Tin tức
Hướng dẫn chi tiết phác đồ điều trị tăng huyết áp
- 01/04/2024 | Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp và những điều cần lưu ý
- 01/03/2024 | Phân độ tăng huyết áp và những lưu ý để kiểm soát bệnh
- 10/12/2024 | Biến chứng tăng huyết áp có nguy hiểm không? Làm cách nào để phòng ngừa?
1. Thông tin tổng quan về tình trạng tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính với những triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu có thể nhận biết được như sau:
- Đau đầu: Chủ yếu vào buổi sáng và giảm dần trong ngày;
- Chóng mặt: Đặc biệt khi đột ngột thay đổi tư thế;
- Nhìn mờ: Thị lực bị ảnh hưởng;
- Tiểu đêm nhiều lần: Do tổn thương thận;
- Đau ngực: Do cơ tim gặp phải tình trạng thiếu máu cục bộ.
Đau ngực là một trong những triệu chứng cảnh báo tình trạng huyết áp
Những biến chứng nguy hiểm người bệnh huyết áp có thể gặp phải cụ thể như sau: đột quỵ, đau tức ngực, suy thận, giảm thị lực…
2. Chẩn đoán tăng huyết áp bằng cách nào?
Đo huyết áp tại phòng khám:
- Cách thức: Huyết áp được đo bằng thiết bị chuyên dụng;
- Tiêu chuẩn: Nếu kết quả đo lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg cho biết tình trạng huyết áp cao.
Đo huyết áp tại nhà:
- Cách thức: Bằng việc sử dụng thiết bị đo chuyên dụng bạn có thể tự huyết áp tại nhà;
- Tiêu chuẩn: Huyết áp được coi là cao khi chỉ số đo được lớn hơn hoặc bằng 135/85 mmHg với điều kiện đo nhiều lần.
Đo huyết áp liên tục trong 24 giờ:
Cách thức: Sử dụng máy huyết áp tự động để đo huyết áp liên tục trong 24 giờ, từ đó những biến động huyết áp trong ngày và đêm được đánh giá chính xác.
Đo huyết áp là phương pháp chẩn đoán tình trạng tăng huyết áp
Các xét nghiệm bổ sung (nếu cần):
- Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng thận, gan, đường huyết, cholesterol... để tìm các yếu tố nguy cơ khác và đánh giá mức độ tổn thương của các cơ quan;
- Điện tâm đồ: Đánh giá chức năng của tim;
- Siêu âm tim: Cấu trúc và chức năng của tim được đánh giá chi tiết;
- Siêu âm động mạch cảnh: Đánh giá nguy cơ đột quỵ bằng cách kiểm tra sự hẹp hoặc tắc nghẽn của động mạch cảnh;
- Siêu âm bụng: Đánh giá sức khỏe thận, phát hiện các vấn đề về đường tiết niệu và động mạch chủ bụng, đồng thời khảo sát các tuyến thượng thận và tìm hẹp động mạch thận;
- Soi đáy mắt: Phát hiện tổn thương mạch máu nhỏ và các bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp.
3. Hướng dẫn phác đồ điều trị tăng huyết áp
Thông tin về phác đồ huyết áp là điều mà nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Theo "Hướng dẫn chẩn đoán và huyết áp" ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, phác đồ điều trị tăng huyết áp được quy định như sau:
Nguyên tắc chung
Mục tiêu chính là đạt và duy trì huyết áp ở mức an toàn (<140/90 mmHg) để giảm thiểu nguy cơ các biến chứng tim mạch;
Việc theo dõi huyết áp định kỳ và điều chỉnh liều thuốc kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo huyết áp luôn được kiểm soát tốt. Đặc biệt, ở những đối tượng đã có tổn thương các cơ quan đích, việc hạ huyết áp cần được thực hiện một cách từ từ và thận trọng để hạn chế nguy cơ xảy ra những rủi ro không đáng có.
Thay đổi lối sống
- Chế độ ăn khoa học: Muối là gia vị cần được hạn chế, ngoài ra ưu tiên việc bổ sung hoa quả và rau xanh;
- Giữ cân nặng hợp lý: Điều chỉnh cân nặng về mức lý tưởng (BMI 18,5-22,9 kg/m²) là những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp;
Giảm cân và duy trì chỉ số khối cơ thể hợp lý nếu quá cân
- Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia giúp giảm nguy cơ tổn thương mạch máu;
- Mỗi ngày dành ra 30 - 60 phút cho các hoạt động thể chất giúp sức khỏe tim mạch được cải thiện cũng như duy trì các chỉ số của cơ thể;
- Nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát nhiệt độ cơ thể cũng như môi trường xung quanh ở mức phù hợp.
Điều trị bằng thuốc tại tuyến cơ sở
Lựa chọn loại thuốc phù hợp với từng giai đoạn:
- Tăng huyết áp độ 1: Bắt đầu điều trị bằng một trong các nhóm thuốc như lợi tiểu thiazid, ức chế men chuyển, chẹn kênh canxi hoặc chẹn beta giao cảm (nếu phù hợp);
- Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: Kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc để tăng cường hiệu quả điều trị. Các nhóm thuốc thường được sử dụng bao gồm lợi tiểu thiazid, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển và ức chế thụ thể AT1;
- Sử dụng phối hợp các nhóm thuốc hạ huyết áp cơ bản (lợi tiểu thiazide, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển) với liều khởi đầu thấp và tăng dần một cách linh hoạt để kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Xử trí chuyển tuyến
Yêu cầu chuyển tuyến hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa được cân nhắc khi tình trạng tăng huyết áp của bệnh nhân tiến triển, nghi ngờ tăng huyết áp thứ phát, tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai hoặc các trường hợp đặc biệt khác.
Quản lý tăng huyết áp tại tuyến trên
Quá trình này nhằm phát hiện sớm tổn thương cơ quan đích, loại trừ nguyên nhân thứ phát, lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu, phối hợp điều trị các bệnh kèm theo và xử lý các trường hợp cấp cứu.
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về phác đồ điều trị tăng huyết áp theo hướng dẫn của Bộ Y tế mà người dân cần nắm chắc để áp dụng và tuân thủ trong quá trình điều trị, theo dõi bệnh. Nếu người dân có thêm thắc mắc cần giải đáp hoặc nhu cầu thăm khám, điều trị tình trạng tăng huyết áp vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!