Tin tức

Hướng dẫn xử trí khi bị con bù mắt đốt

Ngày 06/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Con bù mắt rất phổ biến ở Việt Nam. Mùa mưa là thời điểm bù mắt hoạt động mạnh mẽ nhất. Khi bị bù mắt đốt, bạn có nguy cơ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ hay nhiễm trùng và sẽ rất nguy hiểm nếu mắt của bạn tiếp xúc với dịch tiết của loại côn trùng này. Vậy phải làm sao khi bị bù mắt đốt?

1. Một vài thông tin về con bù mắt

Loại côn trùng này có hình dáng khá giống với muỗi nhưng nó nhỏ hơn muỗi rất nhiều. Bù mắt thường phát ra những tiếng ồn ào rất khó chịu. Đáng lo ngại hơn khi sự xuất hiện của chúng còn có thể kèm theo một số loại vi khuẩn và virus có hại cho sức khỏe con người. 

Con bù mắt rất nhỏ

Con bù mắt rất nhỏ

Nếu không may bị con bù mắt đốt, bạn có thể bị kích ứng da, bị ngứa như châm chích, vị trí vết cắn bị sưng tấy và đỏ rát, thậm chí những vết đốt này còn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt xuất huyết, giun sán,,... 

Mùa mưa và mùa nóng là thời điểm mà bù mắt có thể sinh sôi và phát triển. Trong đó, buổi tối là lúc bạn dễ bị bù mắt đốt. Do kích thước của chúng rất nhỏ nên rất khó bắt. 

2. Phải làm sao khi bị con bù mắt đốt

Như đã nêu trên, bị bù mắt đốt có thể gây ra tình trạng ngứa rát, khó chịu và nhiều vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế, nếu bị loại côn trùng này đốt, bạn nên thực hiện một số lưu ý sau để hạn chế gặp phải những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe: 

- Bạn cần rửa ngay vùng da bị đốt/cắn bằng nước sạch. Sau đó, dùng khăn khô để lau vùng da này. 

- Dù có cảm giác rất ngứa nhưng bạn không nên gãi để hạn chế gây ra những tổn thương trên da và ngăn không để lan rộng vùng da bị tổn thương. Đây cũng là cách hạn chế tốt nhất tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào da. 

Không nên gãi khi bị bù mắt đốt

Không nên gãi khi bị bù mắt đốt

- Thông thường những triệu chứng như mẩn đỏ và ngứa sẽ có thể cải thiện trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để giảm triệu chứng và phòng ngừa nhiễm trùng thứ cấp, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh bao gồm: 

+ Thuốc bôi ngoài da để hạn chế tình trạng ngứa và mẩn da. Dùng để bôi lên vết bù mắt đốt từ 1 đến 2 lần/ ngày. Sử dụng khoảng vài ngày cho đến khi những triệu chứng được cải thiện. 

+ Thuốc uống: Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc đường uống như thuốc kháng histamin hệ 1 và 2 trong trường hợp cần thiết.

3. Hướng dẫn cách phòng ngừa bị con bù mắt đốt

Để hạn chế nguy cơ bị con bù mắt tấn công và đốt, bạn cần lưu ý những điều sau: 

- Luôn đảm bảo môi trường nhà ở sạch sẽ: 

Bù mắt rất yêu thích sống ở những nơi đông người, môi trường ẩm ướt, ao tù nước đọng,.. Do đó, bạn cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đảm bảo không gian sống luôn gọn gàng, sạch sẽ. Thường xuyên phát quang bụi rậm, phân loại rác thải, làm sạch ao hồ, đậy nắp các dụng cụ chứa nước,....

Thường xuyên lau dọn nhà cửa

Thường xuyên lau dọn nhà cửa

- Có thể sử dụng tinh dầu đuổi côn trùng: Con bù mắt cũng giống như muỗi, chúng rất sợ các loại tinh dầu từ thực vật, đặc biệt là húng, quế, sả và bạc hà,... Vì thế, bạn có thể sử dụng những loại tinh dầu này để tiêu diệt bù mắt và một số loại côn trùng khác. Có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu, sau đó nhỏ khoảng 2 đến 3 giọt tinh dầu vào để mùi tinh dầu được phát tán khắp căn phòng và từ đó hạn chế nguy cơ bị bù mắt đốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo một túi tinh dầu nhỏ ở cửa hoặc phòng ngủ. 

- Lắp lưới chống côn trùng: Đây là một loại cửa có mắt lưới rất nhỏ và có thể ngăn chặn sự xuất hiện của các loại côn trùng trong nhà của bạn. Với giải pháp này, bạn có thể ngăn chặn đáng kể nguy cơ bị con bù mắt đốt. 

- Sử dụng thuốc xịt côn trùng: Phương pháp này rất phổ biến và có thể dễ dàng thực hiện. Một số vị trí mà bạn nên sử dụng thuốc xịt côn trùng để phòng ngừa con bù mắt bao gồm góc bếp, góc nhà, dưới khe tủ,... Khi áp dụng phương pháp phòng ngừa bù mắt này, bạn nên đeo khẩu trang trước khi phun thuốc và sau khi phun xong, đừng quên rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. 

- Giăng bẫy: Chỉ với một số mẹo nhỏ, bạn có thể giăng bẫy con bù mắt. Một số nguyên liệu mà bạn có thể sử dụng là dầu ăn hay giấm. Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau: 

+ Bạn lấy một chiếc lọ rỗng, sau đó chọc một lỗ trên nắp lọ và đổ giấm vào lọ. Sau đó đậy chặt nắp. Các loại côn trùng sẽ thu hút bởi mùi của giấm và chui vào chai và sẽ bị tiêu diệt. 

+ Nếu sử dụng đồ ăn, bạn nên lấy một tờ giấy, đổ dầu ăn ở trên bàn, côn trùng sẽ có xu hướng đậu vào dầu ăn và sau đó bị dính lại và không thể thoát được ra ngoài. Đây là cách bẫy con bù mắt rất đơn giản, an toàn và hiệu quả lại tiết kiệm chi phí. 

+ Sử dụng đèn dầu: Ánh sáng từ đèn dầu sẽ thu hút những con bù mắt và sau đó chúng sẽ không thoát khỏi sức nóng của đèn thủy tinh, cuối cùng bị rơi vào trong đèn. Lưu ý, chỉ nên để đèn dầu ở vị trí cố định và khi sử dụng, cần đảm bảo có người ở đó để tránh xảy ra hỏa hoạn. 

- Sử dụng vợt điện: Cách này cũng có thể giúp bạn tiêu diệt con bù mắt một cách hiệu quả. Chiếc vợt này có hình dáng như vợt cầu lông và có mạng lưới kết nối để tạo ra điện giúp tiêu diệt loại côn trùng này.

Có thể dùng vợt điện để tiêu diệt con bù mắt

Có thể dùng vợt điện để tiêu diệt con bù mắt

Trên đây là một số cách xử trí khi bị con bù mắt đốt và lưu ý để phòng ngừa bị loại côn trùng này tấn công. Sau khi bị bù mắt đốt, nếu có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám sớm để được các bác sĩ hướng dẫn xử trí cụ thể, phòng ngừa những hậu quả sức khỏe nguy hiểm. 

Để được tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, quý khách có thể gọi đến Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