Tin tức

Hẹp môn vị ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào

Ngày 19/03/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Hẹp môn vị, một căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Vậy đây là căn bệnh gì, làm sao để chẩn đoán, điều trị, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Hẹp môn vị là hiện tượng gì?

Hẹp môn vị là tình trạng các cơ thắt của môn vị kết nối dạ dày và ruột non trở nên bất thường. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Giữa dạ dày và ruột non có một van của cơ môn vị giúp giữ thức ăn lại trong dạ dày, sau đó đẩy sang ruột non khi ruột đã sẵn sàng hấp thụ. Khi mắc bệnh, các cơ ở môn vị sẽ dày và to lên khiến thức ăn tụ lại ở dạ dày và không thể đi đến ruột non. Tình trạng này khiến trẻ thường xuyên bị đói, mất nước, giảm cân và có triệu chứng nôn mửa. 

Bệnh có thể có những biểu hiện khá rõ rệt khi ở giai đoạn muộn, tuy nhiên ngày nay có thể phát hiện sớm nhờ X-quang hoặc nội soi khi chưa có các triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường là biến chứng của nhiều loại bệnh khác và cần được điều trị bằng phẫu thuật để tránh các biến chứng về sau. 

Hình mô tả khi cơ môn vị dày lên làm hẹp van giữa dạ dày và ruột non

Hình mô tả khi cơ môn vị dày lên làm hẹp van giữa dạ dày và ruột non

Nguyên nhân

Loét dạ dày - tá tràng

Loét dạ dày - tá tràng dù ở vị trí nào đều có thể gây hẹp môn vị tạm thời hoặc vĩnh viễn, đó là lý do khiến loét là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Ổ loét dạ dày ở gần môn vị có thể gây hẹp tại chỗ, do các cơn co thắt phối hợp làm hẹp hoặc do viêm nhiễm gây phù nề ở hang vị. 

Ung thư

Nguyên nhân phổ biến thứ hai sau loét gây ra bệnh về môn vị là ung thư, thường là ung thư nguyên phát, bệnh phát triển nhanh hay chậm có thể khác nhau tùy mỗi người. Bệnh nhân thường có những biểu hiện như ăn uống không ngon miệng, đau trên rốn, mệt mỏi, sụt cân,… nhưng vì là những triệu chứng thường gặp nên dễ dàng bỏ qua, và chỉ đến viện khi phát hiện khối u ở vùng trên rốn. 

Loét dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh

Loét dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh

Một số nguyên nhân khác: 

  • Ở dạ dày, ngoài loét thì các bệnh khác như u lành tính, u lao, hạch trong u lympho cũng có thể là nguyên nhân. Ngoài ra, dạ dày bị tổn thương niêm mạc cũng là một nguyên nhân.

  • Mắc một số bệnh ở cơ quan tiêu hóa khác như viêm tụy mạn tính thể phì đại, ung thư đầu tụy hoặc sỏi túi mật.

  • Gia đình có người đã từng mắc hẹp môn vị. 

Các yếu tố rủi ro

  • Giới tính: Bệnh thường xuất hiện ở bé trai hơn bé gái, đặc biệt là trẻ đầu lòng. 

  • Sinh non: Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non nhiều hơn. 

  • Thứ tự sinh: Khoảng 1/3 số trẻ em có ảnh hưởng bởi bệnh là trẻ đầu lòng. 

  • Tiền sử bệnh của gia đình: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khoảng 20% ở bé trai và 10% ở bé gái nếu người mẹ mắc bệnh. 

  • Hút thuốc khi mang thai: Trong thời gian thai kỳ, việc hút thuốc của mẹ có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ bị hẹp môn vị của trẻ. 

  • Sử dụng kháng sinh: Người mẹ dùng một số loại thuốc kháng sinh vào cuối thai kỳ hoặc sử dụng thuốc kháng sinh trong những tuần đầu tiên của trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

  • Cho trẻ bú bình: Bú bình nhiều hơn bú sữa mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về môn vị ở trẻ. 

2. Triệu chứng của bệnh hẹp môn vị

Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khoảng 3 - 5 vòng sau khi trẻ chào đời, và thường hiếm xuất hiện ở trẻ lớn hơn độ tuổi 3 tháng. 

  • Nôn mửa: Bệnh thường gây ra tình trạng nôn mửa, nôn vọt, tình trạng này xảy ra khoảng 30 phút sau khi bé ăn. Ban đầu tình trạng nôn mửa vẫn nhẹ nhưng cơ môn vị càng dày thì tình trạng càng nghiêm trọng, đôi khi có thể có máu. 

  • Luôn bị đói: Trẻ mắc bệnh thường xuyên bị đói bụng, sau khi nôn mửa có thể muốn ăn trở lại ngay. 

  • Các cơn co thắt của dạ dày: Sau khi trẻ ăn có thể cảm nhận được những cơn co thắt của dạ dày giống như sóng di chuyển trên bụng của trẻ.

  • Mất nước: Bé trở nên lờ đờ, khóc không có nước mắt, tả ít ướt hơn so với thông thường. 

  • Táo bón: Môn vị bị hẹp có thể chặn thực phẩm đi đến ruột non nên có thể gây ra táo bón ở trẻ. 

  • Sút cân: Bệnh cản trở khả năng phát triển cân nặng của trẻ, thậm chí có thể gây ra tình trạng sụt cân dù cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. 

Trẻ tiểu ít hoặc số lần đi tiểu ít hơn thông thường là một trong những triệu chứng bệnh

Trẻ tiểu ít hoặc số lần đi tiểu ít hơn thông thường là một trong những triệu chứng bệnh 

Hãy đi khám ngay nếu trẻ có các biểu hiện như: 

  • Thường xuyên nôn mửa, nôn vọt sau khi bú hoặc sau khi cho ăn. 

