Tin tức

Hút dịch màng phổi mất bao lâu? Khi nào cần thực hiện?

Ngày 02/05/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tràn dịch màng phổi là bệnh lý thuộc hệ hô hấp và có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ tử vong nếu không can thiệp y khoa kịp thời. Hút dịch màng phổi được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân tràn dịch. Vậy hút dịch màng phổi mất bao lâu?

1. Tổng quan về tràn dịch màng phổi

1.1. Tràn dịch màng phổi là gì?

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý về phổi khá phổ biến, bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Đây là tình trạng xuất hiện chất lỏng bất thường trong khoang màng phổi với lượng dịch trên 20ml. Cụ thể hơn: đó là quá trình dịch tiết vào màng phổi nhiều, đồng thời ít dịch thoát ra ngoài, từ đó gây tụ dịch ở màng phổi.

Có 2 loại tràn dịch màng phổi chủ yếu:

  • Dạng dịch thấm: do ảnh hưởng bởi các bệnh lý ở cơ quan khác như suy tim, suy thận,...
  • Dạng dịch tiết: thường gặp ở người mắc bệnh phổi như lao, nhiễm khuẩn, ung thư phổi,...

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý về phổi khá thường gặp

Tràn dịch màng phổi là bệnh lý về phổi khá thường gặp

1.2. Nguyên nhân mắc bệnh

  • Viêm phổi: Khi phổi bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây viêm nhiễm dẫn đến tình trạng rối loạn tiết dịch khiến lượng dịch phổi tăng bất thường. 
  • Lao màng phổi: Vi khuẩn lao phổi gây tổn thương và suy giảm chức năng màng phổi dẫn đến tình trạng tụ dịch màng phổi. Theo thống kê khoảng 25 - 35% bệnh nhân lao phổi có nguy cơ cao gặp tình trạng tràn dịch màng phổi.
  • Bệnh tim: Các bệnh lý tim mạch gây ảnh hưởng đến chức năng lưu thông của máu từ đó khiến dịch rò rỉ khỏi mạch máu. Vì thế, dịch sẽ tràn đến khu vực màng phổi và gây ứ đọng tại vị trí này.
  • Ung thư: Bệnh nhân mắc ung thư ở giai đoạn di căn thường có tỷ lệ tràn dịch màng phổi cao do tế bào ung thư xâm lấn đến tế bào màng phổi gây tắc nghẽn mạch phổi.
  • Suy thận mạn: Là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tràn dịch màng phổi. Điều này được giải thích do khả năng đào thải dịch ra ngoài cơ thể của bệnh nhân suy thận mạn yếu, từ đó gây ứ dịch ở nhiều cơ quan ngoài thận.

1.3. Triệu chứng khi tràn dịch

Tràn dịch màng phổi là tình trạng cấp tính và có nhiều biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, có một số triệu chứng có thể nghi ngờ tràn dịch giúp người bệnh phát hiện kịp thời, đó là:

Người bệnh gặp tình trạng đau vùng ngực, khó thở

Người bệnh gặp tình trạng đau vùng ngực, khó thở

  • Khó thở khi vận động cơ thể hoặc ngay cả khi thả lỏng, nghỉ ngơi. 
  • Cảm giác đau âm ỉ ở khu vực lồng ngực, đặc biệt khi cố gắng hít thở sau. Mức độ đau tăng lên khi cố gắng nói hoặc hít mạnh.
  • Xuất hiện các cơn ho khan kéo dài hoặc có kèm dịch đờm, máu.
  • Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức kèm sốt.
  • Chán ăn, khó nuốt thức ăn.
  • Cảm giác khó chịu khi nằm ngửa hoặc cúi gập người.
  • Đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh suy thận, suy tim,... có thể kèm theo tình trạng phù tay chân, mặt,...

2. Hút dịch màng phổi như thế nào?

Hút dịch màng phổi là thủ thuật xử lý tràn dịch màng phổi giúp giải phóng dịch tụ, qua đó cải thiện tình trạng bệnh. Hút dịch màng phổi được chia theo 2 mục đích chính gồm: chọc dịch để xét nghiệm hoặc hút dịch giảm áp lực lên phổi.

