Tin tức

Giải phẫu tai mũi họng theo đặc điểm cấu trúc và bệnh lý thường gặp

Ngày 15/01/2025
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Tai mũi họng là ba cơ quan quan trọng, liên thông chặt chẽ với nhau. Trong bài chia sẻ kiến thức y khoa sau đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ với bạn thông tin khái quát giải phẫu tai mũi họng, phân tích một vài bệnh lý liên quan đến các cơ quan này và cách phòng ngừa.

1. Tai, mũi, họng có mối liên hệ gì với nhau? 

Tai, mũi, họng là ba cơ quan liên thông với nhau, cụ thể hệ thống xoang thông với vùng mũi và mũi họng lại thông với tai. Trong đó, lớp niêm mạc ở đây được được phủ bởi mạng lưới mạch máu cũng như hệ thần kinh. Chính bởi vậy, bệnh lý liên quan đến tai mũi họng chủ yếu khởi phát tại vùng niêm mạc. 

Tai, mũi, họng luôn liên thông với nhau

Tai, mũi, họng luôn liên thông với nhau

Phần hốc tai mũi họng luôn liên thông nhau nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập giữa các hốc xoang. Vùng tai mũi họng nằm ở vị trí tương đối gần với khu vực màng não, hệ thống dây thần kinh,... Vì vậy, khi cơ quan này gặp vấn đề, những hệ cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng, ví dụ như người bị xoang trán có xu hướng bị viêm mũi,...

2. Giải phẫu tai mũi họng theo cấu trúc cơ bản 

2.1. Tai

Chức năng chính của tai là làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh, đồng thời giúp cơ thể giữ thăng bằng. Cấu tạo của tai sẽ bao gồm ba vùng cơ bản sau:

  • Tai ngoài: Giới hạn từ bên ngoài đến màng nhĩ. Trong đó, ống tai và loa tai là hai bộ phận nằm trong vùng giới hạn này. Nhiệm vụ của tai ngoài là thu nhận tín hiệu âm thanh rồi truyền dẫn tới màng nhĩ. 
  • Tai giữa: Cấu thành từ 3 bộ phận cơ bản là phần xương chũm, phần hòm nhĩ và phần vòi nhĩ. Chức năng cơ bản của tai giữa là truyền dẫn âm thanh thu nhận từ màng nhĩ đến vùng tai trong nhờ hệ thống xương con. 
  • Tai trong: Vùng tai trong gồm phần ốc tai, hệ thống bán khuyên tai và phần tiền đình. Chức năng chính của tai trong là điều phối nhịp cân bằng, giúp biến đổi xung động âm thanh thành dạng xung động thần kinh. 

Mô tả khái quát cấu trúc của tai

Mô tả khái quát cấu trúc của tai

2.2. Mũi 

Theo sơ đồ giải phẫu tai mũi họng, mũi được chia thành 3 khu vực chính. Bao gồm: 

  • Vách ngăn mũi: Giữ vai trò như phần ngăn cách hai bên lỗ mũi. Phần vách ngăn này hình thành từ sụn và xương. Dáng mũi của chúng ta được quyết định khá lớn bởi vách ngăn mũi. Ngoài ra, bộ phận này còn đảm nhiệm vai trò điều phối không khí. 
  • Lỗ mũi: Chính là phần lỗ thông ở phía trước, tương tự như hai cánh cửa cho phép không khí xâm nhập cũng như thoát khỏi hệ hô hấp. 
  • Xoang mũi: Gồm nhiều khoang trống phân bổ phía trong vùng xương mặt. Bộ phận này liên kết với phần lỗ mũi thông qua hệ thống phức hợp lỗ ngách. Xoang mũi có 2 chức năng sinh lý chính đó là lưu thông không khí và dẫn lưu dịch. Xoang sẽ hỗ trợ làm ẩm và làm ấm, đồng thời lọc chất bẩn chứa trong không khí hít vào. 

Mô tả cấu tạo của mũi trong sơ đồ giải phẫu tai mũi họng

Mô tả cấu tạo của mũi trong sơ đồ giải phẫu tai mũi họng

2.3. Họng

Cấu thành họng bao gồm 3 vùng chính, đó là: 

  • Vùng họng trên: Chính là nơi tiếp nhận không khí truyền từ mũi vào. Vùng họng trên thường chứa Végétations Adénoides (hay còn gọi là V.A) hỗ trợ hoạt động miễn dịch. 
  • Vùng họng giữa: Nằm ở phía sau miệng, tập trung tuyến amidan, đảm nhận vai trò miễn dịch. 
  • Vùng họng dưới: Là phần dưới cùng của họng, gần thanh quản, đảm nhiệm chức năng dẫn truyền không khí và thức ăn vào thực quản. 

