Tin tức

Khi nào nên áp dụng bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa?

Ngày 29/07/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Bệnh đau dây thần kinh tọa tuy rằng không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng lại khiến người bệnh phải chịu đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt. Một số phương pháp đang được áp dụng để điều trị căn bệnh này như điều trị nội khoa, phẫu thuật hoặc các bác tập vật lý trị liệu. Vậy khi nào nên áp dụng bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa? Dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết dành cho bạn.

1. Khi nào nên áp dụng bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa?

1.1. Các phương pháp điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa cần được điều trị sớm để giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống và phòng tránh những nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh: 

Bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt

  • Điều trị bằng thuốc

Những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ có thể được điều trị bằng một số loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ. Đây là cách điều trị giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý hãy sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Lạm dụng thuốc giảm đau, tự ý mua một số loại thuốc khác để điều trị khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ sẽ gây ra những tác dụng phụ hoặc hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. 

Kết hợp với các loại thuốc giảm đau là một số bài tập trị liệu để bệnh nhân đẩy nhanh quá trình hồi phục. Mát xa liệu pháp: Đây là phương pháp rất có ích đối với đau thần kinh tọa do nó có thể giúp làm tăng tuần hoàn máu, giãn cơ và kích thích tiết các endorphin.

Thể dục trị liệu: Bao gồm những bài tập kéo giãn cột sống, hay xà đơn treo người nhẹ,... những bài tập này có thể giảm đau và giúp giảm chèn ép khi có trồi đĩa đệm. Bên cạnh đó, bơi là thể dục tốt nhất đối với các bệnh nhân này. Hoặc bạn cũng có thể tập cơ lưng - những bài tập cơ lưng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cột sống, khối cơ, dây chằng và gân. Tuy nhiên, cần lưu ý: không gây xoắn, vặn cột sống, không gấp cột sống quá mức.

Tư thế chim bồ câu hướng về phía trước

Tư thế chim bồ câu hướng về phía trước

Những bài tập trị liệu bao gồm bài tập chủ động và bị động. Trong đó, một số bài vật lý trị liệu chủ động như các tư thế chim bồ câu ngồi, chim bồ câu hướng về phía trước, chim bồ câu nằm ngửa, tư thế đưa đầu gối đến vai đối diện, tư thế kéo giãn cột sống, tư thế đứng duỗi cơ gân khoeo,… Một số bài tập vật lý trị liệu bị động như kéo giãn cột sống trên máy DTS, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, sử dụng đai cố định cột sống. 

Tư thế kéo giãn cột sống khi ngồi

Tư thế kéo giãn cột sống khi ngồi

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng trên quãng đường ngắn để giảm đau dây thần kinh tọa. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn những tư thế tập luyện chuẩn giúp mang lại hiệu quả cao và giảm tối đa nguy cơ tổn thương dây thần kinh. Người bệnh cũng lưu ý nên hạn chế nằm một chỗ.  

  • Một số phương pháp điều trị thay thế

Hiện nay, rất nhiều người đang áp dụng một số liệu pháp thay thế để điều trị bệnh như tập yoga, xoa bóp, châm cứu,… để điều trị bệnh. 

  • Phẫu thuật

Khi những phương pháp điều trị nội khoa, áp dụng bài tập vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả, các bác sĩ có thể tính đến phương pháp phẫu thuật. Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng chính là phẫu thuật lấy nhân đệm, phẫu thuật cắt cung sau đốt sống. 

1.2. Khi nào áp dụng bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa?

Nguyên tắc khi điều trị bệnh đau thần kinh tọa là dựa vào nguyên nhân gây bệnh để điều trị theo nguyên nhân, đồng thời tùy thuộc vào mức độ bệnh để quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh. Khi các phương pháp điều trị bảo tồn bao gồm dùng thuốc điều trị, áp dụng bài tập vật lý trị liệu,… không mang lại kết quả thì mới phải áp dụng điều trị phẫu thuật. Nói cách khác, phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng. 

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất

Trong quá trình điều trị, các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị để nhanh chóng cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân, giúp hiệu quả điều trị đạt tỉ lệ cao nhất. 

Đối với thắc mắc “Khi nào áp dụng bài tập vật lý trị liệu đau thần kinh tọa”, các chuyên gia giải thích như sau: Đây là phương pháp phù hợp với hầu hết các bệnh nhân mắc đau dây thần kinh tọa. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn những bài tập phù hợp với mình nhất và nên duy trì tập luyện trong thời gian dài để mang lại những tác dụng tốt nhất cho cơ thể. 

2. Những phương pháp phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa:

Để phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa, bạn nên chú ý những điều sau: 

Thường xuyên vận động để nâng cao sức đề kháng, giúp xương chắc khỏe hơn, cơ thể dẻo dai hơn. 

Nên áp dụng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và khoa học. Nên ăn nhiều rau củ quả, hạn chế mỡ động vật hay những thực phẩm chế biến sẵn để giảm nguy cơ thừa cân, béo phì khiến cột sống bị tăng áp lực. Hạn chế sử dụng những chất kích thích như uống bia rượu và hút thuốc lá. 

Không nên nằm đệm quá cứng hoặc quá mềm. 

Khi lao động, cần phải chú ý các tư thế, đảm bảo ngồi làm việc đúng tư thế, mang vác đúng tư thế để tránh tình trạng đau cột sống thắt lưng, đau dây thần kinh tọa,…

Nếu đặc thù công việc của bạn thường xuyên phải ngồi quá lâu, thì bạn cần đứng dậy đi lại sau khoảng 1 tiếng làm việc hoặc có thể tập thể dục giữa giờ làm việc để phòng tránh các bệnh về xương khớp, nhất là đau thần kinh tọa. 

Trên đây là những thông tin về phương pháp điều trị đau thần kinh tọa, giải đáp thắc mắc khi nào nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, đồng thời là hướng dẫn cách phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa. Nếu bạn có những câu hỏi cần được giải đáp hoặc gặp phải những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hãy gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.