Đối với chọc dịch xét nghiệm sinh thiết thường được chỉ định đối với bệnh nhân có triệu chứng tràn dịch và cần xác định nguyên nhân bệnh. Dịch màng phổi sau khi hút sẽ được xét nghiệm để tìm ra loại tràn dịch thấm hay tràn dịch tiết, xác định loại vi khuẩn gây viêm nhiễm,...

Còn đối với hút dịch cấp cứu thường thực hiện ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi nặng có dấu hiệu suy hô hấp, khó thở nghiêm trọng,... Thủ thuật này giúp bệnh nhân dễ thở hơn cũng như giảm khả năng tử vong nếu lượng dịch ứ trong màng phổi quá nhiều gây tắc nghẽn quá trình trao đổi không khí của cơ thể.

3. Các bước chọc hút dịch màng phổi

  • Bước 1: Đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế cưỡi ngựa. 
  • Bước 2: Sử dụng máy siêu âm để kiểm tra tình trạng tràn dịch và xác định vị trí đặt ống dẫn lưu dịch ra ngoài.
  • Bước 3: Lựa chọn vị trí chọc hút dịch ở khu vực mặt lưng của khoang liên sườn 8 - 9. 
  • Bước 4: Sát trùng khu vực vị trí đã xác định chọc hút và tiến hành gây tê.
  • Bước 5: Tiến hành chọc kim vào vị trí đã xác định theo hướng vuông góc vị thành ngực và gần sát với xương sườn.
  • Bước 6: Sử dụng máy hút dịch y khoa hoặc bơm kim để thực hiện rút dịch ra ngoài.
  • Bước 7: Kiểm tra lượng dịch còn lại ở màng phổi sau khi hút.
  • Bước 8: Sát trùng vị trí hút dịch và giúp bệnh nhân ổn định vị trí nghỉ ngơi.

Hút dịch màng phổi tại vị trí khoang liên sườn 8 - 9 để dẫn lưu dịch ra ngoài

Hút dịch màng phổi tại vị trí khoang liên sườn 8 - 9 để dẫn lưu dịch ra ngoài 

4. Hút dịch màng phổi mất bao lâu?

Để trả lời hút dịch màng phổi mất bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng lượng dịch ứ trong phổi cũng như tình trạng bệnh nhân. Tùy thuộc vào mục đích hút dịch và số lượng dịch hút ra mà thời gian hút dịch màng phổi có thể kéo dài khác nhau. Thông thường khoảng 30 phút - 60 phút. Có thể nói, khi hút dịch màng phổi cần được theo dõi liên tục để xử trí kịp thời vì thế thời gian thực hiện khó xác định cụ thể. 

Hút dịch màng phổi mất bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

Hút dịch màng phổi mất bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

5. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân hút dịch màng phổi

Chắc hẳn bệnh nhân và người nhà không chỉ quan tâm hút dịch màng phổi mất bao lâu mà còn nhiều thắc mắc về cách chăm sóc đối với người mắc tình trạng này. Khi chăm sóc bệnh nhân tràn dịch màng phổi, người nhà cần lưu ý như sau:

  • Theo dõi tình trạng bệnh nhân để phát hiện kịp thời tình trạng khó thở và thông báo đến bác sĩ. 
  • Người nhà nên hỗ trợ thay đổi tư thế nằm nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vết thương sau hút dịch.
  • Bệnh nhân hạn chế di chuyển, gắng sức.
  • Thực hiện các bài tập hít thở sâu giúp cải thiện chức năng phổi.
  • Bổ sung chế độ ăn giàu protein, vitamin, chất xơ để tăng cường hồi phục sức khỏe.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn sau khi hút dịch, tránh làm việc nặng hoặc quá sức.

Bệnh nhân sau hút dịch cần được nghỉ ngơi và tập thở sau để hồi phục hiệu quả

Bệnh nhân sau hút dịch cần được nghỉ ngơi và tập thở sau để hồi phục hiệu quả

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc hút dịch màng phổi mất bao lâu. Tốt nhất, khi nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín ngay khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ bất thường. Một địa chỉ bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.