Tin tức
Trẻ bị đau đầu - bố mẹ cần lưu ý những gì?
- 11/06/2022 | Trẻ bị hắc lào và cách điều trị cụ thể nhất
- 24/05/2022 | Bí quyết chăm sóc trẻ bị da khô giúp các bậc phụ huynh
- 06/05/2022 | Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Trẻ bị sổ mũi phải làm sao?
1. Các dạng đau đầu thường gặp ở trẻ em
Đau đầu cấp tính
Do thời tiết hoặc trước những ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh khiến trẻ có thể mắc phải các bệnh như: nhiễm trùng, viêm họng, viêm amidan cấp, viêm xoang, sốt xuất huyết, viêm màng não,… Đây là những bệnh cấp tính, khi mắc những bệnh này trẻ có thể có triệu chứng đau đầu.
Trẻ bị đau đầu là dấu hiệu nguy hiểm cha mẹ không nên chủ quan
Đau đầu tái phát
Đây là bệnh lý nguy hiểm cha mẹ cần đặc biệt lưu ý mỗi khi con đau liên tục, các cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần. Đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu đau nửa sau đầu, đau do căng cơ, hay quá căng thẳng hoặc do thiếu máu não,…
2. Những lý do khiến khiến trẻ bị đau đầu
-
Đau do áp lực: sức ép lớn từ việc học tập, ăn uống hay các vấn đề về gia đình như bố mẹ sống bất hòa cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị đau đầu.
-
Khi trẻ bị sốt, ho, cảm cúm, đau họng là lúc cơ thể khó chịu, trẻ cũng có thể kèm theo biểu hiện đau đầu.
-
Đau đầu ở trẻ em cũng có thể do ảnh hưởng của các bệnh như viêm tai giữa, viêm giác mạc, viêm màng não, viêm dây thần kinh,…
-
Sử dụng điện thoại, máy tính: việc trẻ em sử dụng điện thoại nói chuyện hay xem các chương trình quá lâu sẽ gây áp lực lên não trẻ, khiến cho trẻ choáng váng và đau đầu. Nếu trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử sớm như: điện thoại, ipat, máy tính,... có thể gây mỏi mắt và đau đầu.
Khi sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều cũng khiến trẻ bị đau đầu
-
Đau đầu do thay đổi nhiệt độ đột ngột: cơ thể trẻ em đang phát triển, khi tác động của nhiệt độ môi trường quá nóng hay quá lạnh cũng là tác nhân gây đau đầu ở trẻ. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, trẻ chưa kịp thích nghi, khiến cơ thể khó chịu, có thể dẫn đến đau đầu.
-
Do di truyền: khi trong gia đình có người mắc các vấn đề tiền sử về đau đầu, con trẻ cũng hoàn toàn có nguy cơ bị bệnh. Đây chính là khuynh hướng di truyền của bệnh, trong đó có bệnh đau đầu và đau nửa đầu.
-
Trẻ cũng có thể bị đau đầu do những chấn thương ở các vùng xung quanh đầu.
-
Môi trường sống ô nhiễm, ồn ào, không gian học tập chật hẹp không khí cũng sẽ khiến cho trẻ căng thẳng, não không cung cấp đủ oxy dễ gây đau đầu.
-
Các chất phụ gia có trong một số loại thực phẩm, các chất kích thích trong đồ uống như: soda, cà phê, socola và trà cũng là tác nhân gây đau đầu ở trẻ em.
3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau đầu?
-
Khi trẻ hơi nhức đầu một chút do áp lực học hành cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Hãy cho bé nghỉ ngơi nằm gối đầu cao hơn bình thường. Cha mẹ cần theo dõi bé nếu không có biểu hiện gì nghiêm trọng chỉ cần nghỉ ngơi một lúc. Nếu có hiện tượng gì bất thường xảy ra cha mẹ nên cho bé tới ngay trung tâm y tế gần nhất để thăm khám.
-
Khi trẻ đau đầu các bậc phụ huynh nên đưa bé vào phòng có không gian yên tĩnh tránh ồn ào. Bố mẹ có thể sử dụng túi chườm để giảm bớt cơn đau cho bé.
-
Nếu cơn đau trở nên dữ dội kèm theo các triệu chứng khác như: nôn, sốt, chảy nước mũi,… cha mẹ không tự ý mua thuốc về nhà điều trị mà hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cha mẹ tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ khi bé bị đau đầu gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
4. Khi nào cần cho bé đi gặp bác sĩ?
Đau đầu ở trẻ em tuy là chứng bệnh không quá nguy hiểm về tính mạng. Nhưng bệnh lại gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ cũng như hiệu quả học tập và cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên dành thời gian quan tâm đến con cái để phòng ngừa cũng như phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ. Khi trẻ có một trong các triệu chứng sau thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:
-
Cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu xuất hiện một cách đột ngột nhưng lại xảy ra dữ dội;
-
Khi những cơn đau xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác như: nôn, buồn nôn hay méo miệng cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để thăm khám;
-
Đau đầu và kèm theo cơn sốt cao, không hạ được sốt;
-
Bé thường xuyên mắc phải triệu chứng đau đầu đi kèm theo đó là việc khó di chuyển bàn chân, bàn tay;
-
Nếu bé bị đau đầu do việc chấn thương sau vùng đầu cha mẹ không nên chần chừ mà hãy nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra;
5. Xử lý và phòng tránh chứng đau đầu ở trẻ
Khi trẻ bị đau đầu cha mẹ thường có tâm lý lo lắng, hoảng sợ. Tuy nhiên đây không phải là bệnh quá nguy hiểm nên cha mẹ hãy bình tĩnh để xử lý mọi tình huống xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp phòng bệnh hữu ích cha mẹ nên ghi nhớ để có thể đồng hành cùng con.
-
Nghỉ ngơi và thư giãn: cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, thư giãn trong quá trình học tập, chú ý ăn ngủ đủ giấc.
-
Nên thường xuyên chia sẻ và làm bạn đồng hành với con trong các vấn đề của cuộc sống, cũng như nên cho trẻ đi chơi vào cuối tuần để giảm căng thẳng trong việc học. Tránh dẫn đến tình trạng đau đầu ở trẻ.
-
Bổ sung cho trẻ ăn uống đủ chất, tránh các thực phẩm giàu chất béo và đường hoặc các đồ uống có chứa cafein.
-
Những bé đã có tiền sử đau đầu cha mẹ nên ghi lại tất cả những thông tin về cơn đau của trẻ theo thời gian, mức đô, thuốc sử dụng, đáp ứng,… để có thể theo dõi và xử lý kịp thời.
Phụ huynh nên ghi chép lại thông tin về cơn đau của con để theo dõi sát sao hơn
Trên đây là một số tuyệt chiêu xử lý cho cha mẹ tham khảo khi trẻ bị đau đầu. Ngoài ra, bài viết còn cung cấp thêm những kiến thức bổ ích để cha mẹ lưu ý khi điều trị và phòng ngừa bệnh lý này. Nếu cần tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho bé, các bậc phụ huynh có thể đưa con đến Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC; hoặc liên hệ đến số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!