Tin tức
Giải đáp: Viêm tai giữa cấp tính ở người lớn bao lâu thì khỏi
- 01/09/2023 | Viêm tai giữa có lây không? Làm sao để phòng tránh?
- 01/08/2023 | Người bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- 11/10/2024 | Viêm tai giữa - những điều bạn chưa biết
- 28/03/2025 | Có nên áp dụng mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà không và gợi ý cách điều trị hiệu quả
- 09/04/2025 | Viêm tai giữa ở người lớn có tự khỏi không? Nếu không điều trị sẽ gặp biến chứng gì?
1. Người lớn có thể bị mắc viêm tai giữa cấp tính không?
viêm tai giữa cấp tính là bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên ngay cả người lớn cũng có nguy cơ bị viêm tai giữa cấp. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này phải kể đến là:
- Đau nhức tai, đau nhói sâu trong tai, đau buốt lên đỉnh đầu cùng bên, không nằm được bên tai bị đau.
- Lên cơn sốt kèm triệu chứng mệt mỏi.
- Đau đầu thường xuyên dẫn đến mất ngủ.
- Tai bị chảy dịch. Mủ tai giữa gây tăng áp lực lên màng nhĩ dẫn đến mủ chảy ra ống tai ngoài. Mủ trong viêm tai giữa thường màu trắng hoặc vàng đục, có thể có mùi thối hoặc lổn nhổn bã đậu nếu nghi có cholesteatoma.
- Hay bị ù tai, suy giảm khả năng nghe.
Người trưởng thành vẫn có nguy cơ bị viêm tai giữa cấp tính
Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp tính ở người lớn và trẻ nhỏ là do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó khi bị cảm lạnh, cảm cúm, kích ứng gây tắc nghẽn mũi họng, rối loạn chức năng vòi nhĩ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ viêm tai.
Trường hợp không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tai giữa cấp tính có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe và thính giác. Chẳng hạn như:
- Suy giảm thính giác: Sau khi điều trị khỏi, khả năng này của người bệnh vẫn có thể bị ảnh hưởng nhẹ, không nghe rõ như trước. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng tai tái phát nhiều lần, không điều trị triệt để, khả năng nghe dễ bị suy giảm hoàn toàn (điếc).
- Thủng màng nhĩ: Nếu chỉ bị tổn thương nhẹ, màng nhĩ có thể tự phục hồi sau 2 ngày. Mặc dù vậy cũng có trường hợp, bệnh nhân cần phải phẫu thuật tái tạo màng nhĩ.
- Viêm não hoặc viêm màng não: Khi không được điều trị kịp thời hoặc không đáp ứng điều trị, vùng nhiễm trùng có khả năng lan đến nhiều khu vực khác. Bao gồm mô trong hộp sọ dẫn đến biến chứng viêm màng não.
2. Viêm tai giữa cấp tính ở người lớn bao lâu thì khỏi?
Thời gian phục hồi ở người bị viêm tai giữa phụ thuộc theo tình trạng bệnh lý thực tế. Nếu bệnh lý chưa diễn biến nghiêm trọng, được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phục hồi sau 5 đến 7 ngày.
Viêm tai giữa cấp tính ở người lớn bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Tuy nhiên với trường hợp viêm tai giữa cấp tính ở mức độ nặng, cần dùng đến kháng sinh, thời gian phục hồi thường lâu hơn. Bệnh nhân lúc này cần điều trị trong khoảng 10 đến 14 ngày. Nếu đáp ứng tốt, bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Viêm tai giữa cấp thường kèm theo viêm mũi họng, do đó bệnh nhân cần được điều trị toàn thân kết hợp để các ổ viêm không lây lan sang nhau. Viêm tai giữa cấp thường kèm theo viêm mũi họng, do đó bệnh nhân cần được điều trị toàn thân kết hợp để các ổ viêm không lây lan sang nhau.
Nói chung, rất khó để trả lời chính xác câu hỏi viêm tai giữa cấp tính ở người lớn bao lâu thì khỏi. Bởi thể trạng của mỗi người thường khác nhau. Bên cạnh đó, tuổi tác cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lành bệnh.
