ít được di chuyển hoặc bế ẵm tại đơn vị chăm sóc Y tế. Một số bé có cơ quá yếu, vận động thô chậm phát triển, chứng vẹo cổ cũng khiến tình trạng bẹp đầu trở nên nặng hơn nếu cha mẹ tiếp tục để trẻ nằm nguyên một tư thế.

Nằm sai tư thế là nguyên nhân khiến trẻ bị bẹp đầu

Nằm sai tư thế là nguyên nhân khiến trẻ bị bẹp đầu

2.2. Hiện tượng đầu phẳng của trẻ

Trẻ xuất hiện hội chứng đầu phẳng trước sinh có thể vì nguyên nhân hộp sọ chịu tác động khi bé nằm trong bụng mẹ. Những yếu tố ảnh hưởng đến hộp sọ của thai nhi thường đến từ xương chậu của mẹ hoặc mang thai song thai, đa thai.

3. Giải đáp thắc mắc trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không

Một tin vui cho cha mẹ đang thắc mắc trường hợp trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không đó là trẻ bị bẹp đầu vẫn có thể điều chỉnh lại được theo thời gian phát triển của hộp sọ. Cha mẹ không cần quá lo lắng vì bé vẫn đang phát triển mỗi ngày.

Trong đó, khi con lên 6 đến 8 tháng tuổi là quá trình bé bắt đầu ngồi vững và giảm thiểu thời gian nằm. Do đó, hộp sọ cũng được thay đổi khi bé được 6 tháng tuổi trở lên và tiếp tục được phát triển sau đó.

4. Hội chứng bẹp đầu có tác động đến sự thông minh hay không?

Đa phần chứng bẹp đầu của trẻ sơ sinh không gây quá nhiều dấu hiệu tiêu cực hay mức độ nghiêm trọng nếu cha mẹ chăm sóc con đúng cách và khắc phục kịp thời. Nhưng hiện tượng đầu bẹp ở một mức độ trung bình đến nặng không được phát hiện và điều trị đúng lúc và đúng cách sẽ dễ dẫn đến các vấn đề sau: trẻ bị loạn thị, nói khó khăn hoặc ngọng, khó ăn vì bộ phận thái dương hàm bị trật khớp. Trường hợp nặng hơn có thể khiến trẻ bị vẹo cột sống hay thậm chí là động kinh.

Bên cạnh đó, việc trẻ bị bẹp đầu ít có sự ảnh hưởng lớn đến trí thông minh. Tuy nhiên, hiện tượng đầu bẹp ở một số trẻ có tác động đến khả năng nhận thức, trí tuệ. Dẫn đến việc trẻ khó khăn trong quá trình học tập cũng như tiếp nhận kiến thức từ trường, lớp.

Theo thời gian phát triển của con, hộp sọ dần được cải thiện và ít gây tác động xấu đến não bộ

Theo thời gian phát triển của con, hộp sọ dần được cải thiện và ít gây tác động xấu đến não bộ

5. Cách khắc phục việc trẻ bị bẹp đầu cha mẹ nên biết

Khi phụ huynh bắt gặp những dấu hiệu trẻ bị bẹp đầu như là: phía sau của vùng đầu bị bẹp tại một bên, tóc của con mọc ít hơn tại vùng đầu bẹp, tai cùng bên với hội chứng bẹp đầu đẩy về trước, trán cùng bên bị nhô ra một chút so với bên còn lại. Cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán chính xác về nguyên nhân và đưa ra các biện pháp chữa trị đúng cách và hiệu quả.

Ngoài ra, hiện tượng đầu bẹp của trẻ có thể tự điều chỉnh bằng việc chăm sóc trẻ đúng cách với những tư thế phù hợp cho con. Trong đó, vật lý trị liệu là một trong những biện pháp có ưu thế để chữa trị chứng đầu bẹp của trẻ. Sau đây là một số cách để cha mẹ áp dụng vào việc khắc phục hiện tượng bẹp đầu của trẻ:

  • Phụ huynh nên để bé nằm ngửa và thay đổi tư thế nằm thường xuyên cho con khi ngủ. Cha mẹ có thể để bé nằm trên một mặt phẳng, để một vài miếng lót xung quanh nơi con nằm để ngăn chặn đột tử ở trẻ.

  • Hạn chế việc để con nằm hoặc ngồi trên ô tô, xích đu để giúp giấc ngủ của bé an toàn đồng thời giúp bé vận động đầu một cách thoải mái.

  • Cha mẹ không nên đặt đồ chơi tại chính giữa giường hoặc nôi của con. Phụ huynh nên thường xuyên thay đổi vị trí đồ vật, đồ chơi để bé dễ dàng nằm quay đầu sang hai bên để nhìn được chúng.

  • Không nên để trẻ mặc những bộ quần áo quá bó sát, chật chội. Cha mẹ nên cho con mặc quần áo vừa vặn, thoáng mát để tiện lợi cho quá trình vận động.

  • Phụ huynh cần thường xuyên thay đổi những vị trí trong nôi hoặc giường và bế ẵm trẻ để tránh tình trạng áp lực lên đầu của bé.

  • Khi bé còn thức, bố mẹ có thể cho con nằm sấp dưới sự quan sát của người lớn để hạn chế phía sau đầu bị áp lực đè nén. Đồng thời, phụ huynh nên tương tác, chơi đồ chơi với con khi đang nằm sấp.

Cha mẹ nên đưa con đi khám để được áp dụng phương pháp điều trị nếu cần

Cha mẹ nên đưa con đi khám để được áp dụng phương pháp điều trị nếu cần

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không. Hiện tượng này mặc dù sẽ được cải thiện trong giai đoạn phát triển của con từ 6 - 8 tháng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan và cần quan sát kỹ nếu trẻ có dấu hiệu bất thường hoặc nghiêm trọng. Để được bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và thăm khám cho trẻ, phụ huynh có thể gọi điện đến hotline: 1900 56 56 56 để đặt lịch.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.