Tin tức
Khám phá 7 cơ quan chính trong hệ tiêu hóa
- 23/11/2020 | Vì sao nội soi được ví như “tấm gương” phản chiếu chính xác sức khỏe hệ tiêu hóa
- 11/12/2021 | 7 cách giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh - ngăn ngừa bệnh tật
1. Các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa
Hệ tiêu hóa bao gồm các cơ quan chính sau:
Miệng
Đây là bộ phận đầu tiên của hệ thống tiêu hóa. Trong miệng cũng lại bao gồm các cơ quan khác nhau (răng, lưỡi, nước bọt) chúng tham gia trực tiếp vào việc đưa thức ăn vào cơ thể, nhai nát, nghiền nhỏ thức ăn để đưa vào đường tiêu hóa.
Họng
Họng là phần tiếp giáp giữa miệng và thực quản ở bên trong, chúng đóng vai trò như một bộ phận cửa tiếp theo sau khi thức ăn được nghiền nát để đưa vào bên trong cơ thể.
Hệ tiêu hóa gồm rất nhiều bộ phận khác nhau bên trong cơ thể
Thực quản
Bộ phận này nối từ hầu họng đến dạ dày. Chúng có độ dài khá lớn từ 25 - 30 cm có dạng hình dẹt khi ở trạng thái thông thường. Chỉ khi nuốt thức ăn, thức ăn đi qua thực quản thì bộ phận này mới mở ra thành hình ống để thức ăn đi qua. Chúng giữ vai trò như một chiếc van của hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ đưa thức ăn từ bên ngoài vào dạ dày và không để thức ăn từ ngoài dạ dày trào ra ngoài. Thực quản có sự hoạt động tương đối khác biệt, tùy theo độ lỏng, cứng của thức ăn mà chúng hoạt động với mức độ khác nhau.
Dạ dày
Bộ phận này còn được gọi là bao tử. Đây được coi như đến phần trung tâm của hệ tiêu hóa, là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa. Dạ dày nối với thực quản ở phần trên, phần dưới nối với tá tràng nhờ lỗ môn vị. Dạ dày có chức năng lưu trữ thức ăn, nghiền nhỏ thức ăn nhờ sự co bóp và dịch vị. Sau đó thức ăn được phân hủy nhờ enzym tiêu hóa. Dạ dày có liên hệ rất chặt chẽ với những cơ quan khác trong cơ thể.
Ruột non
Phần ruột non có chiều dài khoảng 6m ở người trưởng thành. Thức ăn khi đến ruột non sẽ tiếp tục phân hủy để chuyển hóa nhờ dịch tiết ra từ mật và tụy. Chất dinh dưỡng được chuyển hóa và hấp thụ vào cơ thể nhiều nhất ở bộ phận này trong cả hệ tiêu hóa.
Đại tràng
Ống đại tràng có chiều dài khoảng 1.5 - 1.8m. Đại tràng là nơi cuối cùng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng từ phần bã thức ăn còn lại mà ruột non không thể hấp thụ được đẩy xuống, và tạo thành phân.
Hệ tiêu hóa luôn có sự liên quan mật thiết đến hoạt động của các bộ phận khác
Trực tràng
Phần này có chiều dài khoảng 20cm nối giữa đại tràng và hậu môn. Chúng có vai trò tiếp nhận phân chuyển đến từ đại tràng và kích thích thần kinh chuyển thông tin về nhu cầu đại tiện đến đại não. Từ đó, phân sẽ được đưa ra khỏi cơ thể.
Hậu môn
Là bộ phận cuối cùng của hệ tiêu hóa. Chúng có cấu tạo gồm cơ sàn chậu, cơ thắt hậu môn, có vai trò giữ và tống phân ra ngoài.
Hệ tiêu hóa gồm rất nhiều bộ phận và cấu tạo vô cùng phức tạp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, chúng lại có sự liên quan mật thiết đến nhau, hoạt động nhịp nhàng. Chỉ khi một bộ phận gặp vấn đề thì cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng.
Hệ tiêu hóa gồm nhiều bộ phận nhưng hoạt động rất nhịp nhàng
2. Vai trò, chức năng
Hệ tiêu hóa có những chức năng chính như sau:
Tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể
Chức năng chính ai cũng biết của hệ tiêu hóa chính là tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn qua nhiều công đoạn. Từ đó phân hủy thức ăn thành các chất, hấp thụ chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Chức năng miễn dịch
Hệ tiêu hóa quyết định đến 70% hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng vừa là hệ thống các cơ quan tiếp nhận thức ăn và hấp thu dinh dưỡng vừa là nơi nhiều nguy cơ nhất về yếu tố đưa vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Chức năng thải độc
Đường ruột trong cơ thể có các nhung mao với tác dụng hấp thụ dinh dưỡng có lợi cho cơ thể đồng thời ngăn chặn các vi khuẩn có hại, các chất độc để đào thải ra ngoài.
3. Làm sao để luôn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Không ngẫu nhiên mà dân gian có câu “bệnh từ miệng mà ra”. Hệ tiêu hóa là nơi cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cũng đồng thời là nơi đưa vi khuẩn, các chất có hại cho sức khỏe vào bên trong cơ thể. Vậy nên, để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhất thiết phải duy trì những việc sau:
Lưu ý về chế độ ăn uống
Thức ăn có loại rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng có loại gây hại trực tiếp đến đường tiêu hóa. Do vậy, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì mỗi người nên duy trì những thói quen ăn uống sau:
-
Uống đủ nước, nạp từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày đối với người trưởng thành. Nếu vận động mạnh hoặc trời nắng nóng thì cần nhiều hơn.
-
Ăn nhiều chất xơ, tăng cường các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ dinh dưỡng.
-
Tập thói quen nhai kỹ, ăn chậm để đường ruột dễ tiêu thụ và phân hủy thức ăn, giảm bớt gánh nặng tiêu hóa thức ăn cho dạ dày.
-
Hạn chế ăn khuya, hạn chế hoặc tránh xa rượu, bia, thuốc lá, các loại đồ uống có hại.
Ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe
Lưu ý về chế độ sinh hoạt
Nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và hợp lý. Có thời gian biểu làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress, đây là yếu tố ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của dạ dày.
Luyện tập thể thao thường xuyên
Để hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, khỏe mạnh, cách hỗ trợ tốt nhất là hãy duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Hoạt động thể chất giúp cho hệ tiêu hóa vận động nhịp nhàng hơn, đẩy nhanh quy trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng, từ đó tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể.
Trên đây là một số thông tin cần biết về hệ tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa bao gồm rất nhiều cơ quan và nhiều công đoạn khác nhau. Bất cứ vấn đề nào bất thường ở một cơ quan nào đó trong hệ tiêu hóa đều gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống này và làm suy giảm đến sức khỏe.
Cách tốt nhất để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh là duy trì chế độ khám sức khỏe thường xuyên. Thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi và phát hiện sớm nhất những bất thường trong hệ tiêu hóa và có giải pháp xử trí kịp thời. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín bạn có thể lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viên luôn sẵn sàng giải đáp, tư vấn mọi thông tin về sức khỏe và hỗ trợ đặt lịch khám nhanh nhất cho khách hàng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!