Tin tức

Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng thay đổi như thế nào?

Ngày 11/03/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hành trình mang thai luôn là chặng đường thiêng liêng nhưng không kém phần vất vả của người mẹ. Sự phát triển của thai nhi là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cặp cha mẹ. Và cũng không ít mẹ bầu đều có chung một sự tò mò rằng hình ảnh bụng bầu qua từng tháng trông sẽ như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ mường tượng rõ hơn về “ngôi nhà đầu tiên” của trẻ trong giai đoạn bầu bí.

1. Thai nhi phát triển qua những giai đoạn nào?

Trung bình một em bé sẽ cần 9 tháng 10 ngày để ươm mầm sự sống và phát triển trong bụng mẹ. Cũng có những trường hợp em bé ra đời sớm hay thậm chí là muộn hơn mốc thời gian này.

Thai nhi sẽ trải qua 3 giai đoạn chính trong thai kỳ. Mỗi giai đoạn lại đánh dấu sự thay đổi rõ rệt của em bé, cụ thể đó là:

  • Giai đoạn mầm: có thời gian phát triển ngắn nhất, xuất phát điểm sẽ là kể từ khi trứng và tinh trùng gặp được nhau và tạo thành hợp tử.
  • Giai đoạn phôi thai: tiếp nối giai đoạn mầm và phát triển trong khoảng thời gian là 8 tuần.
  • Giai đoạn bào thai: diễn ra sau kỳ phôi thai và nó là giai đoạn lâu nhất, kết thúc sau khi người mẹ sinh con.

Sự thay đổi của thai nhi qua các tháng

Sự thay đổi của thai nhi qua các tháng

2. Khắc hoạ hình ảnh bụng bầu qua từng tháng

2.1. Thai kỳ tháng đầu tiên 

Sau khi thụ tinh thành công, hợp tử sẽ bắt đầu quá trình làm tổ và bám vào bề mặt niêm mạc tử cung của người mẹ. Sau đó là sự hình thành của túi ối - môi trường có đầy dịch lỏng để phôi thai sinh sống, phát triển trong suốt thai kỳ. Cùng lúc đó, nhau thai cũng dần xuất hiện và thành hình, với vai trò là sợi dây kết nối sự sống giữa người mẹ và thai nhi. Mọi dưỡng chất sẽ được mẹ truyền cho em bé thông qua nhau thai này, đồng thời cũng đem chất thải của bé ra bên ngoài. 

Ở tháng đầu tiên, hình dạng của thai nhi giống hình tròn với chiều dài khiêm tốn chỉ khoảng 0,1 - 0,2mm. Những bộ phận đầu tiên được hình thành đó là phần mặt và phần cổ, tiếp đến là mạch máu và tim.

Thực tế bụng bầu 1 tháng thường không có nhiều thay đổi so với khi không mang thai, bởi kích thước của bé yêu lúc này chỉ khoảng 0,6cm, tử cung to như quả quýt.

2.2. Bụng bầu ở tháng thứ 2 

Kích thước của phổi thai đã tăng lên khi bước sang tháng thứ 2 (dài khoảng 1 - 1,6cm, trọng lượng khoảng 1g) với hình dáng tương tự như một hạt đậu nhỏ nên nhìn bên ngoài bụng bầu của mẹ cũng không có quá nhiều thay đổi so với tháng thứ nhất. 

Tai của bé cũng bắt đầu được hình thành ở giai đoạn này. Siêu âm sẽ giúp mẹ thấy được hình ảnh đầu mũi của bé. Bên cạnh đó, ngón chân, ngón tay, mắt và những nội quan như hệ tiêu hóa, tuỷ sống, mô thần kinh, não, hệ xương,... đã dần dần xuất hiện. 

Mẹ sẽ có các triệu chứng như hay bị ợ chua, ốm nghén, ngực mềm, tim đập nhanh và nhu cầu sản xuất tế bào máu của cơ thể mẹ sẽ tăng cao để có thể đảm bảo nuôi dưỡng thai nhi. 

2.3. Thai kỳ tháng thứ 3

Cuối tháng thứ 3 là lúc em bé đạt mốc 6,5 - 7,5cm về chiều dài cơ thể, to cỡ quả mận ta. Khi đó bé đã dần có những cử động đầu tiên. Thai nhi gần như đã hoàn thiện những sự phát triển cơ bản nhất. Em bé thậm chí đã có thể đóng, mở miệng, cử động ngón chân, ngón tay và hình thành phần tai ngoài, song song với sự thành hình của các nướu răng. 

Không chỉ có vậy, hệ tiết niệu và tuần hoàn của trẻ cũng phát triển. Gan bắt đầu đi vào hoạt động với nhiệm vụ tiết ra mật. Và mặc dù cơ quan sinh sản cũng đã hình thành nhưng khó có thể phân biệt được giới tính thai nhi qua máy siêu âm. 

Kết thúc 3 tháng đầu, mẹ bầu sẽ bớt bị ốm nghén hơn so với hồi mới mang thai. Nếu bạn đang thắc mắc về hình ảnh bụng bầu qua từng tháng trông sẽ như thế nào thì đây cũng là lúc bụng người mẹ bắt đầu lớn dần lên, bụng nhô rõ hơn cùng với sự gia tăng kích thước của thai nhi. 

