Tin tức
Gợi ý những phương pháp test HP phổ biến nhất hiện nay
- 13/08/2020 | Tìm vi khuẩn HP gây bệnh ung thư dạ dày chỉ qua hơi thở
- 28/06/2020 | Vi khuẩn HP xâm nhập cơ thể qua con đường nào?
1. Test HP có cần thiết không?
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn gây bệnh sinh sống trong dạ dày người, chúng có khả năng tiết enzyme đặc biệt chống lại môi trường acid cao trong đó. Loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, tá tràng tiến triển đến viêm dạ dày mạn tính, ung thư dạ dày.
Có đến 80 - 90 % dân số Việt Nam nhiễm khuẩn HP
Xét nghiệm vi khuẩn HP là cần thiết để xác định sự tồn tại cũng như số lượng của chúng trong dạ dày người. Xét nghiệm này được chỉ định khi:
Xác định tìm nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng
Những người nhiễm khuẩn HP ban đầu không có triệu chứng rõ ràng, chỉ đến khi chúng tàn phá gây tổn thương lớn ở dạ dày - tá tràng mới nhận thấy tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng vùng thượng vị, rối loạn phân, chán ăn,… Khi có những triệu chứng này, bệnh nhân cần đi khám và được chỉ định test HP để xác định nguyên nhân có phải do nhiễm khuẩn này hay không.
Test HP giúp đánh giá hiệu quả điều trị bệnh
Đánh giá hiệu quả điều trị, tiêu diệt vi khuẩn
Người bị nhiễm khuẩn HP, nhất là khi chúng hoạt động mạnh gây ra các bệnh lý dạ dày - tá tràng cần được điều trị tiêu diệt. Tuy nhiên hiện nay, việc tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP trong dạ dày còn gặp nhiều khó khăn, các phương pháp chủ yếu tiêu diệt phần nào và kiềm chế hoạt động của chúng. Test HP cần thiết trong đánh giá hiệu quả điều trị cũng như nguy cơ tái phát, gây bệnh.
Khác
Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày, đã từng điều trị ung thư dạ dày hoặc phải dùng aspirin, NSAID trong thời gian dài cũng có thể được chỉ định Xét nghiệm vi khuẩn HP để đánh giá nguy cơ, lựa chọn phương pháp điều trị phòng ngừa phù hợp. Bởi những đối tượng này nếu nhiễm khuẩn HP, đặc biệt thể hoạt động mạnh có nguy cơ biến chứng nguy hiểm rất cao.
Nếu được chỉ định test HP, người bệnh hãy tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện và có kết quả chính xác nhất nhé.
2. Những phương pháp test HP
Có nhiều phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP như: nội soi dạ dày, test bằng hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân.
2.1. Nội soi dạ dày tìm khuẩn HP
Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường viêm loét dạ dày - tá tràng nặng cần được đánh giá tình trạng tổn thương kết hợp tìm khuẩn HP. Một ống nội soi nhỏ có gắn camera sẽ được đưa vào dạ dày người bệnh, thu về hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương, vị trí và những phán đoán về diễn tiến bệnh.
Khi ống nội soi được đưa ra ngoài, một mảnh mô quanh vị trí tổn thương sẽ được mang ra để làm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn, clo Test giúp đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn HP.
Nội soi dạ dày tìm khuẩn HP là phương pháp đánh giá toàn diện
Như vậy có thể thấy, đây là kỹ thuật chẩn đoán hiệu quả, đem lại thông tin vô cùng quan trọng trong đánh giá bệnh lý, mức hoạt động của vi khuẩn HP để lựa chọn phác đồ điều trị tốt nhất. Ngoài ra, với bệnh nhân nhiễm khuẩn HP đã từng điều trị nhưng không dứt điểm sẽ cần kết hợp thực hiện kháng sinh đồ để kiểm tra mức độ kháng thuốc của vi khuẩn.
2.2. Test HP qua hơi thở
Đây là kỹ thuật không xâm lấn, cho kết quả nhanh chóng và đang được áp dụng trên hệ thống y tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở đây, bệnh nhân cần thở vào một thiết bị đặc biệt, có thể có dạng quả bóng hoặc giống như chiếc thẻ ATM. Sau khi tiếp nhận mẫu phân tích, máy sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá và đưa ra kết quả bệnh nhân có dương tính với khuẩn HP hay không.
Nhìn chung, test HP qua hơi thở đang được đánh giá cao, cho kết quả chính xác trong thời gian nhanh, có thể áp dụng với mọi đối tượng bệnh nhân, trừ phụ nữ có thai, trong đó có trẻ nhỏ. Kỹ thuật này cũng được chỉ định để đánh giá hiệu quả điều trị với bệnh nhân đã hoặc đang chữa trị vi khuẩn HP.
2.3. Test HP trong phân
Vi khuẩn HP hoạt động và gây bệnh trong dạ dày cũng bị cơ thể đào thải qua phân, việc xét nghiệm cũng được thực hiện tại đây. Với mẫu vật phẩm, bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, bác sĩ có thể kiểm tra sự có mặt của khuẩn HP một cách chính xác. Đây cũng là kỹ thuật test HP không xâm lấn đang được áp dụng rộng rãi trên cả nước.
Test HP trong phân cần thời gian chờ kết quả lâu
Tuy nhiên nhược điểm của kỹ thuật này là thời gian chờ đợi kết quả lâu, bất tiện trong việc lấy mẫu cũng như làm xét nghiệm.
2.4. Test HP trong máu
Vi khuẩn HP không có mặt trong máu song vẫn có thể xét nghiệm tìm dấu vết của chúng qua kháng thể mà cơ thể sản sinh ra để chống lại. Test HP trong máu hiện cũng được thực hiện phổ biến trên các cơ sở y tế toàn quốc, song đây không phải là kỹ thuật được ưu tiên.
Nguyên nhân là do kết quả test HP trong máu có độ dương tính giả cao, một số trường hợp trong máu có kháng khuẩn HP song do vi khuẩn xuất hiện ở các xoang, khoang miệng ở thể không hoạt động, không gây bệnh. Ngoài ra sau điều trị, dù đã tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP song trong máu vẫn tồn tại kháng thể này, dẫn tới kết quả sai lệch.
Bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phương pháp test HP phù hợp
Như vậy, mỗi loại test HP đều có ưu nhược điểm riêng, được chỉ định thực hiện trong các trường hợp cụ thể phù hợp. Hơn nữa chi phí xét nghiệm vi khuẩn HP khá cao so với mức thu nhập bình quân ở Việt Nam, vì thế cần cân nhắc và thực hiện trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn tốt nhất cũng như thực hiện test HP chính xác nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng đang cung cấp dịch vụ test HP qua xét nghiệm phân, xét nghiệm máu và kiểm tra hơi thở, được bệnh nhân và các bác sĩ trên cả nước tin tưởng.
Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất toàn quốc hiện nay, chắc chắn, kết quả xét nghiệm của MEDLATEC sẽ có độ chính xác cao. Kết quả này góp phần hỗ trợ bác sĩ hiệu quả trong quá trình khám cũng như lên phác đồ điều trị.
Hiện, MEDLATEC có cung cấp dịch vụ lấy mẫu tận nhà, giúp tiết kiệm thời gian đi lại cũng như chờ đợi của bệnh nhân. Chi phí cho một lần lấy mẫu là 10.000 đồng. Để đặt lịch lấy mẫu, vui lòng liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!