Để hạn chế phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, tránh biến chứng không đáng có, bạn nên đi khám và điều trị ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường.
3. Cách chẩn đoán và điều trị
Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa cấp được chỉ định tùy theo tình hình thực tế của từng bệnh nhân.
3.1. Chẩn đoán
Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể tiến hành khám tai hoặc khám một số bộ phận khác. Cụ thể:
- Khám tai: Để kiểm tra kỹ bên trong tai, bác sĩ cần soi tai bằng đèn soi chuyên dụng. Thông qua quá trình soi chiếu, bác sĩ sẽ quan sát rõ hơn được phần màng nhĩ. Theo đó, nếu không gặp vấn đề nghiêm trọng, màu sắc đặc trưng của màng nhĩ là màu trắng hoặc màu hồng, hơi trong mờ. Trường hợp bị nhiễm trùng, màng nhĩ thường bị sưng phồng, phía trong hòm nhĩ có chứa dịch hoặc mủ.
- Khám những bộ phận khác: Tai liên thông với nhiều bộ phận như xoang mũi, cổ họng, vòm họng. Do đó ngoài khám tai, bác sĩ còn khám các khu vực liên quan nếu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Khám tai giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường trong
3.2. Điều trị
Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định cho người bị viêm tai giữa cấp tùy mức độ nghiêm trọng.
- Điều trị bằng thuốc: Hầu hết người bị viêm tai giữa cấp đều chỉ cần dùng thuốc kê đơn. Những loại thuốc thường sử dụng ở đây là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm giảm tình trạng phù nề, thuốc kháng histamin kiểm soát triệu chứng dị ứng, xịt mũi,... tùy tình trạng, yêu cầu điều trị. Mỗi liệu trình thuốc có thể kéo dài trong 1 đến 2 tuần. Nếu bị thủng màng nhĩ, bệnh nhân cần dùng kết hợp thuốc nhỏ tai và vệ sinh tai theo hướng dẫn.
- Phẫu thuật: Chỉ định khi bệnh nhân đã bị viêm tai giữa cấp tính nặng, tình trạng nhiễm trùng đã lan rộng, việc dùng thuốc không còn phát huy hiệu quả. Một số phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định là cắt amidan, nạo VA và phẫu thuật đặt ống thông khí.
Thuốc kháng sinh hoặc nhiều loại thuốc khác có thể chỉ định cho người bị viêm tai giữa
Sau thời gian điều trị, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi, tái khám trong trường hợp cần thiết.
4. Làm thế nào để phòng ngừa viêm tai giữa cấp?
Để phòng ngừa viêm tai giữa cấp, hạn chế ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn hãy áp dụng một vài biện pháp đơn giản như:
- Vệ sinh đúng cách: Trong quá trình vệ sinh tai, bạn hãy thao tác nhẹ nhàng, không tác động quá sâu hoặc quá mạnh ảnh hưởng đến đến những khu vực bên trong như ống tai, màng nhĩ.
- Tránh để nước xâm nhập vào tai: Khi bơi lội, bạn nên đeo dụng cụ bảo hộ tai. Nếu nhận thấy nước bắn vào tai, bạn hãy tìm cách thấm khô. Bởi môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển gây viêm nhiễm.
- Điều trị dứt điểm bệnh lý về tai mũi họng: Nếu mắc bệnh lý về tai mũi họng, bạn nên điều trị dứt điểm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Áp dụng biện pháp phòng tránh bệnh theo mùa: Tiêm đủ các mũi vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng để nâng cao miễn dịch, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang bảo vệ khi đi ra ngoài.
Trong quá trình làm sạch tai, bạn không nên thao tác quá mạnh
Thông qua những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn đã được lời giải đáp cho thắc mắc viêm tai giữa cấp tính ở người lớn bao lâu thì khỏi. Nếu điều trị kịp thời, người bệnh có thể phục hồi sau một vài ngày. Trường hợp tình trạng viêm nhiễm diễn biến nghiêm trọng, cần điều trị phức tạp, thời gian điều trị và phục hồi cũng dài hơn. Nếu nghi ngờ đang bị viêm tai giữa cấp, cần tư vấn điều trị, bạn có thể thăm khám tại chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi đến số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
