Tin tức

Góc giải đáp: Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?

Ngày 22/10/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, bạn không nên chủ quan mà hay đi khám càng sớm càng tốt để nhanh chóng được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, phòng ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay vấn đề được nhiều người quan tâm là cần thực hiện loại xét nghiệm nào để phát hiện bệnh và xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?

1. Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra và là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus này có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh bằng con đường muỗi đốt.

xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền

Virus Dengue có thể lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh bằng con đường muỗi đốt

Căn bệnh này có thể xảy ra cả ở người lớn và trẻ em. Mùa mưa với điều kiện khí hậu ẩm ướt khiến muốn dễ dàng sinh sôi, phát triển và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết

Đối với những trường hợp mắc sốt xuất huyết thể nhẹ, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: Sốt cao, đau nhức đầu, đau các khớp và cơ, đau ở phía sau mắt, phát ban, buồn nôn và nôn. 

Sốt là một triệu chứng của bệnh

Sốt là một triệu chứng của bệnh

Với thể bệnh sốt xuất huyết có chảy máu: Bệnh nhân có thể gặp phải tất cả những triệu chứng giống như ở thể bệnh nhẹ và kèm theo đó là dấu hiệu của sự tổn thương mạch máu như chảy máu cam, xuất huyết dưới da, trên da có xuất hiện những vết bầm tím. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

2. Những loại xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi sốt xuất huyết phổ biến

Trước khi tìm hiểu xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền, bạn nên biết về một số loại xét nghiệm được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi sốt xuất huyết thường phổ biến hiện nay. 

Dưới đây là một số xét nghiệm thường được sử dụng: 

2.1. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Đây là xét nghiệm đơn giản, phổ biến và rất hiệu quả để nghi ngờ có bị bệnh sốt xuất huyết, đồng thời cũng có thể giúp bác sĩ theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh trong quá trình điều trị.

Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhất định của người bệnh để xét nghiệm, phân tích. Nếu kết quả cho thấy tiểu cầu giảm và thấp hơn mức 100.000/mm3, thì nguy cơ xuất huyết là rất cao, người bệnh có thể cần nhập viện để điều trị. Bên cạnh đó, lượng hematocrit tăng cao cũng là một dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị cô máu do mất nước và tình trạng bệnh đang có diễn biến nặng. 

2.2. Xét nghiệm huyết thanh

- Bác sĩ sẽ thường chỉ định xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 đối với những trường hợp nghi mắc sốt xuất huyết ngay từ những ngày đầu tiên nghi ngờ có sốt xuất huyết, vì vậy được coi là xét nghiệm có thể chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Kháng nguyên Dengue NS1 có thể phát hiện trong máu từ ngày đầu tiên cho đến ngày thứ 9 sau khi xuất hiện sốt, ở cả bệnh nhân nhiễm Dengue thể nguyên phát hoặc thứ phát

- Một dạng xét nghiệm huyết thanh khác cũng có thể được áp dụng đó là xét nghiệm tìm kháng thể IgM. Những trường hợp mắc bệnh từ ngày thứ 3 đến 4 thì có thể được chỉ định thực hiện tìm kháng thể IgM. Dengue IgM tồn tại đến khoảng 90 ngày trong máu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, nồng độ kháng thể IgM ở những ngày thứ 3, 4 còn thấp nên vẫn cho kết quả âm tính giả, cần phải thực hiện lại xét nghiệm sau 2 - 3 ngày hoặc sau 1 tuần hoặc kết hợp với các xét nghiệm như NS1 để chẩn đoán xác định.

- Xét nghiệm kháng thể IgG: Đây là loại kháng thể có thể xuất hiện trong cơ thể người bệnh sau khi nhiễm virus Dengue cấp tính trong khoảng 10 đến 14 ngày trở đi và có thể tồn tại suốt cuộc đời của bệnh nhân. Vì thế loại xét nghiệm này chỉ có thể giúp bác sĩ xác định bệnh nhân đã từng nhiễm virus hay chưa và không được dùng để chẩn đoán đối với những bệnh nhân đang ở tình trạng sốt cấp tính.