Mô phỏng hình ảnh bụng bầu qua từng tháng thai kỳ

Mô phỏng hình ảnh bụng bầu qua từng tháng thai kỳ

2.4. Thai kỳ ở tháng thứ 4

Lúc này trẻ đã phát triển hoàn thiện bộ phận sinh dục nên mẹ có thể xác định được em bé có giới tính gì. Chi tiết hơn, các bộ phận khác như lông mi, mí mắt và tóc cũng đã hiện diện trên gương mặt và cơ thể của em bé. Hệ thần kinh đã có những biến đổi đầu tiên giúp bé thực hiện được những cử chỉ đơn giản như ngáp, mút ngón tay hay chớp mắt. 

Kết thúc tháng thứ 4, em bé sẽ tăng gấp đôi về mặt kích thước so với tháng thứ 3 với cân nặng là khoảng 146g và chiều dài cơ thể là 14,2cm, to cỡ một quả lê. Do đó bụng mẹ cũng nhô hẳn ra phía trước cơ thể. Mẹ bầu nên đổi sang những loại quần áo mới với kích thước rộng rãi hơn và bắt đầu bôi kem trị rạn để hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn da trong những tháng tiếp theo nhé!

2.5. Bụng bầu tháng thứ 5

Ở tháng thứ 5, trọng lượng cơ thể thai nhi là khoảng 200 - 500g và dài khoảng 25,4cm. Bụng mẹ bầu sẽ to cỡ một trái bưởi. Em bé sẽ chăm chỉ vận động nhiều hơn trong bụng mẹ. Mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được những cú đạp của con, nhìn thấy phần da bụng nhô lên khi em bé “sục sạo” trong bụng mình. Toàn thân của em bé sẽ được phủ một lớp lông tơ mỏng, tóc trên đầu cũng bắt đầu mọc. 

Ngoài ra, một chất nhầy được gọi là Vernix, màu trắng sẽ bao bọc lấy toàn bộ làn da trên cơ thể trẻ, giúp bảo vệ bé khỏi nước ối. Trước thời điểm ra đời, lớp Vernix sẽ tự bong ra. 

Vernix là chất nhầy màu trắng, bao phủ toàn bộ làn da thai nhi để bảo vệ da khỏi sự tiếp xúc với nước ối. Lớp này sẽ bong ra tại thời điểm trước khi em bé chào đời. Vào cuối tháng thứ 5, thai nhi có chiều dài khoảng 25,4cm và có thể nặng từ 200 - 500g.

2.6. Bầu 6 tháng

Mọi chức năng trong cơ thể thai nhi gần như đã được hoàn thiện ở giai đoạn này. Em bé đạt chỉ số chiều dài khoảng 35cm, nặng 600g. Da của trẻ thường nhăn nheo, đỏ hồng, mỏng, mí mắt đã mở được. 

Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và cho con nghe nhạc bởi vì bé đã phản ứng được với những âm thanh từ môi trường bên ngoài. Bụng bầu của mẹ lúc này có thể to bằng một quả đu đủ. 

2.7. Thai kỳ tháng thứ 7

Lúc này bụng bầu của mẹ có kích thước lớn như một trái dứa to. Bên cạnh đó bé đã biết quay đầu xuống và cơ thể đã dự trữ được một lớp mỡ. Kích thước của bé càng lớn thì lượng nước ối sẽ càng giảm. Vì vậy để tránh nguy cơ thiếu nước ối, mẹ nên chăm chỉ uống đủ nước nhé. 

Ngoài ra thì đây cũng là thời điểm nguy cơ sinh non rất cao nên mẹ bầu cần phải hết sức cẩn thận. 

2.8. Bụng bầu ở tháng thứ 8

Bụng của mẹ sẽ lớn hơn tháng thứ 7 một chút. Lớp mỡ dưới da của bé sẽ được tích trữ nhiều hơn. Não bộ của thai nhi sẽ ngày càng phát triển và trẻ đã có thể tiếp thu được những kiến thức thai giáo từ mẹ. Lúc này phần lớn các cơ quan của trẻ đã hoàn thiện, chỉ riêng phổi thì tiến độ hoàn thiện về cấu tạo và chức năng sẽ chậm hơn so với các cơ quan khác.

Khám thai là cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Khám thai là cách tốt nhất để theo dõi sự phát triển của thai nhi

2.9. Tháng mang thai cuối cùng - tháng thứ 9 

Đây là giai đoạn phổi của trẻ hoàn tất quá trình phát triển. Lúc này bụng của mẹ sẽ to như một quả dưa hấu. Cân nặng trung bình của một thai nhi khỏe mạnh ở tháng cuối thai kỳ thường là từ 2,5 - 3kg. Sự gia tăng về kích thước khiến trẻ sẽ cảm thấy chật chội hơn trong “căn nhà” này. Để thuận lợi hơn cho việc sinh nở, em bé sẽ dần đổi ngôi thai, quay đầu xuống phía dưới. 

Mong rằng thông qua bài viết này, các mẹ đã có thể tưởng tượng được hình ảnh bụng bầu qua từng tháng sẽ thay đổi như thế nào, đồng thời cảm nhận được sự phát triển của em bé trong bụng. 

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ uy tín để theo dõi sức khỏe thai kỳ thì Hệ thống Y tế MEDLATEC là một lựa chọn hoàn hảo. Bạn hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ đăng ký lịch khám cùng các bác sĩ chuyên khoa Sản ngay hôm nay!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.