3. Đặc trưng của bệnh lý về tai mũi họng 

Như đã đề cập ở phần trên, tai, mũi, họng luôn kết nối liên thông với nhau và là những cơ quan có sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Các yếu tố dị ứng và yếu tố nhiễm trùng có thể khiến bệnh bùng phát. Ngoài ra, sự thay đổi của nhiệt độ, điều kiện thời tiết bên ngoài cũng là tác nhân tăng nguy cơ nhiễm bệnh. 

Bệnh lý về tai mũi họng không chỉ ảnh hưởng đơn lẻ đến từ vùng cơ quan

Bệnh lý về tai mũi họng không chỉ ảnh hưởng đơn lẻ đến từ vùng cơ quan

Bệnh lý xuất phát từ tai mũi họng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đường tiêu hóa và hàng loạt hệ cơ quan khác. Chẳng hạn như viêm họng thường dẫn tới viêm mũi hoặc viêm thanh quản, viêm mũi có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng thanh quản.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể được xử lý bằng cách phát hiện và điều trị sớm. Khi sử dụng những loại thuốc điều trị bệnh lý tai mũi họng, bệnh nhân cũng cần thận trọng để tránh những phản ứng nguy hiểm. 

4. Bệnh lý tai mũi họng thường gặp 

Sau đây là một vài bệnh lý tai mũi họng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng: 

  • Viêm họng: Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào vùng họng dễ gây tình trạng nhiễm trùng khiến họng bị sưng, đỏ. Bên cạnh đau họng, người bị viêm họng còn biểu hiện những triệu chứng khác như lên cơn sốt, đau nhức đầu, xuất hiện hạch tại vùng cổ, đau cơ, đau khớp. 
  • Viêm xoang: Bệnh lý gây hiện tượng phù nề vùng niêm mạc mũi cùng hệ thống xoang mũi. Sự tấn công của virus là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm xoang. Sau khoảng 2 đến 3 tuần, triệu chứng viêm xoang sẽ dần giảm bớt nếu được điều trị kịp thời. 
  • Viêm tai giữa: Xảy ra khi vùng tai giữa bị nhiễm trùng, dịch đọng lại trong hòm nhĩ. Trong giai đoạn 6 - 15 tháng tuổi, trẻ có nguy cơ cao bị viêm tai giữa. 
  • Viêm mũi dị ứng: Gây tình trạng nghẹt mũi, nước mũi chảy bên trong, ngứa mũi, hắt hơi thành từng cơn liên tục. Triệu chứng khó chịu của bệnh lý này khiến chất lượng đời sống của người bệnh suy giảm. 
  • Viêm amidan: Bệnh lý gây tình trạng nhiễm trùng, sưng amidan. Viêm amidan có khả năng khởi phát theo hướng đơn lẻ. 
  • Viêm VA: Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tai mũi họng này là do tình trạng nhiễm trùng, dị ứng,... Ngoài ra, viêm VA còn được cho là liên quan đến một số bệnh lý tai mũi họng khác như viêm xoang, viêm amidan. Viêm VA có khả năng diễn biến theo hướng cấp tính hoặc diễn biến mạn tính. 
  • Ngưng thở khi ngủ: Trong trường hợp đường hô hấp trên gặp phải vấn đề tắc nghẽn liên tục khi ngủ, có thể rơi vào tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ. 

Viêm xoang dị ứng khiến chất lượng đời sống của người bệnh suy giảm

Viêm xoang dị ứng khiến chất lượng đời sống của người bệnh suy giảm

5. Cách phòng ngừa bệnh lý tai mũi họng 

Bệnh lý về tai mũi họng có thể phần nào được phòng ngừa, nếu mọi người chú ý chăm sóc, giữ gìn sức khỏe thông qua những biện pháp đơn giản như: 

  • Khi thời tiết chuyển lạnh, bạn cần mặc ấm để giữ ấm cơ thể cũng như vùng tai mũi họng. 
  • Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng cúm, phế cầu
  • Luôn chú ý đeo khẩu trang khi đến khu vực tập trung đông người hoặc khi phải ra ngoài. 
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. 
  • Không nên uống nước lạnh thường xuyên. 
  • Từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá, uống rượu, bia,...
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất. 
  • Hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng như lông của các loài động vật, bụi bẩn,... 
  • Rửa tay hàng ngày bằng xà phòng diệt khuẩn. 
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày. 

Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ hoặc khám bất kỳ khi nào nhận thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng khác thường. Bệnh lý về tai mũi họng không phải lúc nào cũng nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại có xu hướng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, mọi người tốt nhất nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để giảm thiểu tác động tiêu cực. 

MEDLATEC vừa giới thiệu đến bạn phần giải phẫu tai mũi họng và phân tích bệnh lý liên quan. Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, tư vấn điều trị bệnh lý về tai mũi họng, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ tại chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách có thể gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