Tin tức
Kháng thể kháng Cardiolipin và những tác hại của nó
- 16/12/2019 | Xét nghiệm cardiolipin xác định nguyên nhân sảy thai nhiều lần ở phụ nữ
- 19/04/2012 | Các kháng thể kháng cardiolipin (anti-cardiolipin antibodies) IgM và IgG
1. Xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin (aCL) là gì?
Xét nghiệm kháng thể kháng cardiolipin (aCL) còn có các tên gọi khác là Anticardiolipin, Cardiolipin antibodies.
Có 3 type kháng thể Cardiolipn là IgG, IgM, IgA. Các kháng thể này được gặp trong hội chứng có kháng thể kháng phospholipid (APS), bệnh lupus ban đỏ hệ thống, một số nhiễm trùng cấp, HIV, một số ung thư và tình trạng phản ứng với một số thuốc (VD: phenytoin, penicillin, procainamid).
Hình 1. Xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin.
Mục đích của xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin là để xác định các trường hợp nghi ngờ có hội chứng kháng thể kháng phospholipid (Antiphospholipid antibodies syndrome).
Hội chứng kháng Phospholipid (ASP) là một bệnh tự miễn xảy ra bởi cơ thể tự sản xuất ra các kháng thể chống lại chính các tế bào lành của mình gây ra tình trạng tăng đông với biểu hiện đặc trưng là sự tái phát nhiều lần của các cục huyết khối trong lòng mạch hoặc gây ra các bệnh lý về thai kỳ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống.
2. Xét nghiệm aCL được chỉ định trong trường hợp nào?
Xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin thường được các bác sĩ chỉ định nhằm mục đích:
-
Để phát hiện hay bilan đánh giá người bệnh bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
-
Để chẩn đoán các bệnh do có cục máu đông lưu hành trong lòng mạch (Anticoagulant circulant).
-
Đánh giá thăm dò ở các phụ nữ bị sảy thai tự nhiên tái phát không rõ nguyên nhân.
Hình 2: Kháng thể kháng Cardiolipin gây nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.
Xét nghiệm được thực hiện trên mẫu bệnh phẩm là máu (định lượng các IgG và IgM được thực hiện theo phương pháp miễn dịch hóa phát quang tự động).
Không nhất thiết yêu cầu phải nhịn ăn trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm.
Ngoài xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin, bác sĩ thường chỉ định thêm các xét nghiệm Anti phospholipid IgG và/hoặc IgM, Anti β2-Glycoprotein IgG và/hoặc IgM, LA để chẩn đoán hội chứng kháng phospholipid.
3. Khoảng tham chiếu lâm sàng
Âm tính |
Nghi ngờ |
Dương tính |
Dương tính mạnh |
|
Kháng thể IgG |
<15 GPL |
15 - 19,9 GPL |
20 - 80 GPL |
>80 GPL |
Kháng thể IgM |
<13 MPL |
13 - 14,9 MPL |
15 - 80 MPL |
>80 MPL |
Kháng thể IgA |
<12 APL |
12 - 19,9 APL |
20 - 80 APL |
>80 APL |
Bảng 1: Nồng độ bình thường của các kháng thể kháng Cardiolipin.
Nồng độ kháng thể kháng Cardiolipin tăng trong các trường hợp:
-
Hội chứng có kháng thể kháng phospholipid.
-
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.
-
Viêm khớp vẩy nến.
-
Viêm khớp dạng thấp.
-
Hội chứng Sjogren.
-
Các bệnh tự miễn như: bệnh lupus ban đỏ hệ thống, tăng huyết áp khi có thai, sẩy thai lặp lại, đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật,...
-
Các kháng thể kháng Cardiolipin type IgG xuất hiện ở những người bị rối loạn thần kinh như thiếu máu não cục bộ, suy giảm tuần hoàn não, xuất huyết não và nhồi máu não.
-
Kháng thể kháng Cardiolipin IgG cũng xuất hiện trong các giai đoạn tiến triển của rối loạn tự miễn.
Hình 3: Hội chứng Lupus ban đỏ hệ thống.
Những người mắc bệnh giang mai hay bị tiền sử giang mai có thể khiến kết quả xuất hiện dương tính giả.
Một số loại thuốc sử dụng trước khi tiến hành xét nghiệm cũng gây ra hiện tượng dương tính giả như: thuốc chống co giật, kháng sinh, hydralazin, thuốc tránh thai dạng uống, phenothiazin, procainamid.
4. Xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin mang lợi những lợi ích gì?
Là một xét nghiệm quan trọng để thăm dò và xác định nguyên nhân huyết khối, giảm số lượng tiểu cầu và hội chứng có kháng thể kháng phospholid.
Xét nghiệm góp vai trò rất quan trọng trong đánh giá ở các phụ nữ bị sảy thai tự nhiên nhiều lần: hội chứng Soulier và Boffa.
Xét nghiệm còn góp phần đánh giá những người bệnh bị lupus ban đỏ hệ thống: Tăng nồng độ kháng thể kháng Cardiolipin thường gặp ở người bệnh bị lupus ban đỏ hệ thống bất kể những người bệnh này có chất chống đông lưu hành type lupus hay không.
Như vậy xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin có vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh tự miễn và xác định tình trạng sẩy thai ở các thai phụ dễ sảy thai tự nhiên.
Hội chứng kháng Phospholipid chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể có tiên lượng tốt nếu như được điều trị sớm bằng thuốc chống đông kết hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ khác như:
-
Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
-
Ăn uống theo chế độ cân bằng, lành mạnh, phù hợp đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các cục máu đông.
-
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ gây đông máu nên cần phải bỏ thuốc.
-
Không sử dụng thuốc tránh thai dạng uống vì nó cũng có khả năng làm tăng nguy cơ đông máu.
-
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với những người có các bệnh lý về tim mạch, mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường.
-
Hạn chế va đập vào cơ thể vì có thể khiến các tình trạng đông máu tại nơi bị va đập nghiêm trọng hơn đối với những người đang sử dụng thuốc chống đông.
-
Phụ nữ đang mang thai cần theo dõi sức khỏe định kỳ và tiến hành những xét nghiệm cần thiết để theo dõi.
Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai dịch vụ xét nghiệm kháng thể kháng Cardiolipin nhằm hỗ trợ tất cả các bệnh nhân trên cả nước.
Hơn thế nữa MEDLATEC đã và đang tiếp nhận bảo lãnh viện phí cho các khách hàng có thẻ bảo hiểm của 32 công ty như: Bảo hiểm Bảo Việt, công ty dịch vụ Nam Á (SAS), công ty Insmart, bảo hiểm nhân thọ FWD, bảo hiểm Xuân Thành, bảo hiểm MSIG,... Hiện tại MEDLATEC triển khai dịch vụ bảo lãnh viện phí tại 2 cơ sở:
- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.
Gọi ngay đến số tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn các dịch vụ một cách nhanh chóng và chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!