Tin tức
Hỏi đáp: Chảy máu chân răng do ung thư có đúng không?
- 27/11/2022 | 7 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn muộn không nên bỏ qua
- 18/04/2023 | 9 dấu hiệu ung thư gan phổ biến nhất
- 16/06/2024 | Dấu hiệu ung thư da và cách phòng tránh bệnh
1. Sơ lược về chảy máu chân răng
Trước khi tìm hiểu xem chảy máu chân răng do ung thư liệu có đúng không thì chúng ta cùng sơ lược về tình trạng này.
Chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng là hiện tượng mạch máu ở phần nướu, hốc răng, chân răng bị tổn thương và vỡ ra, dẫn đến chảy máu. Đi kèm với chảy máu, bạn có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu, gặp khó khăn khi ăn uống.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng là do bạn mắc các bệnh lý về răng miệng, chẳng hạn như viêm nướu, viêm chân răng, sâu răng, nhiệt miệng,… Ngoài ra, việc xỉa răng, đánh răng, nói chung là chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng có thể gây ra hiện tượng này.
Bên cạnh đó, khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, chẳng hạn như vitamin C, vitamin K cũng sẽ dẫn đến chảy máu chân răng. Hay sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh cũng làm nướu và chân răng bị chảy máu. Đặc biệt, chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Chảy máu chân răng do nhiều nguyên nhân, phần lớn do các bệnh lý răng miệng
2. Chảy máu chân răng do ung thư có đúng không?
Thông thường, chảy máu chân răng là hiện tượng khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, lại không xác định được nguyên nhân thì không loại trừ chảy máu chân răng do ung thư, cụ thể là cảnh báo triệu chứng của các bệnh ung thư sau.
Ung thư vòm họng hoặc ung thư các cơ quan trong khoang miệng
Khi bị ung thư trong khoang miệng, ngoài chảy máu chân răng, bạn còn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình khác như trong miệng có vết loét khó lành, tình trạng hôi miệng kéo dài dù bạn vệ sinh răng miệng cẩn thận, khó nuốt, mệt mỏi, giảm cân đột ngột không xác định được lý do,…
Ung thư máu
Khi các tế bào bạch cầu được sản xuất quá nhiều và gia tăng bất thường làm cho tủy xương và máu bị quá tải, tế bào hồng cầu và tiểu cầu bị giảm sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết, trong đó có chảy máu chân răng. Đi kèm với hiện tượng này là trên da có những vết bầm tím không gây đau, không do va chạm, chấn thương. Ngoài ra, người bệnh rất dễ bị nhiễm nấm và nhiễm khuẩn. Nếu có những dấu hiệu này thì bạn cần đi khám sớm để xác định nguy cơ bị ung thư máu.
Chảy máu chân răng cũng có thể cảnh báo ung thư máu, ung thư bạch cầu
Ung thư vú
Đối với phụ nữ, chảy máu chân răng cũng là dấu hiệu cho thấy bị ung thư vú. Đặc biệt là phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, chảy máu chân răng do ung thư vú có tỷ lệ cao hơn 15% so với phụ nữ các độ tuổi khác. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan nếu bị chảy máu chân răng thường xuyên kèm các dấu hiệu nghi ung thư vú như có cục u không đau trong vú, vú chảy máu hoặc dịch, vú ngứa và phát ban, vùng da quanh vú bị sần, dày và nhăn nheo,…
Ung thư gan
Một trong những chức năng quan trọng của gan là chuyển hóa các dưỡng chất để cơ thể hấp thụ vào máu. Trong đó, không thể không kể đến vai trò tổng hợp vitamin K từ thức ăn, nước uống để tạo thành chất đông máu. Vì vậy, khi bị ung thư gan hay viêm gan, xơ gan,… thì quá trình này bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến rối loạn đông máu, chảy máu chân răng,…
3. Nên làm gì khi bị chảy máu chân răng?
Bạn có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng chảy máu chân răng bằng các biện pháp sau.
Chú ý vệ sinh răng miệng
Một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Do đó, để khắc phục thì bạn cần chú ý hơn trong hoạt động này, cụ thể là sử dụng dụng cụ và sản phẩm vệ sinh răng miệng phù hợp.
Khi chải răng, dùng bàn chải lông mềm và chải một góc 45 độ lên xuống nhẹ nhàng. Khi súc miệng, có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để làm sạch triệt để để thức ăn bám dính. Việc đánh răng, súc miệng nên được thực hiện ít nhất 2 lần/ ngày vào sáng tối và sau các bữa ăn.
Chăm sóc răng miệng cẩn thận, đúng cách để phòng bị chảy máu chân răng
Điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng
Nếu chảy máu chân răng do bệnh lý răng miệng thì bạn cần đi khám và điều trị dứt điểm. Bởi các bệnh lý về răng miệng để lâu không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng, gây mất răng sớm, ung thư răng, ung thư miệng,…
Bổ sung vitamin C và K
Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch và phòng chống nhiễm trùng. Vitamin K nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, phòng chống chảy máu. Vì vậy, để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng, bạn hãy tăng cường bổ sung 2 loại vitamin này bằng các thực phẩm như cam, quýt, bưởi, rau chân vịt, bông cải xanh,…
Sống khoa học, lành mạnh
Một cách khác để khắc phục hiện tượng chảy máu chân răng là sống khoa học, lành mạnh, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi và đặc biệt là không hút thuốc lá. Việc này giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng và nguy cơ xuất huyết, chảy máu.
Tránh xa thuốc lá, rượu bia để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung
Trường hợp nghi chảy máu chân răng do ung thư, không xác định được nguyên nhân kèm triệu chứng máu chảy nhiều, kéo dài trên 10 ngày dù đã được điều trị răng miệng thì bạn không được chủ quan mà cần đi khám ngay. Lúc này, cơ thể bạn có thể gặp một số vấn đề bất thường ở các cơ quan khác ngoài miệng, cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Bạn có thể lựa chọn đến khám tại Chuyên khoa Ung bướu của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bác sĩ giỏi cùng vật tư y tế hiện đại đảm bảo mang đến dịch vụ khám chất lượng cùng sự an tâm, hài lòng cho quý khách hàng.
Quý khách có thể đăng ký dịch vụ và đặt lịch khám trước ngay từ hôm nay bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!