  • Trẻ lừ đừ, dễ cáu kỉnh, ít hoạt động. 

  • Số lần đi tiểu ít hơn hoặc ít nước tiểu hơn. 

  • Ăn uống đầy đủ nhưng không tăng cân, hoặc bị giảm cân. 

  • Các triệu chứng của bệnh cũng dần trở nặng hơn ở giai đoạn sau. 

  • Các cơn đau thường xuất hiện muộn, thường là 2 - 3 giờ sau bữa ăn hoặc có thể muộn hơn, đau từng cơn và xuất hiện liên tiếp, khiến bệnh nhân sợ việc ăn dù rất đói bụng. 

  • Nôn mửa ra thức ăn ứ đọng trong dạ dày, có cả thức ăn bữa mới ăn lẫn bữa cũ, có nước xanh đen, không có dịch mật. Sau khi nôn thì bệnh nhân đỡ đau.

  • Buổi sáng khi chưa ăn gì, lắc bụng sẽ nghe rõ tiếng óc ách trong bụng.

  • Cơ thể xanh xao, gầy gò, mất nhiều nước, uể oải, tiểu ít và bị táo bón. 

Các biến chứng của bệnh

  • Sự mất cân bằng điện giải gồm những khoáng chất như clorua, kali,… xuất hiện do tình trạng nôn mửa sau bữa ăn, gây mất nước. 

  • Nôn mửa lặp đi lặp lại gây kích ứng và chảy máu nhẹ ở dạ dày. 

  • Sự tích tụ chất bài tiết của gan là bilirubin gây ra sự thay đổi ở màu da, mắt đổi sang màu vàng. 

  • Khiến trẻ ngưng phát triển về cân nặng hoặc sút cân. 

Những cơn nôn mửa và đau bụng sau ăn khiến trẻ sợ việc ăn uống dù đói bụng

Những cơn nôn mửa và đau bụng sau ăn khiến trẻ sợ việc ăn uống dù đói bụng

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Khám vật lý: Kiểm tra ổ bụng của trẻ có thể cảm nhận được sự mở rộng cơ môn vị. 

Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm cho thấy việc mất cân bằng điện giải như natri, magie, canxi,… có thể là dấu hiệu của việc nôn mửa và mất nước. 

Siêu âm: Sử dụng hình ảnh siêu âm để xem xét tình trạng dạ dày của trẻ, dạ dày bị ứ dịch hoặc cơ môn vị phồng lên. 

X-quang: Hình ảnh X-quang nhìn trên màn hình có ứ đọng nhẹ hoặc có thể mở ra bình thường nhưng là do cơ dạ dày co bóp, có thể quan sát sóng nhu động, dạ dày co bóp nhiều hơn, mạnh hơn. Hình ảnh được quan sát trực tiếp, hình ảnh chụp được không có giá trị. 

Chụp X-quang cản quang: Trẻ nuốt lượng nhỏ chất lỏng phủ dạ dày trước khi chụp X-quang, việc này giúp thể hiện những bất thường ở dạ dày qua hình ảnh X-quang.

Hút dịch vị: Thực hiện vào buổi sáng trước bữa ăn, trong dịch vị có thể lẫn những cặn thức ăn còn sót, dịch vị nhiều chứng tỏ có hiện tượng ứ đọng. 

Hiện tại có thể nội soi dạ dày tá tràng để phẫu thuật các cơ môn vị

Hiện tại có thể nội soi dạ dày - tá tràng để phẫu thuật các cơ môn vị

Phương pháp điều trị và thuốc

Hẹp môn vị thường được điều trị bằng việc phẫu thuật và được sắp xếp cùng ngày sau khi được chẩn đoán, phẫu thuật được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh trẻ bị mất nước hoặc mất cân bằng điện giải. 

Trước khi phẫu thuật:

Mọi bệnh nhân được hồi sức tích cực, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.

Tiến hành phẫu thuật:

Trẻ được gây mê toàn thân, phẫu thuật thực hiện thông qua đường rạch nhỏ ở bụng phía bên phải hoặc vùng quanh rốn, bác sĩ cắt các lớp ngoại của các cơ ở môn vị bị dày lên và giữ nguyên lớp lót còn nguyên vẹn ở bên trong của môn vị. Hiện nay, có thể phẫu thuật bằng nội soi, ống nội soi được trang bị laser và dụng cụ phẫu thuật nhỏ, sau đó được đưa qua đường rạch nhỏ gần rốn. Phẫu thuật nội soi có ưu điểm là thời gian phục hồi nhanh hơn và vết sẹo để lại cũng nhỏ hơn so với mổ phẫu thuật truyền thống. 

Sau phẫu thuật:

Sau khi phẫu thuật, trẻ sẽ được hồi sức và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao và nuôi ăn qua đường tiêu hóa sớm nhất nếu các chỉ số theo dõi ổn định.

Biến chứng sau phẫu thuật:

Sau phẫu thuật, các biến chứng gồm chảy máu và nhiễm trùng có thể xảy, các dấu hiệu và triệu chứng cũng xuất hiện trở lại nếu cơ môn vị không được cắt hoàn toàn. 

Phẫu thuật không gây ra các nguy cơ khác về dạ dày hay ruột non. Trẻ thường có thể về nhà trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật và được yêu cầu tái khám để kiểm tra phục hồi. 

Hãy đảm bảo sức khỏe của trẻ bằng việc quan sát những thay đổi nhỏ nhất trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Nếu có những thắc mắc liên quan đến bệnh hẹp môn vị hay sức khỏe của trẻ, hãy liên lạc đến hotline 1900565656 để được các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