Tin tức
Huyết áp 160/90 có cao hay không, làm cách nào để ổn định?
- 28/10/2024 | Cao huyết áp nên ăn gì - đừng bỏ qua 11 gợi ý sau
- 21/11/2024 | Góc giải đáp thắc mắc: Cao huyết áp có nên uống nhiều nước?
- 26/11/2024 | Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không? Góc nhìn khoa học và lời khuyên từ chuyên gia
1. Chỉ số huyết áp 160/90 có cao hay không?
1.1. Chỉ số huyết áp 160/90 có được xem là cao không?
Huyết áp được đo bằng hai chỉ số. Trong đó:
- Chỉ số đầu là huyết áp tâm thu, cho biết áp lực máu khi tim co bóp.
- Chỉ số sau là huyết áp tâm trương, cho biết áp lực máu khi tim nghỉ.
Để biết huyết áp 160/90 có cao không thì cần so sánh với ngưỡng bình thường của chỉ số huyết áp.
- Bình thường:
+ Huyết áp tâm thu: < 130mmHg.
+ Huyết áp tâm trương: < 85mmHg.
- Bình thường cao:
+ Huyết áp tâm thu: 130 - 139 mmHg
+ Huyết áp tâm trương: 85 - 89 mmHg.
- Huyết áp cao:+ Huyết áp tâm thu: ≥ 140mmHg.
+ Huyết áp tâm trương: ≥ 90mmHg.
Từ các thông số nêu trên suy ra được rằng huyết áp 160/90 có cao. Đây là chỉ số có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời.
Người bệnh được bác sĩ cho biết chỉ số huyết áp 160/90 có cao không
1.2. Nguyên nhân nào khiến huyết áp tăng lên 160/90?
Chỉ số huyết áp 160/90 thường là do:
- Thói quen ăn uống thường xuyên nhiều muối, rượu bia, nhiều thực phẩm thuộc nhóm chất béo bão hòa.
- Thiếu vận động.
- Stress và căng thẳng kéo dài.
- Tiền sử gia đình có người bị huyết áp cao làm tăng nguy cơ huyết áp 160/90.
2. Huyết áp 160/90 tiềm ẩn những mối nguy nào cho sức khỏe?
Huyết áp cao 160/90 cần thận trọng trước các mối nguy hại tiềm ẩn:
2.1. Nguy cơ đột quỵ
Huyết áp cao là nguyên nhân khiến cho thành mạch máu phải chịu áp lực, nhất là mạch máu não. Lúc này, mạch máu não đứng trước nguy cơ tổn thương hoặc bị vỡ. Kết quả của tình trạng này là thành mạch yếu không chịu được áp lực máu lớn và gây đột quỵ. Biến chứng nghiêm trọng này do huyết áp cao có thể để lại di chứng tàn tật hoặc tử vong.
2.2. Suy tim
Khi huyết áp tăng lên mức 160/90, tim phải tăng hoạt động để máu được bơm đi khắp cơ thể. Sự làm việc quá tải này kéo dài dẫn đến suy tim - tình trạng cơ tim bị yếu và không thể thực hiện chức năng bơm máu như bình thường.
Suy tim do huyết áp cao 160/90 thường gây ra các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, phù chân,... khiến chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng.
2.3. Suy thận
Khi lo lắng huyết áp 160/90 có cao không, người bệnh cũng nên đề phòng biến chứng suy thận do đây là cơ quan lọc máu của cơ thể. Huyết áp 160/90 có nguy cơ khiến cho mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương nên thận giảm khả năng lọc bỏ chất thải. Lâu dài, điều này có thể dẫn đến suy thận mạn tính, khiến người bệnh phải điều trị lọc máu.
Huyết áp cao không kiểm soát tốt làm tăng khả năng dẫn đến suy thận
2.4. Tổn thương mắt
Bệnh nhân tăng huyết áp cũng có thể bị tổn thương mạch máu trong mắt. Đây chính là yếu tố nguy cơ của các vấn đề về thị lực trong đó có bệnh võng mạc. Tổn thương võng mạc không chỉ làm suy giảm khả năng nhìn mà thậm chí còn gây mù vĩnh viễn.
3. Các biện pháp khắc phục khi chỉ số huyết áp tăng 160/90
Huyết áp 160/90 có cao. Nếu rơi vào tình huống này, người bệnh cần can thiệp ngay để giảm áp lực cho tim và mạch máu, tránh gặp phải biến chứng.
3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định chỉ số huyết áp. Muối dư thừa làm dư nước trong máu, tạo áp lực lớn với thành mạch máu. Vì thế, giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày là việc đầu tiên nên làm khi chỉ số huyết áp đo được 160/90.
Ngoài ra, người bị tăng huyết áp cũng nên tăng dung nạp thực phẩm giàu kali như chuối, cam, rau xanh,... để cân bằng tác động của natri, hỗ trợ giảm huyết áp. Tăng chất xơ từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, giảm tối đa thực phẩm thuộc nhóm chất béo bão hòa để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
3.2. Tăng vận động
Tăng vận động và duy trì thực hiện mỗi ngày được xem là phương án hỗ trợ cải thiện chỉ số huyết áp. Đặc biệt, dành 30 phút mỗi ngày cho hoạt động đạp xe, đi bộ, bơi lội, thiền, yoga,.... có thể giảm huyết áp hiệu quả.
3.3. Giảm căng thẳng
Hay bị căng thẳng là yếu tố kích thích hệ thần kinh giao cảm, khiến mạch máu bị co lại và dẫn đến tăng huyết áp. Người bệnh cần sắp xếp xen kẽ thời gian làm việc, nghỉ ngơi và thư giãn sao cho hợp lý để tránh kích thích tăng chỉ số huyết áp.
Thực hiện các hoạt động yêu thích như: tập yoga, thiền, nghe nhạc,... không chỉ giúp gười bệnh được thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng mà còn ổn định chỉ số huyết áp.
3.4. Không dùng chất kích thích
Hút thuốc lá, tiêu thụ cafein và đồ uống có cồn,... đều là việc làm gây tăng huyết áp. Vì thế, từ bỏ những tác nhân này là cách tốt nhất để bảo vệ tim và mạch máu, duy trì huyết áp ổn định.
3.5. Can thiệp y khoa
Thăm khám bác sĩ Tim mạch là cách giúp người bệnh được kiểm tra, có câu trả lời chính xác huyết áp 160/90 có cao hay không. Người ở ngưỡng huyết áp này thường được điều trị bằng thuốc. Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định và kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều chỉnh thuốc khi cần thiết.
Bệnh nhân huyết áp cao cần theo dõi thường xuyên và dùng thuốc đúng đơn của bác sĩ
Như vậy, huyết áp 160/90 có cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Khi gặp tình trạng này, tốt nhất người bệnh cần kiểm tra bởi bác sĩ chuyên khoa để có được đánh giá chính xác và biết cách điều chỉnh để huyết áp về ngưỡng an toàn.
Quý khách hàng đang gặp vấn đề về huyết áp, cần được chẩn đoán, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, hãy liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa Tim mạch - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!