Tin tức
Giúp bạn nhận biết dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường
- 04/10/2022 | Nguy cơ tiềm ẩn từ việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh
- 04/05/2023 | Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn có sao không? Làm thế nào để khắc phục?
- 24/06/2024 | Mắt bị mờ như có màng che - Nguyên nhân do đâu và hướng xử lý
1. Các dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường
Việc trẻ sơ sinh không thể nhìn lâu vào một vật gì đó hoặc nhìn với đôi mắt lác là khá phổ biến và bình thường, nhất là trong 3 tháng đầu đời. Tuy nhiên, sẽ có những dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường mà bạn tuyệt đối không được chủ quan, bao gồm:
- Kích thước 2 mắt không đều, một bên mắt không thể mở.
- Mí mắt của một hoặc cả 2 bên mắt bị kéo sụp xuống.
- Mắt bị lồi (có thể bị một hoặc cả hai bên).
- Một bên mắt chuyển động, bên kia thì không chuyển động hoặc chuyển động không đồng bộ với bên còn lại.
- Khi bé đã được 1 - 2 tháng tuổi mà mắt vẫn không phản ứng hoặc phản ứng yếu ớt với ánh sáng và các vật dụng dễ gây chú ý.
- Ngược lại, bé nhắm nghiền mắt hoặc khó chịu với ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng) cũng cho thấy mắt bé có khả năng mắc tật khúc xạ.
- Đôi mắt của bé không trong mà bị mờ đục, bạn có thể nhìn thấy được đốm màu trắng, xám hoặc vàng trong đồng tử.
- Khi chụp hình có đèn flash thì mắt của bé không có màu đỏ như thông thường mà lại xuất hiện một đốm trắng.
- Mắt có nhiều ghèn, sưng và bé thường xuyên quấy khóc, bỏ ngủ, bỏ ăn cũng là dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường.
- Từ tháng thứ 3 - 4 trở đi, nếu mắt bé vẫn bị lác, 2 mắt nhìn về các hướng khác nhau thì cũng là dấu hiệu cho thấy bé gặp vấn đề về thị lực hoặc cơ mắt.
Trẻ nhắm nghiền mắt và khó chịu khi thấy ánh sáng là dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường
2. Tại sao mắt trẻ sơ sinh không bình thường?
Dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường là rất nhiều, vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?
Bệnh lý liên quan đến tật khúc xạ
Các tật khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bất thường về mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Cận thị: Trong số các tật khúc xạ thì đây là tật khúc xạ phổ biến nhất, thường gặp nhất. Khi mắc tật khúc xạ này thì trẻ chỉ có thể nhìn vật thể ở gần, còn vật thể ở xa thì khó nhìn hoặc nhìn không rõ.
- Viễn thị: Tật khúc xạ này ngược lại với cận thị, tức là trẻ có thể nhìn thấy được những vật thể ở xa, nhưng với vật thể ở gần thì không hoặc khó nhìn thấy. Đa số trẻ sẽ bị viễn thị ở mức độ nhẹ và tự khỏi khi lên 7 tuổi.
- Loạn thị: Tật khúc xạ này thường gặp ở trẻ lớn hơn là trẻ sơ sinh. Đối với trẻ đã đi học thì bé sẽ cảm thấy khó khăn khi đọc chữ, kèm mệt mỏi, đau đầu.
- Nhược thị: Biểu hiện của nhược thị là bé không nhìn rõ ở một bên mắt, hay nói cách khác, một bên mắt có thị lực yếu hơn bên mắt còn lại. Nếu tình trạng xảy ra do nguyên nhân cơ bản và được điều trị trước 6 tuổi thì khả năng cao sẽ khỏi.
- Mắc lác: Đây là tật về mắt xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh. Lúc này, khi nhìn vật nào đó, 2 mắt sẽ có xu hướng cùng quay vào trong hoặc cùng hướng ra ngoài, cùng quay lên hoặc cùng quay xuống.
Mắt lác là một trong những tật khúc xạ rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Bệnh lý không do tật khúc xạ
Các dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường có thể là do những bệnh lý không phải tật khúc xạ nói trên, bao gồm:
- Bệnh tăng nhãn áp: Có thể là bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh (xuất hiện ngay sau khi trẻ sinh ra) hoặc bệnh tăng nhãn áp trẻ em (thường xuất hiện trước khi trẻ được 3 tuổi).
- Bệnh đục thủy tinh thể: Thực tế thì bệnh này không phổ biến ở trẻ em, nhưng vẫn có trường hợp trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hoặc mắc phải sau này do các nguyên nhân như tai nạn, chấn thương, dùng thuốc, biến chứng từ bệnh tăng nhãn áp,…
- U nguyên bào võng mạc: Bệnh lý này có tỷ lệ cao ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Khối u có thể xuất hiện ở cả 2 mắt, gây ra các triệu chứng mắt lác, thị lực kém, quanh mắt bị sưng đỏ và đau, phản xạ đồng tử mắt trắng,…
Các dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường không loại trừ do các bệnh lý về mắt
3. Nên làm gì khi thấy các dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường?
Bất kỳ sự bất thường nào về sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng không được chủ quan. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường, bạn cần lưu ý:
- Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh 3 lần/ ngày, vào buổi sáng khi bé thức dậy, sau khi tắm buổi trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh một cách nhẹ nhàng, từ từ, không dùng lực mạnh để tránh làm bé đau và khó chịu.
- Vật dụng vệ sinh mắt cho trẻ cần được làm sạch và phơi khô ráo, sau đó bảo quản nơi thoáng mát nhưng kín đáo để phòng côn trùng, vi khuẩn, bụi bẩn.
- Nếu các dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường không thuyên giảm dù bạn đã vệ sinh mắt cẩn thận và đúng cách thì cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ. Trường hợp này bé có thể đã mắc các bệnh lý về mắt hoặc bệnh lý liên quan đến tật khúc xạ. Bác sĩ sẽ kiểm tra, thăm khám và có phương án điều trị sớm, phòng tránh biến chứng về sau.
Bố mẹ hoặc người chăm sóc cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh
Nếu phân vân không biết nên đưa bé đến khám ở đâu, bạn có thể an tâm lựa chọn Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Chuyên khoa được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, cùng với đó là đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn an tâm và hài lòng với kết quả thăm khám và điều trị.
Để không mất thời gian chờ đợi khi đến khám, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay từ hôm nay. Tổng đài viên hỗ trợ khách hàng đặt lịch 24/7 và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!