Tin tức

Giải pháp giúp điều trị bệnh tắc tia sữa hiệu quả mẹ bỉm nên biết

Ngày 07/10/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Theo chia sẻ của các bác sĩ và chuyên gia, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tình trạng tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh ngày một phổ biến hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ mà còn khiến con mất đi nguồn sữa có nhiều chất dinh dưỡng. Nếu mẹ bỉm sữa nào rơi vào tình trạng này thì nên đến bác sĩ để được tư vấn và tìm giải pháp khắc phục nhé!

1. Các nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa 

Khá nhiều phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú cảm thấy lo lắng khi tia sữa tiết ra rất ít do bị tắc. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn khiến con không được cung cấp đủ lượng sữa theo nhu cầu. Bên cạnh đó, một số mẹ bầu cảm thấy áp lực nhiều hơn vì lo sợ mắc phải căn bệnh này. Để giúp các bạn chuẩn bị làm mẹ hoặc mẹ bỉm sữa hiểu rõ hơn về tình trạng này, sau đây là một số chia sẻ về nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa. Cụ thể gồm:

1.1. Vừa mới sinh con

Tình trạng này khá phổ biến ở phụ nữ mới sinh con. Mặc dù, lượng sữa trong vú mẹ nhiều nhưng do tia sữa bị tắc nên con chưa thể bú được. Một số trường hợp do lượng sữa tích trữ trong bầu ngực quá nhiều gây ứ đọng có thể dẫn đến hiện tượng sốt nhẹ cho mẹ.

tắc tia sữa do mẹ vừa mới sinh con

Tia sữa bị tắc nghẽn do mẹ vừa mới sinh con

1.2. Sữa mẹ dư thừa hoặc ít hút sữa ra ngoài

Nếu bé không bú hết sữa trong bầu ngực hoặc mẹ không hút hết phần sữa thừa còn sót lại có thể khiến phần sữa này ứ đọng. Ngoài ra, một số loại máy hỗ trợ hút sữa có lực quá yếu sẽ khó hút hết toàn bộ sữa trong vú của mẹ ra ngoài. Khi sữa về, tia sữa có thể bị tắc và bé không thể bú sữa mẹ được.

1.3. Ngực chịu áp lực

Những hoạt động mạnh như luyện tập thể thao hoặc ngủ sấp cũng có thể gây áp lực lên phần ngực khiến tia sữa bị tắc ở phụ nữ đang cho con bú. Ngoài ra, mặc áo quá ôm hoặc áo ngực quá chật, mang địu quá nặng cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

1.4. Bé ngậm vú mẹ sai cách

Tư thế bú và cách bú sữa của bé cũng có ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra từ vú của mẹ. Nếu bé bú vú mẹ sai cách có thể khiến cho dòng sữa của mẹ tiết ra rất ít so với lượng sữa được sản sinh. Chính vì thế, khả năng cao sữa sẽ vẫn tồn tại trong vú mẹ và nếu không được hút ra ngoài thì phần sữa này rất dễ gây tắc ti sữa cho lần bú tiếp theo.

Mẹ ít cho bé bú khiến tuyến sữa ít được kích thích

Mẹ ít cho bé bú khiến tuyến sữa ít được kích thích

1.5. Mẹ ít cho bé bú

Khi bé bú vú mẹ sẽ giúp các tuyến sữa được kích thích và tiết ra ngoài. Bên cạnh đó, sự co bóp này còn giúp sản sinh một lượng lớn sữa cho bé. Nếu mẹ ít cho con bú thì tuyến sữa ít hoạt động, sau khoảng 5 tiếng lượng sữa còn sót lại có thể bị tồn đọng ở bên trong và gây tắc nghẽn tia sữa.

1.6. Căng thẳng

Tâm lý của phụ nữ đang cho con bú không được ổn định, thường xuyên căng thẳng có thể khiến khả năng sản xuất sữa kém. Đồng thời, tia sữa của mẹ cũng dễ bị tắc nghẽn do Oxytocin không được sản sinh để kích thích tuyến sữa.

2. Triệu chứng khi bị tắc nghẽn tia sữa và hậu quả

Tình trạng tắc tia sữa có thể xuất hiện ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình cho con bú. Do đó, các mẹ cần chú ý đến sức khỏe, chế độ nghỉ ngơi và các vấn đề khi cho con bú để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Một số triệu chứng thường gặp ở mẹ bị tắc nghẽn tia sữa gồm:

  • Khi bé bú sữa tiết ra rất ít, một số trường hợp sữa không tiết ra được mặc dù đã có sự can thiệp - chủ động vắt sữa của mẹ.