Ngoài ra, Để phát hiện các type huyết thanh của virus Dengue, có thể chỉ định thêm xét nghiệm Dengue-RNA từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 5 sau khi xuất hiện sốt.

Xét nghiệm máu được chỉ định để chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm máu được chỉ định để chẩn đoán bệnh

2.3. Các loại xét nghiệm khác để đánh giá mức độ của sốt xuất huyết 

Bên cạnh phương pháp xét nghiệm máu và xét nghiệm huyết thanh, bệnh nhân còn có thể được bổ sung một số xét nghiệm khác. Cụ thể như sau: 

- Xét nghiệm điện giải đồ, bao gồm các ion Na+, K+, Cl- được chỉ định với mục đích phân tích rối loạn điện giải trong cơ thể người bệnh. 

- Xét nghiệm chức năng gan: Bao gồm xác định chỉ số AST, ALT hay GGT. Mục đích của xét nghiệm này là giúp bệnh nhân kiểm tra chức năng gan để nhanh chóng phát hiện ra những biến chứng của sốt xuất huyết.

- Xét nghiệm Albumin: Để kiểm tra xem bệnh nhân có gặp phải tình trạng thấm thành mạch do thoát huyết tương hay không. 

- Xét nghiệm chức năng thận: Bao gồm xét nghiệm chỉ số Ure, Cystatin C, Creatinine hay MicroAlbumin niệu. Mục đích của các xét nghiệm này là đánh giá chức năng thận, phát hiện sớm những tổn thương ở thận do biến chứng của sốt xuất huyết gây ra.

- Xét nghiệm CRP: Mục đích của xét nghiệm CRP là đánh giá tình trạng viêm nhiễm của người bệnh, nhận biết nguyên nhân gây sốt và đồng thời đánh giá tình trạng bội nhiễm do sốt xuất huyết.

- Xét nghiệm rối loạn đông máu: Sốt xuất huyết có thể gây xuất hiện những cục máu đông li ti trong lòng mạch, làm tắc vi mạch, thậm chí suy các phủ tạng. Vì thế, cần thực hiện xét nghiệm đông máu trong chẩn đoán và theo dõi bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

3. Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, ở mỗi trường hợp bệnh nhân, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện những xét nghiệm khác nhau, kết hợp nhiều loại xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, mỗi đơn vị y tế lại có những mức giá xét nghiệm khác nhau. Vì thế rất khó để đưa ra một con số chính xác. 

Bệnh nhân cần giữ yên người trong quá trình lấy mẫu máu xét nghiệm

Bệnh nhân cần giữ yên người trong quá trình lấy mẫu máu xét nghiệm

Việc đáng quan tâm hơn là hãy đi xét nghiệm kịp thời để nhanh chóng phát hiện bệnh. Trong trường hợp cần được lấy máu để xét nghiệm sốt xuất huyết, bệnh nhân không cần phải nhịn ăn và cũng không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Bệnh nhân chỉ cần chú ý giữ yên người khi bác sĩ đang trong quá trình tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm. Quá trình lấy máu diễn ra rất nhanh chóng, chỉ trong vòng vài phút và người bệnh sẽ chỉ thấy đau nhói khi đầu kim được đưa vào tĩnh mạch. Sau lấy máu, bệnh nhân có thể bị tím nhẹ ở vị trí lấy máu. Điều này hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. 

Trung tâm xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít trung tâm xét nghiệm tại miền Bắc đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) được công nhận vào ngày 7/1/2022. Vì thế, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng kết quả xét nghiệm tại MEDLATEC. Bệnh viện còn kết hợp với các hãng bảo hiểm lớn để giúp giảm thiểu tối đa chi phí khám và điều trị cho bệnh nhân nên bệnh nhân sẽ không cần phải quá lo ngại về vấn đề chi phí khám hay phân vân xét nghiệm sốt xuất huyết bao nhiêu tiền. 

Ngoài ra bệnh viện còn triển khai gói dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà với mức chi phí hợp lý để giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Hãy liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