Tin tức
Góc giải đáp: Điều trị tinh hoàn nổi mụn bằng cách nào?
- 06/07/2022 | Ung thư tinh hoàn có chữa được không, đâu là nguyên nhân gây bệnh?
- 23/06/2022 | “Bỏ túi” ngay các biện pháp phòng ngừa ung thư tinh hoàn
- 11/07/2022 | Những điều cần biết về tràn dịch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh
- 21/06/2022 | Hướng dẫn cha mẹ cách nhận biết xoắn tinh hoàn ở trẻ
- 02/07/2022 | Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán ung thư tinh hoàn hiện nay
1. Những nguyên nhân khiến tinh hoàn nổi mụn
- Mụn ở tinh hoàn có thể được chia thành nhiều loại như sau:
- Mụn đầu đen: Khi dầu tiết ra nhiều khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và gây ra mụn. Sau đó, chuyển thành mụn đầu đen khi tiếp xúc với không khí.
- Mụn đầu trắng: Loại mụn này cũng tương tự như mụn màu đen nhưng khi lỗ chân lông đóng lại, mụn sẽ xuất hiện màu trắng trên đỉnh.
- Mụn sần, đỏ: Khi da bị kích thích hay khi xảy ra tình trạng sưng da, thường xảy ra tình trạng mụn sần đỏ và gây đau hơn mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
- Mụn mủ: Là dạng mụn vừa tích tụ đầu trắng và mủ xuất hiện trên mụn.
Tinh hoàn bị nổi mụn do nhiều nguyên nhân khác nhau
- Tinh hoàn nổi mụn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Do tình trạng lông bị mọc ngược
Các nang lông bị tắc nghẽn vì các tế bào da chết thường gây ra tình trạng lông mọc ngược, từ đó dẫn tới nổi mụn và khiến người bệnh bị ngứa da, rất khó chịu. Nếu nam giới có thói quen cạo lông vùng kín thì nguy cơ bị lông mọc ngược tăng, đồng thời mụn mọc ở bìu tinh hoàn cũng tăng.
Ngoài ra, các nang xung quanh vị trí lông mọc ngược cũng có thể bị viêm, nhiễm,… Tình trạng này được gọi là viêm nang lông, Nếu không được xử trí sớm, nang lông sẽ có thể bị sưng lên và xuất hiện thành cụm.
Tinh hoàn nổi mụn do phát ban nhiệt
Thời tiết nóng bức cũng có thể gây ra tình trạng phát ban nhiệt và dẫn tới nổi mụn tinh hoàn. Những nốt mụn là những đốm nhỏ, có màu đỏ và gây ngứa ngáy giống như bị châm chích, điều này gây nhiều khó chịu cho nam giới. Khi đổ mồ hôi thì tình trạng nổi mụn sẽ nghiêm trọng hơn, chính vì thế việc làm mát da cho người bệnh càng trở nên cần thiết.
Không nên chủ quan khi thấy tinh hoàn nổi mụn hoặc có triệu chứng bất thường
Do bệnh lây qua đường tình dục
Một số bệnh như mụn rộp sinh dục, giang mai,… có thể gây sưng da, đau da và một số mụn nước nổi trên da. Bên cạnh đó, có thể là cảm giác ngứa rát, tăng tiết dịch nhờn, vùng kín có mùi hôi, khó chịu,… Nếu không được điều trị sớm, các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục còn có thể chuyển thành mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Nổi mụn do u nang
U nang mềm dưới da chính là những đốm có chứa đầy mủ và thường hình thành dưới da. Hiện tượng u nang có thể xảy ra ở mọi vùng da trên cơ thể và thường là vô hại. Tuy nhiên, khi đã chuyển sang nhiễm trùng, người bệnh cần điều trị sớm để tránh nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.
Do virus Molluscum
Đây là loại virus gây bệnh về da phổ biến. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì nó không quá nguy hiểm và nhiều người bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Triệu chứng của bệnh là những đám mụn nhỏ xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể, nhất là những vùng da có nếp nhăn, như tinh hoàn, háng và nách. Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh, không nên dùng chung đồ với người bệnh.
2. Phải làm sao để điều trị tinh hoàn nổi mụn?
2.1 Cách điều trị nổi mụn tinh hoàn
Trước hết, cần tìm ra nguyên nhân khiến tinh hoàn nổi mụn sau đó điều trị theo nguyên nhân mới có thể mang lại hiệu quả cao, triệt để và giúp người bệnh sinh hoạt dễ dàng hơn.
Dưới đây là những cách điều trị bệnh phổ biến và hiệu quả nhất:
- Sử dụng khăn ướt để lau nhẹ nhàng vào vùng da xung quanh mụn nhọt. Nên thực hiện trong khoảng 20 phút và khoảng 4 lần/ ngày.
- Thầu dầu được biết đến như một chất kháng khuẩn tự nhiên, có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị nhiễm trùng. Vì thế, bạn có thể tham khảo cách thoa một lượng nhỏ dầu thầu dầu vào vùng da bị bệnh.
Không nên quan hệ khi tinh hoàn nổi mụn hoặc có những triệu chứng bất thường
- Có thể tắm bằng loại xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ. Sau khi tắm cần dùng khăn để lau khô da.
- Dùng kem và thuốc mỡ để thoa lên mụn để tiêu diệt vi khuẩn và nấm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tránh tự ý mua thuốc để gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong trường hợp tình trạng tinh hoàn nổi mụn không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được điều trị. Đối với một số trường hợp các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng mụn ở tinh hoàn.
2.2 Phương pháp phòng tránh tình trạng nổi mụn ở tinh hoàn
- Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng kín. Mỗi ngày bạn nên tắm và thay quần áo từ 1 đến 2 lần.
- Lựa chọn những loại đồ lót có chất liệu cotton để đảm bảo thấm hút mồ hôi hiệu quả, từ đó giúp cho bộ phận sinh dục luôn được thoáng khí và hạn chế được tình trạng viêm nhiễm, nổi mụn,…
Nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời
- Không nên mặc quần áo quá chật, bó sạt để tránh nguy cơ phát triển mụn.
- Không nên nhổ lông ở vùng kín để tránh kích ứng nang lông và kích ứng da. Có thể tham khảo bác sĩ về cách tẩy lông khoa học, an toàn.
- Khi quan hệ tình dục nên dùng bao cao su để tránh lây nhiễm virus, vi khuẩn gây mụn và đồng thời tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cho cả bản thân và bạn tình.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về tình trạng tinh hoàn nổi mụn, về cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa Nam học khuyên bạn nên giữ gìn vệ sinh vùng kín tốt và đồng thời không nên chủ quan, hãy đi khám kịp thời để bảo vệ sức khỏe, tránh những biến chứng bệnh. Để được tư vấn thêm về các bệnh nam khoa và có nhu cầu thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!