  • Quan sát thấy bầu ngực to hơn bình thường, cảm giác tức ngực, đau nhức, sờ vào cảm nhận được sự căng cứng, vú ngày một to hơn bình thường.

Bầu vú sữa mẹ to hơn bình thường và căng cứng

Bầu vú sữa mẹ to hơn bình thường và căng cứng

  • Do sữa bị đọng lại trong vú mẹ nên sẽ tạo thành nhiều cục cứng, có thể cảm nhận được khi sờ vào.

  • Ngực đỏ và sưng nhiều.

  • Tình trạng tắc sữa có thể khiến mẹ bé bị sốt nhẹ, cơn sốt qua nhanh và không gây ảnh hưởng nhiều.

Nếu nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, tốt nhất mẹ bé nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị sớm nhất. Bởi lẽ, hiện tượng tia sữa bị tắc nghẽn có thể dẫn đến một số trở ngại sau đây:

  • Lượng sữa tiết ra cho bé bú rất ít, một số trường hợp nặng hơn là mẹ không có sữa cho con bú.

  • Nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến áp xe hoặc gây viêm tuyến vú. Theo thời gian, chúng sẽ phát triển thành các dải xơ hóa làm cho tuyến vú bị u xơ.

Tia sữa bị tắc nghẽn có thể gây viêm tuyến vú

Tia sữa bị tắc nghẽn có thể gây viêm tuyến vú

  • Tăng nguy cơ bị trầm cảm cho mẹ vì sau khi sinh con, tâm lý của mẹ chưa tốt, đặc biệt không thể cho con bú cũng khiến mẹ cảm thấy áp lực nhiều hơn.

3. Giải pháp phòng ngừa bệnh tắc tia sữa 

Tắc tia sữa gây ra những khó khăn trong việc cho con bú và khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, các mẹ có con bú nên chủ động phòng ngừa bệnh để hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn tia sữa sau khi sinh con. Vậy mẹ bỉm sữa nên làm gì để phòng tránh bệnh? Sau đây là một số gợi ý dành cho các mẹ chuẩn bị sinh con hoặc có con đang bú:

  • Sau khi sinh con nên kích thích tuyến sữa để sữa về bằng cách cho con bú, bú càng sớm càng tốt.

  • Khi con bú, các mẹ nên cho bé bú đều cả hai bên vú, tức bú hết sữa ở vú này rồi cho bé bú vú còn lại. Một số mẹ có sữa rất nhiều nên sau khi bé bú no vẫn còn lại sữa bên trong. Để tránh tình trạng ứ đọng sữa gây tắc nghẽn tia sữa, tốt nhất các mẹ nên chủ động hút phần sữa dư này ra ngoài.

Hút sạch phần sữa dư trong vú sau khi con bú

Hút sạch phần sữa dư trong vú sau khi con bú

  • Thông thường sữa non sẽ đặc hơn nên rất dễ bám đọng trong vú mẹ khiến tia sữa bị tắc. Để tránh trường hợp này, mẹ nên thường xuyên day ép bầu vú một cách nhẹ nhàng để sữa không bị đông và cũng không gây đau cho vú mẹ.

  • Sau mỗi lần con bú, mẹ nên dùng nước ấm rửa núm vú sạch sẽ để tránh trường hợp sữa bị ứ đọng trên đầu ti vú mẹ. Giải pháp này vừa đảm bảo đầu vú được vệ sinh sạch cho con bú, vừa giảm nguy cơ bị nghẽn tia sữa cho mẹ.

  • Theo các bác sĩ, vệ sinh răng miệng của mẹ kém có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm khuẩn trên đầu vú mẹ. Tình trạng này không chỉ gây tắc tia sữa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé do bị lây nhiễm khuẩn từ ti mẹ.

  • Nên mặc những quần áo rộng rãi, thoải mái, hạn chế mặc áo ngực và chỉ mặc những áo ngực rộng, không gây đau tức ngực.

  • Uống nhiều nước giúp đẩy nhanh quá trình tạo sữa cho con bú. 

Nghỉ ngơi và luôn giữ tâm lý thoải mái vui vẻ

Nghỉ ngơi và luôn giữ tâm lý thoải mái - vui vẻ

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi kết hợp với một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền,...

  • Luôn giữ trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú có thêm nhiều kiến thức về việc phòng tránh bệnh tắc tia sữa. Ngoài ra, các mẹ cũng dễ dàng nhận biết một số triệu chứng của bệnh để dễ dàng phát hiện và điều trị sớm nhất có thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.