Tin tức
Khạc đờm ra máu nguyên nhân do đâu và cách xử trí
- 14/11/2022 | Trị ho bằng thuốc long đờm có hiệu quả không? Cần lưu ý gì khi dùng?
- 30/07/2022 | Những điều bạn cần biết nếu bị vướng đờm ở cổ
- 18/10/2022 | Ho ra máu là biểu hiện của bệnh gì - cách xử lý
1. Khạc đờm ra máu do nguyên nhân nào gây ra?
Khạc đờm ra máu là một hiện tượng xảy ra khi phản xạ của cơ thể đẩy chất đờm ra ngoài với chất đờm có kèm theo máu màu đỏ tươi hoặc màu hồng.
Theo đó, hiện tượng này có thể gây ra bởi các nguyên nhân như sau:
1.1. Bị tổn thương đường hô hấp trên
Khi người bệnh bị các bệnh lý như viêm mũi, viêm amidan, viêm họng,... sẽ khiến đường hô hấp trên bị tổn thương. Lúc này, họng của người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng đau rát, cùng với đó là sự sưng phù và ứ máu ở niêm mạc họng. Việc khạc đờm sẽ dẫn đến áp lực làm vỡ mạch máu ở niêm mạc họng. Máu này dính vào đờm làm trong đờm người bệnh khạc ra có lẫn cả máu.
Bị tổn thương đường hô hấp trên có thể gặp hiện tượng khạc đờm ra máu
1.2. Bệnh viêm thanh quản
Lớp niêm mạc thanh quản sẽ gặp tổn thương, mỏng dần và dễ bị sưng tấy khi người bệnh bị viêm thanh quản cấp và mạn tính. Khi dây thanh quản bị kích ứng trước tác động đến từ khói, bụi,... có thể gây ngứa rát ở cổ họng, dẫn tới biểu hiện ho nhiều và khạc ra đờm có lẫn máu.
1.3. Viêm phế quản
Đây là tình trạng viêm xảy ra ở đường dẫn khí trong phổi; kéo theo đó làm hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở của người bệnh. Bệnh sẽ dẫn tới các triệu chứng là đau họng, hiện tượng ho có đờm, thở khò khè, đờm có lẫn máu,...
1.4. Nhiễm trùng
Bên cạnh đó, triệu chứng có lẫn máu trong đờm cũng có thể xuất hiện bởi tình trạng nhiễm trùng do các loại vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị khó thở, sốt, đau đầu,...
1.5. Viêm phổi
Đây là tình trạng thương tổn ở các tổ chức tại phổi, chủ yếu gây tác động đến phế nang, thường do các tác nhân là virus, vi khuẩn, nấm hoặc một số hóa chất độc hại gây ra. Thông thường, bệnh nhân bị viêm phổi bị ho nhiều, ho có đờm thậm chí có thể ho khạc đờm ra máu.
1.6. Giãn phế quản
Tình trạng giãn phế quản gây thoát máu vào lòng phế quản, lâu dần tích tụ lại và gây ho ra máu, có thể máu đỏ tươi hoặc máu cục, máu đông.
1.7. Lao phổi
Ho ra máu là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi. Đi kèm với đó là các triệu chứng như đột ngột giảm sút cân nặng mà không rõ nguyên do, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, sốt về chiều,...
Nguyên nhân bị khạc đờm ra máu có thể là do người bệnh bị lao phổi
1.8. Ung thư phổi
Khi bị khạc ra đờm có lẫn máu, người bệnh cần cảnh giác trước nguy cơ mắc ung thư phổi. Ngoài ra, còn các triệu chứng khác như bị thở khò khè, đau ngực, cảm giác chán ăn, mệt mỏi,...
1.9. Ung thư vòm họng
Người bệnh bị ung thư vòm họng ngoài việc bị khạc ra đờm có máu còn gặp phải triệu chứng đau họng, cổ, tai, bị sụt cân. Đây là loại ung thư ác tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
2. Cần làm gì khi bị khạc đờm ra máu?
Như vậy, có nhiều nguyên nhân về bệnh lý có thể làm hiện tượng khạc đờm ra máu xảy ra. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng thuộc các độ tuổi và giới tính nào và chúng ta không nên chủ quan khi chẳng may gặp phải.
Trường hợp có lẫn máu trong đờm có thể căn cứ vào đặc điểm của đờm và máu để xác định nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó. Tuy vậy, cũng sẽ có thể không tìm ra được nguyên nhân chính xác. Do đó, việc cần thiết là người bệnh nên đi thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, thực hiện những kiểm tra cần thiết. Từ đó, tìm ra được nguyên nhân rõ ràng của hiện tượng có lẫn máu trong đờm là do đâu và có phác đồ điều trị phù hợp.
Cần thiết nên đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân bị khạc đờm ra máu
Cùng với việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần áp dụng thêm một số biện pháp giúp hỗ trợ làm thuyên giảm tình trạng này như sau:
- Vệ sinh vùng họng sạch sẽ với việc súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc bằng nước sạch hàng ngày.
- Không cố gắng sức khi khạc đờm.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn các loại thức ăn dễ nuốt, bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày rau củ, trái cây tươi; đồng thời, tránh tiêu thụ đồ ăn cay nóng, đồ ngọt nhiều đường, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,...
- Dừng việc sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá,... tránh xa các địa điểm hay khu vực có khói thuốc lá.
Bệnh nhân bị khạc đờm ra máu cần ngưng sử dụng thuốc lá, rượu bia
- Bảo vệ cổ họng và tránh xa các tác nhân gây kích thích lên nó. Có thể thực hiện điều này thông qua việc khi đi ra ngoài không quên đeo khẩu trang, đảm bảo nhà cửa được vệ sinh sạch sẽ và không có ẩm mốc hay khói bụi, duy trì ổn định độ ẩm trong nhà, tránh tiếp xúc với sơn hay hóa chất,...
- Đều đặn duy trì việc luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, giúp cơ thể nâng cao được sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.
Hiện tượng bị khạc đờm ra máu có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải. Do vậy, nếu chẳng may xuất hiện hiện tượng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, cùng với đó sẽ nhận được tư vấn về việc thực hiện phác đồ điều trị cần thiết.
Nếu đang cảm thấy hoang mang khi đối diện với hiện tượng này, quý khách hàng hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, hoặc liên hệ với bệnh viện qua đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!